Hiện nay, tại bờ sông Hồng, xã Đông Quang, huyện Ba Vì, Hà Nội có nhiều điểm sạt lở nghiêm trọng. Đoạn thứ nhất, từ K23+650 đến K23+800; đoạn thứ hai từ K24+100 đến K24+250; đoạn thứ ba từ K24+650 đến K24+860 bị sạt lở rất nguy hiểm.
Những điểm này chưa kè đá hộ chân đã xuất hiện nhiều vết nứt, sụt lún nghiêm trọng nằm dọc theo bờ sông Hồng, vết nứt gần nhất cách công trình phụ nhà dân 5m.
Để đảm bảo an toàn về người và tài sản, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội đã chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn kiểm tra, đánh giá nguyên nhân và mức độ sạt lở ở bờ sông Hồng đoạn qua xã Đông Quang; đồng thời đưa ra giải pháp xử lý, khắc phục tình trạng sạt lở nói trên.
Hà Nội cũng đã ra thông báo cảnh báo nguy hiểm, ngăn cấm người, phương tiện qua lại khu vực sạt lở, tuyệt đối không để xảy ra thiệt hại về người. Trước đó, Ủy ban Nhân dân huyện Ba Vì có công văn báo cáo tình hình sạt lở nghiêm trọng bờ sông Hồng trên địa bàn xã Đông Quang.
Song song với việc phòng chống sạt lở, bảo vệ bờ sông, bờ đê, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội tích cực cải tạo, nâng cấp kênh tiêu T1-2 và đoạn cuối kênh tiêu T1, huyện Đan Phượng nhằm khơi thông dòng chảy, tránh ngập úng, chống ô nhiễm đảm bảo vệ sinh môi trường cũng như phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp.
Tuyến kênh T1-2 là trục tiêu chính cho 1.300ha đất canh tác của các xã Hạ Mỗ, Hồng Hà, Liên Hà, Liên Trung, Liên Hà, Tân Hội, Tân Lập, huyện Đan Phượng và một phần diện tích thuộc thị trấn Trôi, xã Đức Giang, huyện Hoài Đức.
Do nhiều đoạn lòng kênh này nhỏ hẹp và nông, một số đoạn đi qua khu dân cư, kênh bị lấn chiếm thu hẹp dòng chảy, nên khi có mưa khoảng 100mm trở lên gây ngập úng cho khoảng 300-700ha lúa, hoa mầu và một số vùng trũng các khu dân cư làm thiệt hại cho sản xuất, ảnh hưởng đến đời sống dân sinh.
Đoạn đầu kênh T1-2 thuộc xã Hạ Mỗ do nhiều đoạn lòng kênh nhỏ hẹp lại bị ngăn chặn trái phép để nuôi trồng thủy sản, nên kênh không có dòng chảy, tạo thành các ao tù gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến dân cư hai bên bờ kênh và cảnh quan các khu di tích trong khu vực. Do vậy, việc đầu tư nâng cấp, nạo vét tuyến kênh T1-2 và đoạn kênh cuối T1 thuộc huyện Đan Phượng là rất cấp bách, cần thiết./.
Những điểm này chưa kè đá hộ chân đã xuất hiện nhiều vết nứt, sụt lún nghiêm trọng nằm dọc theo bờ sông Hồng, vết nứt gần nhất cách công trình phụ nhà dân 5m.
Để đảm bảo an toàn về người và tài sản, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội đã chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn kiểm tra, đánh giá nguyên nhân và mức độ sạt lở ở bờ sông Hồng đoạn qua xã Đông Quang; đồng thời đưa ra giải pháp xử lý, khắc phục tình trạng sạt lở nói trên.
Hà Nội cũng đã ra thông báo cảnh báo nguy hiểm, ngăn cấm người, phương tiện qua lại khu vực sạt lở, tuyệt đối không để xảy ra thiệt hại về người. Trước đó, Ủy ban Nhân dân huyện Ba Vì có công văn báo cáo tình hình sạt lở nghiêm trọng bờ sông Hồng trên địa bàn xã Đông Quang.
Song song với việc phòng chống sạt lở, bảo vệ bờ sông, bờ đê, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội tích cực cải tạo, nâng cấp kênh tiêu T1-2 và đoạn cuối kênh tiêu T1, huyện Đan Phượng nhằm khơi thông dòng chảy, tránh ngập úng, chống ô nhiễm đảm bảo vệ sinh môi trường cũng như phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp.
Tuyến kênh T1-2 là trục tiêu chính cho 1.300ha đất canh tác của các xã Hạ Mỗ, Hồng Hà, Liên Hà, Liên Trung, Liên Hà, Tân Hội, Tân Lập, huyện Đan Phượng và một phần diện tích thuộc thị trấn Trôi, xã Đức Giang, huyện Hoài Đức.
Do nhiều đoạn lòng kênh này nhỏ hẹp và nông, một số đoạn đi qua khu dân cư, kênh bị lấn chiếm thu hẹp dòng chảy, nên khi có mưa khoảng 100mm trở lên gây ngập úng cho khoảng 300-700ha lúa, hoa mầu và một số vùng trũng các khu dân cư làm thiệt hại cho sản xuất, ảnh hưởng đến đời sống dân sinh.
Đoạn đầu kênh T1-2 thuộc xã Hạ Mỗ do nhiều đoạn lòng kênh nhỏ hẹp lại bị ngăn chặn trái phép để nuôi trồng thủy sản, nên kênh không có dòng chảy, tạo thành các ao tù gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến dân cư hai bên bờ kênh và cảnh quan các khu di tích trong khu vực. Do vậy, việc đầu tư nâng cấp, nạo vét tuyến kênh T1-2 và đoạn kênh cuối T1 thuộc huyện Đan Phượng là rất cấp bách, cần thiết./.
Phương Anh (TTXVN)