Bên lề hành lang Quốc hội sáng 7/11, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải cho biết: “Tới đây, Bộ Công Thương sẽ công bố công khai toàn bộ hoạt động giá thành và kiểm toán của EVN thì sẽ rõ, xem lỗ lãi thế nào.”
Thưa Phó Thủ tướng, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đang kêu lỗ và đề nghị tăng giá điện 7-8 lần. Chính phủ xem xét kiến nghị của EVN như thế nào?
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải: Tới đây, Bộ Công Thương sẽ công bố công khai toàn bộ hoạt động giá thành và kiểm toán của EVN thì sẽ rõ, xem lỗ lãi thế nào, giá thành là bao nhiêu. Yếu tố nào được tính vào giá thành, yếu tố nào không được tính vào giá thành, cái đó đã có quy định của Nhà nước. Bên cạnh đó, EVN cũng phải công khai số liệu theo đúng quy định của quyết định 24 về điều chỉnh giá bán điện theo cơ chế thị trường.
Còn lại vấn đề tăng giá bao nhiêu lần, đấy là đề xuất của doanh nghiệp và họ căn cứ trên cơ sở cân đối tài chính của họ vì đầu tư cho điện còn rất lớn. Hiện nay cân đối vốn cho các nhà máy đang xây dựng dở rất là khó khăn vì nó đe dọa đến tình trạng cấp điện của những năm tiếp theo.
Việc cân đối giá điện, điều chỉnh thế nào đã có Quyết định 24 của Thủ tướng. Mỗi lần điều chỉnh như vậy thì phải có xem xét của các bộ ngành có liên quan quyết định, những trường hợp đặc biệt phải Thủ tướng quyết định. Cho nên cân nhắc quyết định lúc nào sẽ theo từng trường hợp cụ thể chứ không phải mong muốn tăng mấy lần là có thể thực hiện được.
Nền kinh tế của mình giờ vẫn còn nhiều khó khăn mà mục tiêu của Chính phủ là phải ổn định kinh tế vĩ mô và phải bảo đảm an sinh xã hội. Nếu không cân đối được cả hai trường hợp đó cùng một lúc thì sẽ không đạt được kết quả như mong muốn.
Nhưng để số lỗ lớn như vậy kéo dài quá lâu nó sẽ gây ra sức ép rất lớn, các tổ chức tài chính quốc tế hay các tổ chức tài chính trong nước không dám cho vay vốn, nó sẽ càng đè nặng thêm sức ép?
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải: Cái đó là rất đúng, chính vì vậy trong tái cơ cấu đầu tư, tái cơ cấu doanh nghiệp tới đây mình phải làm rất mạnh trong khu vực ngành điện.
Thứ nhất, trong tái cơ cấu đầu tư, việc thu hút vốn đầu tư tư nhân phải làm mạnh nữa vì tỷ lệ giờ vẫn còn thấp, EVN giờ vẫn chiếm khoảng 64% hệ thống mà tăng trưởng của mình yêu cầu mỗi năm phải tầm 4.000 đến 4.800 MW/năm. Nếu tính như vậy thì riêng phần nguồn điện đã chiếm khoảng 8 tỷ USD, với 8 tỷ USD đấy nếu mình chỉ nhìn vào khả năng cân đối các doanh nghiệp nhà nước thì không thể đủ được.
Thứ hai nữa là tái cơ cấu về doanh nghiệp, Thủ tướng đã ra quyết định trước mắt phải thành lập 3 Tổng công ty phát điện trong EVN, sau này khi nó đã hoạt động ổn định rồi thì phát triển thêm thị trường điện nữa và sẽ tiến hành cổ phần hóa để đưa ra cạnh tranh, thu hút vốn.
Thứ 3 là cải cách về hệ thống giá điện.
Đấy là 3 mục tiêu mình đã đưa ra và phải làm từng bước. Nếu như nền kinh tế ổn định thì việc điều chỉnh sẽ tốt hơn, nếu nền kinh tế gặp khó khăn thì mình phải đi từng bước. Nếu phải đi từng bước thì mình sẽ gặp khó khăn tức là khả năng vay nợ của các tổ chức tài chính quốc tế sẽ gặp khó khăn hơn, thì mình sẽ phải có cách để giải quyết việc đấy.
Thưa Phó Thủ tướng, trước đây Chính phủ đã có lệnh tạm ngừng cổ phần hóa các công ty điện, nhưng nếu duy trì quá lâu lệnh này cũng không phải là tốt, vì thực ra ngay cả từ khâu lập dự án cũng có thể cổ phần hóa rồi?
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải: Hiện nay những dự án mới kêu gọi và cho cổ phần hóa ngay từ đầu không có vấn đề gì cả. Việc Chính phủ ngừng cổ phần hóa các doanh nghiệp là do phải chờ tái cơ cấu xong. Nếu như cứ để nguyên các nhà máy điện như vậy cổ phần hóa thì nó sẽ "đẻ" ra một vấn đề về sau thị trường điện sẽ quá manh múnc, quá nhỏ và tạo ra những cạnh tranh không lành mạnh.
Bên cạnh đó, khi các nhà máy tách riêng ra như vậy thì khả năng cạnh tranh được với nhau là khó khăn vì mỗi nhà máy có một đặc thù riêng như nhiệt điện, điện khí, thủy điện... Chính vì vậy, vừa rồi Thủ tướng mới ra quyết định phải nhóm lại thành 3 tổng công ty có quy mô tương đương nhau và có các hình thái các nhà máy điện có thể bù đắp cho nhau được. Cái đấy chính là bước đi bảo đảm sự hoạt động ổn định và thành công của thị trường điện.
Nếu xé nhỏ nó ra thì về sau rất khó cạnh tranh trên thị trường, đầu mối trên thị trường quá lớn, quy mô không đồng đều thì sẽ xảy ra tình trạng cạnh tranh không lành mạnh và không bình đẳng.
Thưa Phó Thủ tướng, Quyết định 24 có hiệu lực rồi nhưng từ tháng 3 đến nay EVN vẫn chưa thể tăng giá điện theo lộ trình đã dự kiến. Vậy trong tháng 11 hoặc tháng 12, giá điện liệu có biến động?
Như tôi đã nói, Quyết định 24 đã ra rồi, mình điều hành theo hướng đưa giá điện dần dần tiệm cận với giá thị trường và đồng thời với việc là phải hình thành thị trường điện cạnh tranh, ít nhất đầu tiên ở khâu phát điện. Mục tiêu của ta là để đạt được tính hiệu quả chung của hệ thống.
Trường hợp này nếu bình thường thì EVN đã được quyết định rồi, nhưng do nền kinh tế năm nay chúng ta phải kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô đồng thời bảo đảm an sinh xã hội, Thủ tướng đã quyết định trong tháng 11 này sẽ không điều chỉnh.
Trước mắt, theo Quyết định 24, Bộ Công thương phải công khai hóa kết quả kiểm toán cũng như tính giá thành của EVN để cho xã hội được biết là doanh nghiệp đó đã có cơ quan kiểm toán độc lập chưa, các bộ ngành đã xem xét chưa và giá ấy có chuẩn hay không. Việc ấy là cần phải làm đầu tiên theo Quyết định 24, chưa làm việc ấy thì điều chỉnh giá điện là không hợp lý.
Lúc trước Phó Thủ tướng nói đến việc cải cách hệ thống giá điện, vậy yêu cầu cải cách giá điện trong những năm tới diễn ra như thế nào?
Cải cách hệ thống giá điện chính là việc đưa ra giá điện tiếp cận cơ chế thị trường và đưa thị trường điện cạnh tranh vào và ta thường nói giá điện nào là đúng và hợp lý. Giá điện có thể chấp nhận được thì chính là giá được thông qua một cơ chế minh bạch và kiểm soát được, đó cũng là mức giá mong muốn và có cạnh tranh.
Xã hội cũng đồng ý là cạnh tranh đi từng bước vì thị trường cũng phức tạp và đi từ phát điện cạnh tranh đến thị trường bán buôn, bán lẻ cạnh tranh. Toàn bộ những bước đi đó Thủ tướng đã phê duyệt nhưng thực hiện từng bước một phải bảo đảm hệ thống và tác động đến an sinh xã hội là tối thiểu.
Thưa Phó Thủ tướng, trong thị trường phát điện cạnh tranh hiện nay các nhà đầu tư thủy điện vừa và nhỏ ở phía Bắc đang rất e ngại về tình trạng ta tiếp tục mua điện với các hợp đồng bao tiêu dài hạn cho phía Trung Quốc. Ý kiến của Phó Thủ tướng về vấn đề này như thế nào?
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải: Không phải lo lắng về vấn đề đó vì tỷ lệ điện nhập khẩu từ Trung Quốc chỉ chiếm 5% hệ thống thôi. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đang thiếu điện và tương lai cũng vẫn là khó đáp ứngnhu cầu. Các doanh nghiệp đừng có lo vội, cứ tập trung đầu tư đi đã. Thị trường mênh mông như thế chứ có phải thị trường đã đầy rồi đâu. Nếu các nhà đầu tư trong nước lại tập trung đầu tư phát triển các nhà máy điện tốt hơn thì ta đỡ phải nhập khẩu.
Xin cảm ơn Phó Thủ tướng!
Thưa Phó Thủ tướng, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đang kêu lỗ và đề nghị tăng giá điện 7-8 lần. Chính phủ xem xét kiến nghị của EVN như thế nào?
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải: Tới đây, Bộ Công Thương sẽ công bố công khai toàn bộ hoạt động giá thành và kiểm toán của EVN thì sẽ rõ, xem lỗ lãi thế nào, giá thành là bao nhiêu. Yếu tố nào được tính vào giá thành, yếu tố nào không được tính vào giá thành, cái đó đã có quy định của Nhà nước. Bên cạnh đó, EVN cũng phải công khai số liệu theo đúng quy định của quyết định 24 về điều chỉnh giá bán điện theo cơ chế thị trường.
Còn lại vấn đề tăng giá bao nhiêu lần, đấy là đề xuất của doanh nghiệp và họ căn cứ trên cơ sở cân đối tài chính của họ vì đầu tư cho điện còn rất lớn. Hiện nay cân đối vốn cho các nhà máy đang xây dựng dở rất là khó khăn vì nó đe dọa đến tình trạng cấp điện của những năm tiếp theo.
Việc cân đối giá điện, điều chỉnh thế nào đã có Quyết định 24 của Thủ tướng. Mỗi lần điều chỉnh như vậy thì phải có xem xét của các bộ ngành có liên quan quyết định, những trường hợp đặc biệt phải Thủ tướng quyết định. Cho nên cân nhắc quyết định lúc nào sẽ theo từng trường hợp cụ thể chứ không phải mong muốn tăng mấy lần là có thể thực hiện được.
Nền kinh tế của mình giờ vẫn còn nhiều khó khăn mà mục tiêu của Chính phủ là phải ổn định kinh tế vĩ mô và phải bảo đảm an sinh xã hội. Nếu không cân đối được cả hai trường hợp đó cùng một lúc thì sẽ không đạt được kết quả như mong muốn.
Nhưng để số lỗ lớn như vậy kéo dài quá lâu nó sẽ gây ra sức ép rất lớn, các tổ chức tài chính quốc tế hay các tổ chức tài chính trong nước không dám cho vay vốn, nó sẽ càng đè nặng thêm sức ép?
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải: Cái đó là rất đúng, chính vì vậy trong tái cơ cấu đầu tư, tái cơ cấu doanh nghiệp tới đây mình phải làm rất mạnh trong khu vực ngành điện.
Thứ nhất, trong tái cơ cấu đầu tư, việc thu hút vốn đầu tư tư nhân phải làm mạnh nữa vì tỷ lệ giờ vẫn còn thấp, EVN giờ vẫn chiếm khoảng 64% hệ thống mà tăng trưởng của mình yêu cầu mỗi năm phải tầm 4.000 đến 4.800 MW/năm. Nếu tính như vậy thì riêng phần nguồn điện đã chiếm khoảng 8 tỷ USD, với 8 tỷ USD đấy nếu mình chỉ nhìn vào khả năng cân đối các doanh nghiệp nhà nước thì không thể đủ được.
Thứ hai nữa là tái cơ cấu về doanh nghiệp, Thủ tướng đã ra quyết định trước mắt phải thành lập 3 Tổng công ty phát điện trong EVN, sau này khi nó đã hoạt động ổn định rồi thì phát triển thêm thị trường điện nữa và sẽ tiến hành cổ phần hóa để đưa ra cạnh tranh, thu hút vốn.
Thứ 3 là cải cách về hệ thống giá điện.
Đấy là 3 mục tiêu mình đã đưa ra và phải làm từng bước. Nếu như nền kinh tế ổn định thì việc điều chỉnh sẽ tốt hơn, nếu nền kinh tế gặp khó khăn thì mình phải đi từng bước. Nếu phải đi từng bước thì mình sẽ gặp khó khăn tức là khả năng vay nợ của các tổ chức tài chính quốc tế sẽ gặp khó khăn hơn, thì mình sẽ phải có cách để giải quyết việc đấy.
Thưa Phó Thủ tướng, trước đây Chính phủ đã có lệnh tạm ngừng cổ phần hóa các công ty điện, nhưng nếu duy trì quá lâu lệnh này cũng không phải là tốt, vì thực ra ngay cả từ khâu lập dự án cũng có thể cổ phần hóa rồi?
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải: Hiện nay những dự án mới kêu gọi và cho cổ phần hóa ngay từ đầu không có vấn đề gì cả. Việc Chính phủ ngừng cổ phần hóa các doanh nghiệp là do phải chờ tái cơ cấu xong. Nếu như cứ để nguyên các nhà máy điện như vậy cổ phần hóa thì nó sẽ "đẻ" ra một vấn đề về sau thị trường điện sẽ quá manh múnc, quá nhỏ và tạo ra những cạnh tranh không lành mạnh.
Bên cạnh đó, khi các nhà máy tách riêng ra như vậy thì khả năng cạnh tranh được với nhau là khó khăn vì mỗi nhà máy có một đặc thù riêng như nhiệt điện, điện khí, thủy điện... Chính vì vậy, vừa rồi Thủ tướng mới ra quyết định phải nhóm lại thành 3 tổng công ty có quy mô tương đương nhau và có các hình thái các nhà máy điện có thể bù đắp cho nhau được. Cái đấy chính là bước đi bảo đảm sự hoạt động ổn định và thành công của thị trường điện.
Nếu xé nhỏ nó ra thì về sau rất khó cạnh tranh trên thị trường, đầu mối trên thị trường quá lớn, quy mô không đồng đều thì sẽ xảy ra tình trạng cạnh tranh không lành mạnh và không bình đẳng.
Thưa Phó Thủ tướng, Quyết định 24 có hiệu lực rồi nhưng từ tháng 3 đến nay EVN vẫn chưa thể tăng giá điện theo lộ trình đã dự kiến. Vậy trong tháng 11 hoặc tháng 12, giá điện liệu có biến động?
Như tôi đã nói, Quyết định 24 đã ra rồi, mình điều hành theo hướng đưa giá điện dần dần tiệm cận với giá thị trường và đồng thời với việc là phải hình thành thị trường điện cạnh tranh, ít nhất đầu tiên ở khâu phát điện. Mục tiêu của ta là để đạt được tính hiệu quả chung của hệ thống.
Trường hợp này nếu bình thường thì EVN đã được quyết định rồi, nhưng do nền kinh tế năm nay chúng ta phải kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô đồng thời bảo đảm an sinh xã hội, Thủ tướng đã quyết định trong tháng 11 này sẽ không điều chỉnh.
Trước mắt, theo Quyết định 24, Bộ Công thương phải công khai hóa kết quả kiểm toán cũng như tính giá thành của EVN để cho xã hội được biết là doanh nghiệp đó đã có cơ quan kiểm toán độc lập chưa, các bộ ngành đã xem xét chưa và giá ấy có chuẩn hay không. Việc ấy là cần phải làm đầu tiên theo Quyết định 24, chưa làm việc ấy thì điều chỉnh giá điện là không hợp lý.
Lúc trước Phó Thủ tướng nói đến việc cải cách hệ thống giá điện, vậy yêu cầu cải cách giá điện trong những năm tới diễn ra như thế nào?
Cải cách hệ thống giá điện chính là việc đưa ra giá điện tiếp cận cơ chế thị trường và đưa thị trường điện cạnh tranh vào và ta thường nói giá điện nào là đúng và hợp lý. Giá điện có thể chấp nhận được thì chính là giá được thông qua một cơ chế minh bạch và kiểm soát được, đó cũng là mức giá mong muốn và có cạnh tranh.
Xã hội cũng đồng ý là cạnh tranh đi từng bước vì thị trường cũng phức tạp và đi từ phát điện cạnh tranh đến thị trường bán buôn, bán lẻ cạnh tranh. Toàn bộ những bước đi đó Thủ tướng đã phê duyệt nhưng thực hiện từng bước một phải bảo đảm hệ thống và tác động đến an sinh xã hội là tối thiểu.
Thưa Phó Thủ tướng, trong thị trường phát điện cạnh tranh hiện nay các nhà đầu tư thủy điện vừa và nhỏ ở phía Bắc đang rất e ngại về tình trạng ta tiếp tục mua điện với các hợp đồng bao tiêu dài hạn cho phía Trung Quốc. Ý kiến của Phó Thủ tướng về vấn đề này như thế nào?
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải: Không phải lo lắng về vấn đề đó vì tỷ lệ điện nhập khẩu từ Trung Quốc chỉ chiếm 5% hệ thống thôi. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đang thiếu điện và tương lai cũng vẫn là khó đáp ứngnhu cầu. Các doanh nghiệp đừng có lo vội, cứ tập trung đầu tư đi đã. Thị trường mênh mông như thế chứ có phải thị trường đã đầy rồi đâu. Nếu các nhà đầu tư trong nước lại tập trung đầu tư phát triển các nhà máy điện tốt hơn thì ta đỡ phải nhập khẩu.
Xin cảm ơn Phó Thủ tướng!
Minh Thúy (Vietnam+)