Ngày 13/10, một nguồn tin ngoại giao Liên minh châu Âu (EU) cho biết các cuộc đàm phán về tái thống nhất đảo Cyprus sắp được khôi phục sau khi các bên liên quan nhất trí giải quyết vấn đề vốn cản trở nỗ lực của Thổ Nhĩ Kỳ gia nhập EU trong suốt thời gian qua.
Thông tin trên được đưa ra trong bối cảnh trước đó ngày 11/10, phát biểu sau cuộc gặp với Thủ tướng Hy Lạp Antonis Samaras ở Athens, Tổng thống Cộng hòa Cyprus Nicos Anastasiades tuyên bố Cyprus và Hy Lạp nhất trí sẽ tiến hành các cuộc đàm phán mới với cộng đồng người Cyprus gốc Thổ Nhĩ Kỳ, đồng thời nhấn mạnh hai bên đã sẵn sàng "tiếp thêm xung lượng mới" cho các cuộc đàm phán sắp tới.
Thổ Nhĩ Kỳ ngay lập tức lên tiếng ủng hộ, đồng thời bày tỏ hy vọng các cuộc đàm phán được khôi phục "càng sớm càng tốt" để giải quyết vấn đề vốn kéo dài trong suốt 50 qua nhằm đưa phía Đông Địa Trung Hải trở thành khu vực hòa bình, hợp tác và thịnh vượng.
Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu các cuộc đàm phán trở thành thành viên EU vào năm 2005, song cho đến nay vẫn chưa đạt được mục tiêu đề ra phần lớn do lập trường cứng rắn của Ankara về vấn đề đảo Cyprus và sự phản đối quyết liệt của một số quốc gia thành viên EU.
Năm 2006, Brussels quyết định ngừng đàm phán với Thổ Nhĩ Kỳ sau khi Ankara không cho phép tàu thuyền của Cyprus, quốc gia thành viên EU, được cập cảng nước này.
Nguồn tin ngoại giao châu Âu nhấn mạnh rằng "đảo Cyprus hiện vẫn là trở ngại chính trên con đường gia nhập EU của Thổ Nhĩ Kỳ," đồng thời bày tỏ hy vọng các cuộc đàm phán về vấn đề có thể được khôi phục ngay vào cuối tháng 10 năm nay.
Đảo Cyprus bị chia cắt từ năm 1974, sau khi Thổ Nhĩ Kỳ đưa quân chiếm đóng 1/3 lãnh thổ phía Bắc hòn đảo này và lập nên "Cộng hòa miền Bắc đảo Cyprus" nhưng không được quốc tế công nhận.
Liên hợp quốc đã đưa ra kế hoạch hòa bình nhằm tái thống nhất đảo Cyprus, nhưng đã bị người Cyprus gốc Hy Lạp bác bỏ trong một cuộc trưng cầu dân ý năm 2004./.
Thông tin trên được đưa ra trong bối cảnh trước đó ngày 11/10, phát biểu sau cuộc gặp với Thủ tướng Hy Lạp Antonis Samaras ở Athens, Tổng thống Cộng hòa Cyprus Nicos Anastasiades tuyên bố Cyprus và Hy Lạp nhất trí sẽ tiến hành các cuộc đàm phán mới với cộng đồng người Cyprus gốc Thổ Nhĩ Kỳ, đồng thời nhấn mạnh hai bên đã sẵn sàng "tiếp thêm xung lượng mới" cho các cuộc đàm phán sắp tới.
Thổ Nhĩ Kỳ ngay lập tức lên tiếng ủng hộ, đồng thời bày tỏ hy vọng các cuộc đàm phán được khôi phục "càng sớm càng tốt" để giải quyết vấn đề vốn kéo dài trong suốt 50 qua nhằm đưa phía Đông Địa Trung Hải trở thành khu vực hòa bình, hợp tác và thịnh vượng.
Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu các cuộc đàm phán trở thành thành viên EU vào năm 2005, song cho đến nay vẫn chưa đạt được mục tiêu đề ra phần lớn do lập trường cứng rắn của Ankara về vấn đề đảo Cyprus và sự phản đối quyết liệt của một số quốc gia thành viên EU.
Năm 2006, Brussels quyết định ngừng đàm phán với Thổ Nhĩ Kỳ sau khi Ankara không cho phép tàu thuyền của Cyprus, quốc gia thành viên EU, được cập cảng nước này.
Nguồn tin ngoại giao châu Âu nhấn mạnh rằng "đảo Cyprus hiện vẫn là trở ngại chính trên con đường gia nhập EU của Thổ Nhĩ Kỳ," đồng thời bày tỏ hy vọng các cuộc đàm phán về vấn đề có thể được khôi phục ngay vào cuối tháng 10 năm nay.
Đảo Cyprus bị chia cắt từ năm 1974, sau khi Thổ Nhĩ Kỳ đưa quân chiếm đóng 1/3 lãnh thổ phía Bắc hòn đảo này và lập nên "Cộng hòa miền Bắc đảo Cyprus" nhưng không được quốc tế công nhận.
Liên hợp quốc đã đưa ra kế hoạch hòa bình nhằm tái thống nhất đảo Cyprus, nhưng đã bị người Cyprus gốc Hy Lạp bác bỏ trong một cuộc trưng cầu dân ý năm 2004./.
(TTXVN)