Chương trình được tổ chức nhằm đưa di sản ca trù trở lại với cuộc sốngngười dân Hà Nội, để ca trù trở thành chân giá trị của cuộc sống, trở thành thúchơi tao nhã cho những người muốn tìm được chính mình trong những khoảng tĩnhlặng ở không gian Việt cổ.
Thông qua chương trình này, Câu lạc bộ ca trù Thăng Long và Ban quản lýphố cổ Hà Nội còn muốn giới thiệu nghệ thuật ca trù truyền thống, một di sản vănhóa thế giới tới đông đảo du khách trong và ngoài nước đến khám phá, tìm hiểuphố cổ Hà Nội.
Tại buổi biểu diễn, thính giả được nghe các làn điệu Hát dâng hương, Bắcphản, Tỳ bà hành, làn điệu gửi thư, chơi hồ Tây, hát phú, hát nói… do nghệ nhânNguyễn Thị Chúc, Phạm Phú Đệ cùng ca nương Phạm Thị Huệ, Thùy Chi, đào nhíNguyễn Huệ Phương… biểu diễn. Thính giả còn được thưởng thức trà Việt, tìm hiểu về nghệ thuật ca trù tạingôi nhà cổ.
Ông Phạm Văn Nhân, 82 tuổi, Việt kiều Mỹ tâm sự: “50 năm qua, lầnvề thăm quê này, tôi mới được thưởng thức lại ca trù. Vì vậy, dù trời mưa nhưngkhi biết buổi biểu diễn ca trù tại đây, tôi vội đến nghe ngay. Tôi mê ca trù từnhỏ vì ông nội tôi, bố tôi đều biết hát ca trù; và tôi thấy rằng, nghệ thuật catrù không đâu trên thế giới này có được nên chúng ta không nên để mai một.”
Ca nương Phạm Thị Huệ, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Ca trù Thăng Long cho biết,đây là địa điểm biểu diễn thứ hai của giáo phường, sau địa điểm đền Quán Đế, 28Hàng Buồm. Tại Ngôi nhà Di sản 87 Mã Mây, giáo phường sẽ biểu diễn tất cả cáctối trong tuần nhằm đưa nghệ thuật ca trù đến gần hơn với người dân và khách dulịch.
Trước mắt, Câu lạc bộ sẽ ổn định các điểm biểu diễn, sau đó sẽ năng độnghơn trong việc quảng bá, phát triển nghệ thuật ca trù./.