Ngày 5/8 tại Thành phố Hồ Chí Minh, Vụ Công nghiệp nặng, Bộ Công thương, Hiệp hội doanh nghiệp Cơ khí Việt Nam và Tổng công ty Công nghiệp Sài Gòn tổ chức hội thảo lấy ý kiến về dự án nhà máy sản xuất sản phẩm cơ khí trọng điểm phía Nam.
Theo ông Phạm Tuấn Anh, Phó Vụ trưởng Vụ Công nghiệp Nặng, Bộ Công thương, công nghệ chế tạo cơ khí nội địa về tổng thể vẫn là công nghệ chế tạo đơn giản, lạc hậu, trình đột tụt hậu 2-3 thế hệ so với khu vực.
Khâu tạo phôi vốn là khâu rất quan trọng trong công nghiệp cơ khí lại chủ yếu sử dụng công nghệ đúc bằng khuôn cát, chất lượng vật đúc thấp; khâu nhiệt luyện và xử lý chất lượng bề mặt sản phẩm còn yếu; khâu gia công kim loại bằng cắt gọt sử dụng máy công cụ lạc hậu, thiếu chính xác.
Ông Nguyễn Văn Thụ, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp Cơ khí Việt Nam cho biết, mục tiêu cụ thể của chiến lược ngành cơ khí Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020 là đáp ứng 40-50% nhu cầu sản phẩm cơ khí của cả nước, trong đó xuất khẩu đạt 30% giá trị sản lượng. Tuy nhiên, mục tiêu này cơ bản đã không đạt được. Trên thực tế ngành cơ khí chỉ mới có thể đáp ứng được 20-25%.
Ngành cơ khí Việt Nam vẫn chưa có các cơ sở công nghiệp có thiết bị công nghệ tiên tiến đủ khả năng thiết kế, chế tạo máy, thiết bị công nghệ cao đủ sức cạnh tranh với thị trường khu vực và quốc tế. Việt Nam cũng chưa có một dự án nào thực sự là của ngành chế tạo máy, hoặc cung cấp vật liệu cho ngành cơ khí chế tạo máy như phôi đúc, rèn dập.
Hiện cả nước cũng chỉ mới có 13 dự án đầu tư sản xuất sản phẩm cơ khí trọng điểm được Thủ tướng Chính phủ cho phép triển khai.
Giai đoạn 2011-2015, ước tính mức tiêu thụ thép bình quân đầu người ở Việt Nam là 170kg/người, giai đoạn 2016-2020 là 240kg/người. Trong giai đoạn 2011-2015, Việt Nam cần có năng lực để sản xuất 1,2-1,4 triệu tấn vật đúc và sẽ cần tới 60-70 nhà máy đúc thép có công suất 20.000 tấn/năm.
Từ những phân tích trên, các đại biểu tham gia hội thảo cho rằng, việc xây dựng một cơ sở đúc theo hướng tập trung hóa, chuyên môn hóa, đa dạng và hiện đại tại Thành phố Hồ Chí Minh - trung tâm công nghiệp mạnh của cả nước, sẽ là hướng đầu tư đúng đắn và là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển của toàn ngành cơ khí chế tạo quốc gia trong đó có dự án Nhà máy sản xuất sản phẩm cơ khí trọng điểm phía Nam do Tổng công ty Công nghiệp Sài Gòn làm chủ đầu tư.
Dự án được hy vọng là sẽ góp phần quan trọng tháo gỡ khó khăn chung cho ngành cơ khí Việt Nam với việc sử dụng phương pháp đúc, rèn, dập và gia công sản phẩm sau đúc và gia công áp lực với công nghệ và thiết bị hiện đại của các nước công nghiệp phát triển để chế tạo phôi kim loại.
Sau 10 năm đi vào sản xuất chính thức, dự tính nhà máy sẽ đóng góp vào ngân sách nhà nước 200 tỷ đồng. Ngoài ra còn giải quyết việc làm cho nhiều lao động có chuyên môn, giúp các đơn vị cơ khí trong Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam chủ động phôi liệu, giảm nhập siêu, tăng ngân sách cho địa phương.
Hiện dự án đã được Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh chấp thuận về chủ trương./.
Theo ông Phạm Tuấn Anh, Phó Vụ trưởng Vụ Công nghiệp Nặng, Bộ Công thương, công nghệ chế tạo cơ khí nội địa về tổng thể vẫn là công nghệ chế tạo đơn giản, lạc hậu, trình đột tụt hậu 2-3 thế hệ so với khu vực.
Khâu tạo phôi vốn là khâu rất quan trọng trong công nghiệp cơ khí lại chủ yếu sử dụng công nghệ đúc bằng khuôn cát, chất lượng vật đúc thấp; khâu nhiệt luyện và xử lý chất lượng bề mặt sản phẩm còn yếu; khâu gia công kim loại bằng cắt gọt sử dụng máy công cụ lạc hậu, thiếu chính xác.
Ông Nguyễn Văn Thụ, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp Cơ khí Việt Nam cho biết, mục tiêu cụ thể của chiến lược ngành cơ khí Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020 là đáp ứng 40-50% nhu cầu sản phẩm cơ khí của cả nước, trong đó xuất khẩu đạt 30% giá trị sản lượng. Tuy nhiên, mục tiêu này cơ bản đã không đạt được. Trên thực tế ngành cơ khí chỉ mới có thể đáp ứng được 20-25%.
Ngành cơ khí Việt Nam vẫn chưa có các cơ sở công nghiệp có thiết bị công nghệ tiên tiến đủ khả năng thiết kế, chế tạo máy, thiết bị công nghệ cao đủ sức cạnh tranh với thị trường khu vực và quốc tế. Việt Nam cũng chưa có một dự án nào thực sự là của ngành chế tạo máy, hoặc cung cấp vật liệu cho ngành cơ khí chế tạo máy như phôi đúc, rèn dập.
Hiện cả nước cũng chỉ mới có 13 dự án đầu tư sản xuất sản phẩm cơ khí trọng điểm được Thủ tướng Chính phủ cho phép triển khai.
Giai đoạn 2011-2015, ước tính mức tiêu thụ thép bình quân đầu người ở Việt Nam là 170kg/người, giai đoạn 2016-2020 là 240kg/người. Trong giai đoạn 2011-2015, Việt Nam cần có năng lực để sản xuất 1,2-1,4 triệu tấn vật đúc và sẽ cần tới 60-70 nhà máy đúc thép có công suất 20.000 tấn/năm.
Từ những phân tích trên, các đại biểu tham gia hội thảo cho rằng, việc xây dựng một cơ sở đúc theo hướng tập trung hóa, chuyên môn hóa, đa dạng và hiện đại tại Thành phố Hồ Chí Minh - trung tâm công nghiệp mạnh của cả nước, sẽ là hướng đầu tư đúng đắn và là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển của toàn ngành cơ khí chế tạo quốc gia trong đó có dự án Nhà máy sản xuất sản phẩm cơ khí trọng điểm phía Nam do Tổng công ty Công nghiệp Sài Gòn làm chủ đầu tư.
Dự án được hy vọng là sẽ góp phần quan trọng tháo gỡ khó khăn chung cho ngành cơ khí Việt Nam với việc sử dụng phương pháp đúc, rèn, dập và gia công sản phẩm sau đúc và gia công áp lực với công nghệ và thiết bị hiện đại của các nước công nghiệp phát triển để chế tạo phôi kim loại.
Sau 10 năm đi vào sản xuất chính thức, dự tính nhà máy sẽ đóng góp vào ngân sách nhà nước 200 tỷ đồng. Ngoài ra còn giải quyết việc làm cho nhiều lao động có chuyên môn, giúp các đơn vị cơ khí trong Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam chủ động phôi liệu, giảm nhập siêu, tăng ngân sách cho địa phương.
Hiện dự án đã được Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh chấp thuận về chủ trương./.
Trần Xuân Tình (TTXVN/Vietnam+)