Một báo cáo của Liên hợp quốc công bố ngày 4/6 cho biết khu vực sản xuất công nghiệp toàn cầu đã ngưng đà suy giảm, tuy nhiên triển vọng phục hồi vẫn còn mong manh do tình trạng giảm phát kéo dài ở châu Âu.
Báo cáo của Tổ chức phát triển công nghiệp Liên hợp quóc (UNIDO) cho biết sản lượng công nghiệp thế giới đã tăng 1,7% quý 1/2013, từ mức 1,3% của quý 4/2012.
Báo cáo nhận định sự phục hồi của các nền kinh tế phát triển đang bị đe dọa bởi sự suy thoái kéo dài ở châu Âu do các biện pháp thắt chặt tài khóa gây ra.
Tỷ lệ thất nghiệp ở các nước phát triển, nhất là châu Âu và Mỹ sẽ tiếp tục giữ ở mức cao trong tương lai gần.
Bức tranh khu vực công nghiệp châu Âu hiện khá ảm đạm với sản lượng công nghiệp của Pháp giảm 4,2%, Đức giảm 1,7%, Italy giảm 4,5% và Anh giảm 2,1%.
Tăng trưởng âm cũng thể hiện ở nền kinh tế Nhật Bản trong quý 1 nhưng đang có những dấu hiệu phục hồi tích cực nhờ chính sách kích thích tiền tệ của Thủ tướng Shinzo Abe.
Việc đồng yen giảm giá so với các đồng tiền khác đã tạo điều kiện để hàng hóa Nhật Bản tăng xuất khẩu ra bên ngoài.
Theo báo cáo của UNIDO, tăng trưởng công nghiệp toàn cầu đang dựa chủ yếu vào hai nền kinh tế Mỹ và Trung Quốc, công xưởng của thế giới.
Sản lượng công nghiệp Mỹ đã tăng liên tiếp trong suốt năm 2012 và quý 1/2013, đặc biệt máy móc, trang thiết bị, đồ điện tử và ôtô.
Trong khi đó, sản lượng công nghiệp Trung Quốc đã tăng 9,7%, giảm nhẹ so với mức tăng 10% của quý 4/2012./.
Báo cáo của Tổ chức phát triển công nghiệp Liên hợp quóc (UNIDO) cho biết sản lượng công nghiệp thế giới đã tăng 1,7% quý 1/2013, từ mức 1,3% của quý 4/2012.
Báo cáo nhận định sự phục hồi của các nền kinh tế phát triển đang bị đe dọa bởi sự suy thoái kéo dài ở châu Âu do các biện pháp thắt chặt tài khóa gây ra.
Tỷ lệ thất nghiệp ở các nước phát triển, nhất là châu Âu và Mỹ sẽ tiếp tục giữ ở mức cao trong tương lai gần.
Bức tranh khu vực công nghiệp châu Âu hiện khá ảm đạm với sản lượng công nghiệp của Pháp giảm 4,2%, Đức giảm 1,7%, Italy giảm 4,5% và Anh giảm 2,1%.
Tăng trưởng âm cũng thể hiện ở nền kinh tế Nhật Bản trong quý 1 nhưng đang có những dấu hiệu phục hồi tích cực nhờ chính sách kích thích tiền tệ của Thủ tướng Shinzo Abe.
Việc đồng yen giảm giá so với các đồng tiền khác đã tạo điều kiện để hàng hóa Nhật Bản tăng xuất khẩu ra bên ngoài.
Theo báo cáo của UNIDO, tăng trưởng công nghiệp toàn cầu đang dựa chủ yếu vào hai nền kinh tế Mỹ và Trung Quốc, công xưởng của thế giới.
Sản lượng công nghiệp Mỹ đã tăng liên tiếp trong suốt năm 2012 và quý 1/2013, đặc biệt máy móc, trang thiết bị, đồ điện tử và ôtô.
Trong khi đó, sản lượng công nghiệp Trung Quốc đã tăng 9,7%, giảm nhẹ so với mức tăng 10% của quý 4/2012./.
(TTXVN)