Giải pháp hỗ trợ nhà ở cho các đối tượng chính sách, người có thu nhập thấp và người nghèo, góp phần ổn định chính trị, bảo đảm an sinh xã hội và phát triển đô thị, nông thôn theo hướng văn minh, hiện đại là một trong những nội dung quan trọng của Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Theo đó, chiến lược phát triển nhà ở quốc gia được chia làm nhiều giai đoạn với những mục tiêu chính là từ nay tới năm 2015, diện tích nhà ở bình quân toàn quốc sẽ đạt khoảng 22m2 sàn/người, trong đó tại đô thị là 26m2 sàn/người, tại nông thôn đạt 19m2 sàn/người.
Cũng trong giai đoạn này, các chương trình phát triển nhà ở xã hội tại đô thị và hỗ trợ nhà ở cho các hộ nghèo ở nông thôn sẽ được triển khai nhanh và mạnh hơn; phấn đấu xây dựng tối thiểu khoảng 10 triệu m2 nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp tại đô thị và đáp ứng chỗ ở cho khoảng 60% sinh viên, học sinh tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề, cũng như 50% công nhân lao động tại các khu công nghiệp; hoàn thành việc hỗ trợ khoảng 400.000 hộ gia đình nghèo tại nông thôn được cải thiện nhà ở.
Bên cạnh đó, sẽ nâng tỷ lệ nhà ở kiên cố toàn quốc đạt khoảng 62%, giảm tỷ lệ nhà ở đơn sơ xuống dưới 5%. Tỷ lệ nhà ở chung cư tại các đô thị loại đặc biệt như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh đạt trên 80% và tại các đô thị từ loại 3 đến loại 1 sẽ từ 30% đến 50%. Tỷ lệ nhà ở cho thuê sẽ đạt tối thiểu 20% tổng quỹ nhà ở tại các đô thị loại 3 trở lên.
Giai đoạn từ 2020 đến 2030, diện tích nhà ở bình quân toàn quốc sẽ tăng từ 25m2 sàn/người lên 30m2 sàn/người, diện tích nhà ở tối thiểu sẽ tăng từ 8m2 sàn/người lên 12m2 sàn/người. Kể từ năm 2020, sẽ xóa hết nhà ở đơn sơ trên phạm vi toàn quốc. Tỷ lệ nhà ở kiên cố sẽ phải đạt khoảng 70%, tỷ lệ nhà ở chung cư tại các đô thị đặc biệt sẽ đạt trên 90% và tỷ lệ nhà ở cho thuê đạt tối thiểu khoảng 30% tổng quỹ nhà ở tại các đô thị từ loại 3 trở lên.
Để đạt những mục tiêu trên, chiến lược phát triển nhà ở quốc gia cũng đưa ra các giải pháp như chính sách về đất đai, về quy hoạch - kiến trúc, về tài chính - tín dụng - thuế, về phát triển thị trường nhà ở và quản lý sử dụng nhà ở, về khoa học - công nghệ, về cải cách thủ tục hành chính, về tuyên truyền - vận động... đối với các bộ, ngành cụ thể để cùng tổ chức thực hiện.
Nhà nước sẽ tạo điều kiện khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển nhà ở thương mại để bán, cho thuê, cho thuê mua theo cơ chế thị trường nhằm đáp ứng nhu cầu của các đối tượng có khả năng chi trả.
Đặc biệt, Nhà nước sẽ có cơ chế, chính sách hỗ trợ nhà ở cho các nhóm đối tượng chính sách xã hội gặp khó khăn về nhà ở nhưng không đủ khả năng thanh toán theo cơ chế thị trường.
Theo chiến lược phát triển nhà ở quốc gia, việc phát triển nhà ở tại địa phương cần được thực hiện có lộ trình, theo từng giai đoạn phù hợp, tuân thủ theo quy định pháp luật về nhà ở, về quy hoạch nhằm đảm bảo sự đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội; phải dựa trên cơ sở sử dụng tiết kiệm các nguồn lực, đặc biệt là tài nguyên đất đai; tăng cường công tác quản lý xây dựng nhà ở; chú trọng phát triển nhà ở chung cư, nhà ở để cho thuê, kể cả khu vực Nhà nước và tư nhân.
Ngoài ra, việc phát triển nhà ở phải đảm bảo an toàn và đáp ứng các yêu cầu về chất lượng xây dựng, kiến trúc, cảnh quan, tiện nghi và môi trường; đủ khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu, thảm họa thiên nhiên, sử dụng tiết kiệm năng lượng theo đúng quy chuẩn, tiêu chuẩn được ban hành./.
Theo đó, chiến lược phát triển nhà ở quốc gia được chia làm nhiều giai đoạn với những mục tiêu chính là từ nay tới năm 2015, diện tích nhà ở bình quân toàn quốc sẽ đạt khoảng 22m2 sàn/người, trong đó tại đô thị là 26m2 sàn/người, tại nông thôn đạt 19m2 sàn/người.
Cũng trong giai đoạn này, các chương trình phát triển nhà ở xã hội tại đô thị và hỗ trợ nhà ở cho các hộ nghèo ở nông thôn sẽ được triển khai nhanh và mạnh hơn; phấn đấu xây dựng tối thiểu khoảng 10 triệu m2 nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp tại đô thị và đáp ứng chỗ ở cho khoảng 60% sinh viên, học sinh tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề, cũng như 50% công nhân lao động tại các khu công nghiệp; hoàn thành việc hỗ trợ khoảng 400.000 hộ gia đình nghèo tại nông thôn được cải thiện nhà ở.
Bên cạnh đó, sẽ nâng tỷ lệ nhà ở kiên cố toàn quốc đạt khoảng 62%, giảm tỷ lệ nhà ở đơn sơ xuống dưới 5%. Tỷ lệ nhà ở chung cư tại các đô thị loại đặc biệt như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh đạt trên 80% và tại các đô thị từ loại 3 đến loại 1 sẽ từ 30% đến 50%. Tỷ lệ nhà ở cho thuê sẽ đạt tối thiểu 20% tổng quỹ nhà ở tại các đô thị loại 3 trở lên.
Giai đoạn từ 2020 đến 2030, diện tích nhà ở bình quân toàn quốc sẽ tăng từ 25m2 sàn/người lên 30m2 sàn/người, diện tích nhà ở tối thiểu sẽ tăng từ 8m2 sàn/người lên 12m2 sàn/người. Kể từ năm 2020, sẽ xóa hết nhà ở đơn sơ trên phạm vi toàn quốc. Tỷ lệ nhà ở kiên cố sẽ phải đạt khoảng 70%, tỷ lệ nhà ở chung cư tại các đô thị đặc biệt sẽ đạt trên 90% và tỷ lệ nhà ở cho thuê đạt tối thiểu khoảng 30% tổng quỹ nhà ở tại các đô thị từ loại 3 trở lên.
Để đạt những mục tiêu trên, chiến lược phát triển nhà ở quốc gia cũng đưa ra các giải pháp như chính sách về đất đai, về quy hoạch - kiến trúc, về tài chính - tín dụng - thuế, về phát triển thị trường nhà ở và quản lý sử dụng nhà ở, về khoa học - công nghệ, về cải cách thủ tục hành chính, về tuyên truyền - vận động... đối với các bộ, ngành cụ thể để cùng tổ chức thực hiện.
Nhà nước sẽ tạo điều kiện khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển nhà ở thương mại để bán, cho thuê, cho thuê mua theo cơ chế thị trường nhằm đáp ứng nhu cầu của các đối tượng có khả năng chi trả.
Đặc biệt, Nhà nước sẽ có cơ chế, chính sách hỗ trợ nhà ở cho các nhóm đối tượng chính sách xã hội gặp khó khăn về nhà ở nhưng không đủ khả năng thanh toán theo cơ chế thị trường.
Theo chiến lược phát triển nhà ở quốc gia, việc phát triển nhà ở tại địa phương cần được thực hiện có lộ trình, theo từng giai đoạn phù hợp, tuân thủ theo quy định pháp luật về nhà ở, về quy hoạch nhằm đảm bảo sự đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội; phải dựa trên cơ sở sử dụng tiết kiệm các nguồn lực, đặc biệt là tài nguyên đất đai; tăng cường công tác quản lý xây dựng nhà ở; chú trọng phát triển nhà ở chung cư, nhà ở để cho thuê, kể cả khu vực Nhà nước và tư nhân.
Ngoài ra, việc phát triển nhà ở phải đảm bảo an toàn và đáp ứng các yêu cầu về chất lượng xây dựng, kiến trúc, cảnh quan, tiện nghi và môi trường; đủ khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu, thảm họa thiên nhiên, sử dụng tiết kiệm năng lượng theo đúng quy chuẩn, tiêu chuẩn được ban hành./.
Ngọc Quỳnh (TTXVN/Vietnam+)