Ngày 16/3, các thị trường chứng khoán châu Á-Thái Bình Dương đã phục hồi trở lại, sau hai ngày sụt giảm do tác động của thảm họa động đất, sóng thần và khủng hoảng hạt nhân tại Nhật Bản, với chỉ số MSCI của thị trường chứng khoán châu Á-Thái Bình Dương (không tính Nhật Bản) tăng 0,9%.
Dẫn đầu đà phục hồi là thị trường chứng khoán Nhật Bản, khi chỉ số Nikkei 225 tăng 488,57 điểm (5,68%) lên 9.093,72 điểm. Trong hai ngày trước đó, chỉ số này đã giảm tới 16%. Giới giao dịch cho rằng sự phục hồi của thị trường chứng khoán Nhật Bản được xem là kết quả của các biện pháp hỗ trợ tài chính mà Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) đã tích cực thực hiện trong những ngày qua.
Cùng ngày, BoJ đã lần thứ ba "bơm" tiền vào hệ thống tài chính với số tiền lên tới 3.500 tỷ yen (hơn 43 tỷ USD), nhằm trấn tĩnh các nhà đầu tư vốn lo ngại về mức độ ảnh hưởng tiêu cực của thảm họa động đất, sóng thần ngày 11/3 gây ra. Thêm một dấu hiệu khả quan khác tác động đến thị trường chứng khoán Nhật Bản là đồng yen đã bắt đầu giảm giá so với đồng USD.
Trước đó, trong phiên giao dịch tối 15/3 tại New York, đồng yen đã tăng lên mức 80 yen/USD do các nhà đầu tư dự đoán nhu cầu đồng yen sẽ tăng mạnh vì các công ty Nhật Bản, đặc biệt là các công ty bảo hiểm sẽ có nhu cầu chuyển tiền bằng đồng yen về nước.
Trong khi đó, Fujio Ando, Giám đốc điều hành của Chibagin Asset Management cho rằng sự phục hồi của thị trường chứng khoán Nhật Bản là nhờ hoạt động tích cực mua vào của các nhà đầu tư trong và ngoài nước, sau khi nhận ra rằng họ đã quá "hoảng hốt" trong phiên hôm trước.
Theo quan chức này, nếu có bất cứ thông tin gì cho thấy cuộc khủng hoảng hạt nhân tại Nhật Bản có dấu hiệu cải thiện các nhà đầu tư sẽ tiếp tục mua vào. Một số nhà phân tích nhận định hiện nay các thông tin về Nhật Bản là yếu tố tác động chính đến các thị trường tài chính.
Tại Trung Quốc, chỉ số Shanghai Composite của thị trường chứng khoán Thượng Hải (bao gồm cả cổ phiếu loại A và B) tăng 34,54 (1,19%) lên 2.930,80 điểm. Trong khi đó, chỉ số Hang Seng của thị trường chứng khoán Hong Kong tăng 22,63 điểm (0,10%) và đóng cửa ở mức 22.700,88 điểm.
Tại Australia, chỉ số S&P/ASX200 của thị trường chứng khoán Sydney cũng phục hồi trở lại khi tăng 29,5 điểm (0,65%) lên 4.558,2 điểm, nhờ đà tăng mạnh của chứng khoán tại Tokyo và hoạt động "săn lùng" mua vào của các nhà đầu tư; trong đó, cổ phiếu của các công ty cung cấp urani tăng giá mạnh nhất, sau khi đã đi xuống hai phiên trước đó, do cuộc khủng hoảng hạt nhân tại Nhật Bản.
Cùng đà tăng điểm, chỉ số Kospi của thị trường chứng khoán Hàn Quốc tăng 1,8% lên 1.957,97 điểm./.
Dẫn đầu đà phục hồi là thị trường chứng khoán Nhật Bản, khi chỉ số Nikkei 225 tăng 488,57 điểm (5,68%) lên 9.093,72 điểm. Trong hai ngày trước đó, chỉ số này đã giảm tới 16%. Giới giao dịch cho rằng sự phục hồi của thị trường chứng khoán Nhật Bản được xem là kết quả của các biện pháp hỗ trợ tài chính mà Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) đã tích cực thực hiện trong những ngày qua.
Cùng ngày, BoJ đã lần thứ ba "bơm" tiền vào hệ thống tài chính với số tiền lên tới 3.500 tỷ yen (hơn 43 tỷ USD), nhằm trấn tĩnh các nhà đầu tư vốn lo ngại về mức độ ảnh hưởng tiêu cực của thảm họa động đất, sóng thần ngày 11/3 gây ra. Thêm một dấu hiệu khả quan khác tác động đến thị trường chứng khoán Nhật Bản là đồng yen đã bắt đầu giảm giá so với đồng USD.
Trước đó, trong phiên giao dịch tối 15/3 tại New York, đồng yen đã tăng lên mức 80 yen/USD do các nhà đầu tư dự đoán nhu cầu đồng yen sẽ tăng mạnh vì các công ty Nhật Bản, đặc biệt là các công ty bảo hiểm sẽ có nhu cầu chuyển tiền bằng đồng yen về nước.
Trong khi đó, Fujio Ando, Giám đốc điều hành của Chibagin Asset Management cho rằng sự phục hồi của thị trường chứng khoán Nhật Bản là nhờ hoạt động tích cực mua vào của các nhà đầu tư trong và ngoài nước, sau khi nhận ra rằng họ đã quá "hoảng hốt" trong phiên hôm trước.
Theo quan chức này, nếu có bất cứ thông tin gì cho thấy cuộc khủng hoảng hạt nhân tại Nhật Bản có dấu hiệu cải thiện các nhà đầu tư sẽ tiếp tục mua vào. Một số nhà phân tích nhận định hiện nay các thông tin về Nhật Bản là yếu tố tác động chính đến các thị trường tài chính.
Tại Trung Quốc, chỉ số Shanghai Composite của thị trường chứng khoán Thượng Hải (bao gồm cả cổ phiếu loại A và B) tăng 34,54 (1,19%) lên 2.930,80 điểm. Trong khi đó, chỉ số Hang Seng của thị trường chứng khoán Hong Kong tăng 22,63 điểm (0,10%) và đóng cửa ở mức 22.700,88 điểm.
Tại Australia, chỉ số S&P/ASX200 của thị trường chứng khoán Sydney cũng phục hồi trở lại khi tăng 29,5 điểm (0,65%) lên 4.558,2 điểm, nhờ đà tăng mạnh của chứng khoán tại Tokyo và hoạt động "săn lùng" mua vào của các nhà đầu tư; trong đó, cổ phiếu của các công ty cung cấp urani tăng giá mạnh nhất, sau khi đã đi xuống hai phiên trước đó, do cuộc khủng hoảng hạt nhân tại Nhật Bản.
Cùng đà tăng điểm, chỉ số Kospi của thị trường chứng khoán Hàn Quốc tăng 1,8% lên 1.957,97 điểm./.
Trà My (TTXVN/Vietnam+)