Ngày 7/12, Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đã công bố một nghiên cứu chung về Sáng kiến giảm nợ đa phương (MDRI) dành cho các nước nghèo có nợ cao (HIPC), trong đó khẳng định cho đến nay Sáng kiến này đã thành công.
Nghiên cứu của WB và IMF nêu bật những tiến triển quan trọng của MDRI trong quá trình giảm nợ cho các nước nghèo nhất thuộc HIPC. 36/40 nước HIPC đã được quyết định giảm nợ và 32/36 nước này đã được xóa nợ hoàn toàn.
Gánh nặng nợ nần quá lớn của khối các nước HIPC đã giảm nhanh và các nước này cũng đã được cung cấp nhiều nguồn lực hơn để chống đói nghèo. Số nợ được giảm cho 36 nước HIPC tương đương với 35% Tổng sản phẩm nội địa (GDP) năm 2010 của các nước này.
Cùng với giảm nợ theo cơ chế truyền thống MDRI và giảm nợ bổ sung của các chủ nợ thuộc Câu lạc bộ Paris, tổng số nợ các nước HIPC được giảm tương đương 90% tổng nợ trước khi được quyết định giảm nợ. Từ năm 2001 đến 2010, nguồn hỗ trợ giảm đói nghèo cho các nước HIPC đã tăng tương đương hơn 3% GDP của các nước này, trong khi nguồn tài chính thanh toán lãi nợ cũng giảm.
Tổng nguồn tài chính được các chủ nợ giảm nợ cho các nước HIPC tính đến cuối năm 2010 đạt 76 tỷ USD, trong đó phần của bốn chủ nợ là thể chế đa phương chiếm 33,8 tỷ USD tính theo giá trị hối đoái đồng USD năm 2010.
Tuy nhiên, nghiên cứu chung của WB và IMF nhấn mạnh nhiều nước HIPC vẫn chưa vượt qua được nhiều thách thức truyền thống. Tiến triển trong thực hiện các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ không đồng đều, trong đó chỉ 1/4 số nước HIPC được xóa hoàn toàn nợ có thể đáp ứng được mục tiêu giảm đói nghèo vào năm 2015. WB và IMF đề nghị cải tổ các quy chế MDRI, trong đó sửa đổi các tiêu chuẩn được hưởng giảm nợ theo thu nhập và mức nợ thời điểm cuối năm 2010.
Theo sửa đổi này, nhiều nước như Eritrea, Somalia, Sudan sẽ được hưởng giảm nợ trong khi các nước như Lào, Bhutan, Kyrgyzstan không còn thuộc diện được giảm nợ, phản ánh hiện trạng nợ đã được cải thiện của các nước này.
MDRI được WB và IMF khởi động năm 1996 trong nỗ lực toàn diện hỗ trợ các nước nghèo nhất thế giới có mức nợ cao. Quỹ phát triển châu Phi (ADF) cũng tham gia sáng kiến này. MDRI được tăng cường vào mùa Thu năm 1999, theo đó các nước HIPC sẽ được giảm nợ nhanh hơn, lớn hơn và diện rộng hơn.
Năm 2007, Ngân hàng phát triển liên Mỹ (IADB) tham gia MDRI. Bốn thể chế tài chính đa phương trong đó có IMF và WB sẽ giảm 100% nợ cho các nước đáp ứng các tiêu chuẩn giảm nợ tăng cường của MDRI năm 1999./.
Nghiên cứu của WB và IMF nêu bật những tiến triển quan trọng của MDRI trong quá trình giảm nợ cho các nước nghèo nhất thuộc HIPC. 36/40 nước HIPC đã được quyết định giảm nợ và 32/36 nước này đã được xóa nợ hoàn toàn.
Gánh nặng nợ nần quá lớn của khối các nước HIPC đã giảm nhanh và các nước này cũng đã được cung cấp nhiều nguồn lực hơn để chống đói nghèo. Số nợ được giảm cho 36 nước HIPC tương đương với 35% Tổng sản phẩm nội địa (GDP) năm 2010 của các nước này.
Cùng với giảm nợ theo cơ chế truyền thống MDRI và giảm nợ bổ sung của các chủ nợ thuộc Câu lạc bộ Paris, tổng số nợ các nước HIPC được giảm tương đương 90% tổng nợ trước khi được quyết định giảm nợ. Từ năm 2001 đến 2010, nguồn hỗ trợ giảm đói nghèo cho các nước HIPC đã tăng tương đương hơn 3% GDP của các nước này, trong khi nguồn tài chính thanh toán lãi nợ cũng giảm.
Tổng nguồn tài chính được các chủ nợ giảm nợ cho các nước HIPC tính đến cuối năm 2010 đạt 76 tỷ USD, trong đó phần của bốn chủ nợ là thể chế đa phương chiếm 33,8 tỷ USD tính theo giá trị hối đoái đồng USD năm 2010.
Tuy nhiên, nghiên cứu chung của WB và IMF nhấn mạnh nhiều nước HIPC vẫn chưa vượt qua được nhiều thách thức truyền thống. Tiến triển trong thực hiện các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ không đồng đều, trong đó chỉ 1/4 số nước HIPC được xóa hoàn toàn nợ có thể đáp ứng được mục tiêu giảm đói nghèo vào năm 2015. WB và IMF đề nghị cải tổ các quy chế MDRI, trong đó sửa đổi các tiêu chuẩn được hưởng giảm nợ theo thu nhập và mức nợ thời điểm cuối năm 2010.
Theo sửa đổi này, nhiều nước như Eritrea, Somalia, Sudan sẽ được hưởng giảm nợ trong khi các nước như Lào, Bhutan, Kyrgyzstan không còn thuộc diện được giảm nợ, phản ánh hiện trạng nợ đã được cải thiện của các nước này.
MDRI được WB và IMF khởi động năm 1996 trong nỗ lực toàn diện hỗ trợ các nước nghèo nhất thế giới có mức nợ cao. Quỹ phát triển châu Phi (ADF) cũng tham gia sáng kiến này. MDRI được tăng cường vào mùa Thu năm 1999, theo đó các nước HIPC sẽ được giảm nợ nhanh hơn, lớn hơn và diện rộng hơn.
Năm 2007, Ngân hàng phát triển liên Mỹ (IADB) tham gia MDRI. Bốn thể chế tài chính đa phương trong đó có IMF và WB sẽ giảm 100% nợ cho các nước đáp ứng các tiêu chuẩn giảm nợ tăng cường của MDRI năm 1999./.
(TTXVN/Vietnam+)