Thị trường điện thoại trong năm 2010 đã chứng kiến sự vùng lên của dòng sản phẩm điện thoại thương hiệu Việt như Q-Mobile, F-Mobile khiến các “ông lớn” như Nokia, Samsung có phần dè nể.
Theo các chuyên gia, cuộc cạnh tranh này sẽ còn khốc liệt hơn nữa, nhất là ở phân khúc thị trường điện thoại giá rẻ. Và, điện thoại thương hiệu Việt hoàn toàn có thể lên ngôi.
Từng bước khẳng định
Mới đây, tại buổi công bố 10 sự kiện công nghệ thông tin do Câu lạc bộ nhà báo ICT bình chọn, nhiều chuyên gia và nhà báo uy tín theo dõi lĩnh vực công nghệ cho rằng, năm 2011 sẽ chứng kiến việc phát triển điện thoại di động thương hiệu Việt phân khúc giá rẻ. Điều này lại được củng cố khi ngày 5/1/2011, Tập đoàn HiPT đã chính thức “đánh trống ghi tên” vào thị trường điện thoại Việt Nam khi tung ra một lúc 4 sản phẩm điện thoại thương hiệu Việt.
Cũng tại buổi ra mắt này, ông Nguyễn Trọng Hiệp, Giám đốc Marketing của HiPT-Mobile công bố con số thống kê của tập đoàn nghiên cứu thị trường GFK cho thấy, có đến trên 80% số điện thoại được mua tại Việt Nam nằm ở phân khúc dưới 2 triệu đồng. Đây cũng là một trong những lý do mà HiPT đã quyết định phát triển dòng sản phẩm điện thoại giá rẻ này.
Trong năm 2010, người mê công nghệ Việt Nam cũng đã chứng kiến sự “đổ bộ” của điện thoại thương hiệu Việt, tập trung chính vào phân khúc giá rẻ. Nếu như ở thời điểm một vài năm trước, nhắc đến điện thoại di động người ta thường nhớ tới Nokia, Motorola, Sam Sung hay Sony Ericsson... thì bây giờ, cái tên Q-Mobile, F-Mobile đã được người tiêu dùng chú ý.
Ở dòng điện thoại thông minh F-99, FPT đã “bứt phá” khi cài đặt sẵn các ứng dụng của FPT thiết kế (chat, đọc báo, lướt web, game, nhạc chuông), có Wi-Fi, hỗ trợ online 2 sim, bàn phím Qwerty... Đặc biệt, giá thành của sản phẩm này chưa đến 2 triệu đồng.
Phía Công ty An Bình (ABTel), đơn vị sở hữu thương hiệu Q-Mobile cũng đã trình làng dòng điện thoại kết nối Wifi giá rẻ. Tiêu biểu trong đó có lẽ phải kể đến Q-mobile M55, M56 với giá khoảng 1,7 triệu đồng. Mới đây, đơn vị này cũng đã trình làng Q-Mobile QUY có kết nối Wifi, 3G với giá trên 2 triệu đồng.
Trao đổi với phóng viên Vietnam+, ông Nguyễn Quang Minh, Giám đốc ABTel cho hay, hiện Q-Mobile đã chiếm lĩnh 20% thị trường Việt Nam. Năm 2011, ABTel sẽ tiếp tục khẳng định chỗ đứng vững chắc số 1 của mình trên thị trường nội địa. Ngoài ra, ABTel cũng đã khảo sát một số quốc gia và sẽ từng bước “xâm lấn” thị trường nước ngoài.
Không “sợ” hàng ngoại
Cũng tại lễ công bố 10 sự kiện công nghệ của Câu lạc bộ nhà báo ICT, ông Nguyễn Thành Nam, Tổng giám đốc FPT cho hay tiêu biểu cho dòng điện thoại smartphone là iPhone, nhưng ở Việt Nam mới chỉ có khoảng 15.000 máy, trong khi có đến trên 80 triệu dân. Lý do là nó còn quá đắt so với người Việt.
“Chúng tôi đặt mục tiêu làm sao để ông xe ôm đầu ngõ cũng có thể sử dụng được điện thoại FPT”, ông Nam nhấn mạnh.
Tổng giám đốc của FPT cũng phân tích, iPhone “thắng” được là nhờ ứng dụng trên Apple Store, còn Nokia thì có Ovi Store song rất... thường. Đây là một lỗ hổng mà FPT đã thấy và có thể làm được.
“Chúng tôi rất ngưỡng mộ Q-Mobile, doanh nghiệp nhỏ mà làm rất tốt. Tại sao các doanh nghiệp lớn lại chậm hơn các doanh nghiệp nhỏ, là bởi vì họ dám làm, quyết nhanh nên dù Q-Mobile chưa thắng được Nokia nhưng cũng đã làm cho Nokia, Samsung phải sợ,” ông Nam nói.
Ông Đỗ Giang Vinh, Giám đốc HiPT-Mobile thì cho rằng, năm 2011 thị trường sẽ cạnh tranh rất khốc liệt. Trước đây, điện thoại thương hiệu Việt không có nhiều tên tuổi, nhưng 2 năm gần đây phát triển rất mạnh.
“Sự cạnh tranh bây giờ không còn chỉ giữa các điện thoại Việt với nhau mà còn cạnh tranh với các hãng có tên tuổi trên thế giới như Nokia, Samsung... Dần dần, sẽ không còn ranh giới giữa điện thoại thương hiệu Việt và điện thoại thương hiệu của các nước nữa. Điện thoại thương hiệu Việt sẽ dần chiếm thị trường lớn, vươn lên những vị trí cao,” ông Vinh nhận định.
Cũng theo ông Vinh, năm 2011, dòng điện thoại smartphone 3G sẽ phát triển mạnh, chiếm 20-30% tổng thị phần. Phía HiPT cũng sẽ cho ra đời dòng điện thoại 3G giá rẻ vào quý I để khẳng định vị trí của mình. HiPT sẽ kết nối với nhà cung cấp dịch vụ nội dung, cài đặt ngay trên điện thoại để khách hàng có thể sử dụng luôn chứ không cần cài đặt như một số dòng điện thoại phổ biến hiện nay.
Đồng tình, ông Nguyễn Quang Minh cho biết phân khúc thị trường smartphone cũng là cái đích trong năm 2011 của ABTel. Ông Minh cũng nhận định, câu chuyện các thương hiệu điện thoại quốc tế sẽ bị mất từ 20-40% thị phần ở thị trường Việt Nam vào tay điện thoại thương hiệu Việt hoàn toàn có thể xảy ra./.
Theo các chuyên gia, cuộc cạnh tranh này sẽ còn khốc liệt hơn nữa, nhất là ở phân khúc thị trường điện thoại giá rẻ. Và, điện thoại thương hiệu Việt hoàn toàn có thể lên ngôi.
Từng bước khẳng định
Mới đây, tại buổi công bố 10 sự kiện công nghệ thông tin do Câu lạc bộ nhà báo ICT bình chọn, nhiều chuyên gia và nhà báo uy tín theo dõi lĩnh vực công nghệ cho rằng, năm 2011 sẽ chứng kiến việc phát triển điện thoại di động thương hiệu Việt phân khúc giá rẻ. Điều này lại được củng cố khi ngày 5/1/2011, Tập đoàn HiPT đã chính thức “đánh trống ghi tên” vào thị trường điện thoại Việt Nam khi tung ra một lúc 4 sản phẩm điện thoại thương hiệu Việt.
Cũng tại buổi ra mắt này, ông Nguyễn Trọng Hiệp, Giám đốc Marketing của HiPT-Mobile công bố con số thống kê của tập đoàn nghiên cứu thị trường GFK cho thấy, có đến trên 80% số điện thoại được mua tại Việt Nam nằm ở phân khúc dưới 2 triệu đồng. Đây cũng là một trong những lý do mà HiPT đã quyết định phát triển dòng sản phẩm điện thoại giá rẻ này.
Trong năm 2010, người mê công nghệ Việt Nam cũng đã chứng kiến sự “đổ bộ” của điện thoại thương hiệu Việt, tập trung chính vào phân khúc giá rẻ. Nếu như ở thời điểm một vài năm trước, nhắc đến điện thoại di động người ta thường nhớ tới Nokia, Motorola, Sam Sung hay Sony Ericsson... thì bây giờ, cái tên Q-Mobile, F-Mobile đã được người tiêu dùng chú ý.
Ở dòng điện thoại thông minh F-99, FPT đã “bứt phá” khi cài đặt sẵn các ứng dụng của FPT thiết kế (chat, đọc báo, lướt web, game, nhạc chuông), có Wi-Fi, hỗ trợ online 2 sim, bàn phím Qwerty... Đặc biệt, giá thành của sản phẩm này chưa đến 2 triệu đồng.
Phía Công ty An Bình (ABTel), đơn vị sở hữu thương hiệu Q-Mobile cũng đã trình làng dòng điện thoại kết nối Wifi giá rẻ. Tiêu biểu trong đó có lẽ phải kể đến Q-mobile M55, M56 với giá khoảng 1,7 triệu đồng. Mới đây, đơn vị này cũng đã trình làng Q-Mobile QUY có kết nối Wifi, 3G với giá trên 2 triệu đồng.
Trao đổi với phóng viên Vietnam+, ông Nguyễn Quang Minh, Giám đốc ABTel cho hay, hiện Q-Mobile đã chiếm lĩnh 20% thị trường Việt Nam. Năm 2011, ABTel sẽ tiếp tục khẳng định chỗ đứng vững chắc số 1 của mình trên thị trường nội địa. Ngoài ra, ABTel cũng đã khảo sát một số quốc gia và sẽ từng bước “xâm lấn” thị trường nước ngoài.
Không “sợ” hàng ngoại
Cũng tại lễ công bố 10 sự kiện công nghệ của Câu lạc bộ nhà báo ICT, ông Nguyễn Thành Nam, Tổng giám đốc FPT cho hay tiêu biểu cho dòng điện thoại smartphone là iPhone, nhưng ở Việt Nam mới chỉ có khoảng 15.000 máy, trong khi có đến trên 80 triệu dân. Lý do là nó còn quá đắt so với người Việt.
“Chúng tôi đặt mục tiêu làm sao để ông xe ôm đầu ngõ cũng có thể sử dụng được điện thoại FPT”, ông Nam nhấn mạnh.
Tổng giám đốc của FPT cũng phân tích, iPhone “thắng” được là nhờ ứng dụng trên Apple Store, còn Nokia thì có Ovi Store song rất... thường. Đây là một lỗ hổng mà FPT đã thấy và có thể làm được.
“Chúng tôi rất ngưỡng mộ Q-Mobile, doanh nghiệp nhỏ mà làm rất tốt. Tại sao các doanh nghiệp lớn lại chậm hơn các doanh nghiệp nhỏ, là bởi vì họ dám làm, quyết nhanh nên dù Q-Mobile chưa thắng được Nokia nhưng cũng đã làm cho Nokia, Samsung phải sợ,” ông Nam nói.
Ông Đỗ Giang Vinh, Giám đốc HiPT-Mobile thì cho rằng, năm 2011 thị trường sẽ cạnh tranh rất khốc liệt. Trước đây, điện thoại thương hiệu Việt không có nhiều tên tuổi, nhưng 2 năm gần đây phát triển rất mạnh.
“Sự cạnh tranh bây giờ không còn chỉ giữa các điện thoại Việt với nhau mà còn cạnh tranh với các hãng có tên tuổi trên thế giới như Nokia, Samsung... Dần dần, sẽ không còn ranh giới giữa điện thoại thương hiệu Việt và điện thoại thương hiệu của các nước nữa. Điện thoại thương hiệu Việt sẽ dần chiếm thị trường lớn, vươn lên những vị trí cao,” ông Vinh nhận định.
Cũng theo ông Vinh, năm 2011, dòng điện thoại smartphone 3G sẽ phát triển mạnh, chiếm 20-30% tổng thị phần. Phía HiPT cũng sẽ cho ra đời dòng điện thoại 3G giá rẻ vào quý I để khẳng định vị trí của mình. HiPT sẽ kết nối với nhà cung cấp dịch vụ nội dung, cài đặt ngay trên điện thoại để khách hàng có thể sử dụng luôn chứ không cần cài đặt như một số dòng điện thoại phổ biến hiện nay.
Đồng tình, ông Nguyễn Quang Minh cho biết phân khúc thị trường smartphone cũng là cái đích trong năm 2011 của ABTel. Ông Minh cũng nhận định, câu chuyện các thương hiệu điện thoại quốc tế sẽ bị mất từ 20-40% thị phần ở thị trường Việt Nam vào tay điện thoại thương hiệu Việt hoàn toàn có thể xảy ra./.
Trung Hiền (Vietnam+)