Trao đổi với Tin Tức ngày 7/10, đại diện Vụ Viễn thông (Bộ Thông tin và Truyền thông) cho biết Bộ Thông tin và Truyền thông và Công an thành phố Hà Nội chuẩn bị tiến hành việc đối soát dữ liệu thông tin thuê bao trả trước sử dụng chứng minh thư nhân dân do Công an Hà Nội, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh cấp.
Việc đối soát nhằm phát hiện, xử lý các thuê bao sử dụng chứng minh thư không đúng để đăng ký thông tin thuê bao.
Vẫn trăn trở độ chính xác
Theo Vụ Viễn thông, sau hai năm thực hiện quản lý thuê bao trả trước, nhận thức của người sử dụng dịch vụ di động, chủ điểm giao dịch và doanh nghiệp di động về quản lý thuê bao trả trước đã được nâng cao hơn.
Tính đến tháng 12/2009, 100% số thuê bao trả trước đã hoàn thành việc đăng ký thông tin cá nhân theo quy định với gần 138 triệu thuê bao của 7 mạng di động. Các doanh nghiệp đã đầu tư, xây dựng, quản lý khai thác được hệ thống cơ sở dữ liệu tập trung thống nhất thông tin thuê bao trả trước để đảm bảo kết nối với các cơ sở dữ liệu của các cơ quan nhà nước.
Tuy nhiên trong khi kiểm tra, Bộ Thông tin và Truyền thông vẫn phát hiện nhiều sai phạm về quản lý thuê bao trả trước. Cụ thể, việc lưu trữ bản khai tại các điểm giao dịch được ủy quyền của một số doanh nghiệp không thực hiện nghiêm hoặc cố tình không thực hiện đăng ký thông tin bằng bản khai giấy.
Tỷ lệ các chủ điểm giao dịch không trang bị máy tính hoặc trang bị nhưng không kết nối cơ sở dữ liệu đăng ký thông tin thuê bao hoặc phần mềm đăng ký thông tin thuê bao chưa được sử dụng lên tới 80%. Do vậy, độ chính xác của thông tin chưa được đảm bảo.
Theo Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Dịch vụ Bưu chính Viễn thông Sài Gòn (SPT) Hồ Hồng Sơn - đơn vị quản lý mạng S-Fone, có tình trạng trên là do nhiều đại lý đã đăng ký thay thông tin thuê bao cho khách hàng để bán hàng được nhanh; nhiều khách hàng vẫn thờ ơ với việc đăng ký lại thông tin...
Để kiểm soát thông tin khách hàng, S-Fone đã đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông đề xuất kết nối hệ thống cơ sở dữ liệu với Bộ Công an, từ đó giúp doanh nghiệp xử lý những sai sót về số chứng minh thư được kịp thời hơn, nâng cao độ chính xác thông tin thuê bao.
Nhà mạng muốn "bắt tay"
Liên quan tới việc nhiều điểm giao dịch vẫn không trang bị máy tính, ông Hoàng Sơn - Giám đốc Viettel Telecom cho rằng theo quy định, các điểm giao dịch ủy quyền sẽ phải trang bị máy tính kết nối Internet để đăng ký thông tin cá nhân của thuê bao.
Nếu trang bị máy tính cho các điểm này tại các trung tâm tỉnh, thành thì Viettel phải đầu tư cho 30.000 điểm, chi phí rất lớn. Trong khi đó, các máy điện thoại smartphone có kết nối 3G với mức đầu tư khoảng 2 triệu đồng/chiếc hoàn toàn có thể cài các ứng dụng để thực hiện việc đăng ký thuê bao trả trước giống như trên máy tính.
Phía Viettel đã đề xuất Bộ Thông tin và Truyền thông xem xét đến phương án này để giảm chi phí cho doanh nghiệp; đồng thời đề xuất các mạng di động có thể hợp tác với nhau thống nhất danh sách đại lý ủy quyền để cùng nhau đầu tư trang thiết bị đăng ký thuê bao cho họ. Phía khách hàng cũng được lợi vì chỉ cần đến 1 đại lý là có thể đăng ký thông tin của các mạng di động dễ dàng.
Vào cuộc "thanh lọc"
Bộ Thông tin và Truyền thông đã đề nghị với Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Công an khẩn trương xây dựng cơ sở dữ liệu điện tử về chứng minh thư nhân dân thống nhất trong cả nước và sớm kết nối với cơ sở dữ liệu của doanh nghiệp để phục vụ việc trao đổi, đối soát số liệu thông tin thuê bao.
Trước mắt, khi chưa xây dựng được cơ sở dữ liệu điện tử thống nhất về chứng minh thư, Bộ Công an cần chỉ đạo Tổng cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự an toàn xã hội phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông để tiếp nhận số liệu tổng hợp thông tin thuê bao từ các doanh nghiệp thông tin di động để xác minh, xử lý theo quy định.
Trước tình hình trên, Thiếu tướng Nguyễn Công Sơn (Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự an toàn xã hội) cho biết Bộ Công an sẽ đôn đốc thí điểm đối soát thông tin cá nhân của những thuê bao trả trước sử dụng chứng minh thư do Công an Hà Nội cấp, sau đó tiến hành tiếp tại Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh; trước mắt sẽ đối soát những trường hợp nghi vấn./.
Việc đối soát nhằm phát hiện, xử lý các thuê bao sử dụng chứng minh thư không đúng để đăng ký thông tin thuê bao.
Vẫn trăn trở độ chính xác
Theo Vụ Viễn thông, sau hai năm thực hiện quản lý thuê bao trả trước, nhận thức của người sử dụng dịch vụ di động, chủ điểm giao dịch và doanh nghiệp di động về quản lý thuê bao trả trước đã được nâng cao hơn.
Tính đến tháng 12/2009, 100% số thuê bao trả trước đã hoàn thành việc đăng ký thông tin cá nhân theo quy định với gần 138 triệu thuê bao của 7 mạng di động. Các doanh nghiệp đã đầu tư, xây dựng, quản lý khai thác được hệ thống cơ sở dữ liệu tập trung thống nhất thông tin thuê bao trả trước để đảm bảo kết nối với các cơ sở dữ liệu của các cơ quan nhà nước.
Tuy nhiên trong khi kiểm tra, Bộ Thông tin và Truyền thông vẫn phát hiện nhiều sai phạm về quản lý thuê bao trả trước. Cụ thể, việc lưu trữ bản khai tại các điểm giao dịch được ủy quyền của một số doanh nghiệp không thực hiện nghiêm hoặc cố tình không thực hiện đăng ký thông tin bằng bản khai giấy.
Tỷ lệ các chủ điểm giao dịch không trang bị máy tính hoặc trang bị nhưng không kết nối cơ sở dữ liệu đăng ký thông tin thuê bao hoặc phần mềm đăng ký thông tin thuê bao chưa được sử dụng lên tới 80%. Do vậy, độ chính xác của thông tin chưa được đảm bảo.
Theo Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Dịch vụ Bưu chính Viễn thông Sài Gòn (SPT) Hồ Hồng Sơn - đơn vị quản lý mạng S-Fone, có tình trạng trên là do nhiều đại lý đã đăng ký thay thông tin thuê bao cho khách hàng để bán hàng được nhanh; nhiều khách hàng vẫn thờ ơ với việc đăng ký lại thông tin...
Để kiểm soát thông tin khách hàng, S-Fone đã đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông đề xuất kết nối hệ thống cơ sở dữ liệu với Bộ Công an, từ đó giúp doanh nghiệp xử lý những sai sót về số chứng minh thư được kịp thời hơn, nâng cao độ chính xác thông tin thuê bao.
Nhà mạng muốn "bắt tay"
Liên quan tới việc nhiều điểm giao dịch vẫn không trang bị máy tính, ông Hoàng Sơn - Giám đốc Viettel Telecom cho rằng theo quy định, các điểm giao dịch ủy quyền sẽ phải trang bị máy tính kết nối Internet để đăng ký thông tin cá nhân của thuê bao.
Nếu trang bị máy tính cho các điểm này tại các trung tâm tỉnh, thành thì Viettel phải đầu tư cho 30.000 điểm, chi phí rất lớn. Trong khi đó, các máy điện thoại smartphone có kết nối 3G với mức đầu tư khoảng 2 triệu đồng/chiếc hoàn toàn có thể cài các ứng dụng để thực hiện việc đăng ký thuê bao trả trước giống như trên máy tính.
Phía Viettel đã đề xuất Bộ Thông tin và Truyền thông xem xét đến phương án này để giảm chi phí cho doanh nghiệp; đồng thời đề xuất các mạng di động có thể hợp tác với nhau thống nhất danh sách đại lý ủy quyền để cùng nhau đầu tư trang thiết bị đăng ký thuê bao cho họ. Phía khách hàng cũng được lợi vì chỉ cần đến 1 đại lý là có thể đăng ký thông tin của các mạng di động dễ dàng.
Vào cuộc "thanh lọc"
Bộ Thông tin và Truyền thông đã đề nghị với Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Công an khẩn trương xây dựng cơ sở dữ liệu điện tử về chứng minh thư nhân dân thống nhất trong cả nước và sớm kết nối với cơ sở dữ liệu của doanh nghiệp để phục vụ việc trao đổi, đối soát số liệu thông tin thuê bao.
Trước mắt, khi chưa xây dựng được cơ sở dữ liệu điện tử thống nhất về chứng minh thư, Bộ Công an cần chỉ đạo Tổng cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự an toàn xã hội phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông để tiếp nhận số liệu tổng hợp thông tin thuê bao từ các doanh nghiệp thông tin di động để xác minh, xử lý theo quy định.
Trước tình hình trên, Thiếu tướng Nguyễn Công Sơn (Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự an toàn xã hội) cho biết Bộ Công an sẽ đôn đốc thí điểm đối soát thông tin cá nhân của những thuê bao trả trước sử dụng chứng minh thư do Công an Hà Nội cấp, sau đó tiến hành tiếp tại Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh; trước mắt sẽ đối soát những trường hợp nghi vấn./.
(Báo Tin Tức/Vietnam+)