Dù đã được chuẩn bị từ lâu nhưng việc tăng viện phí vốn là vấn đề nhạy cảm liên quan đến hàng chục triệu người dân nên đến nay Bộ Y tế mới thúc đẩy triển khai.
Một hội nghị tham vấn ý kiến của giới chuyên gia và các bên liên quan vừa được tổ chức tại Hà Nội để xây dựng một Nghị định mới thay thế Nghị định 95/CP ngày 27/8/1994 của Chính phủ về việc điều chỉnh các dịch vụ viện phí.
Theo đề xuất của Bộ Y tế, có đến hàng trăm dịch vụ sẽ được điều chỉnh tăng giá. Xung quanh vấn đề đang được người dân quan tâm nàn, phóng viên Vietnam+ đã có cuộc phỏng vấn Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến .
- Hiện nay Bộ Y tế đang có lộ trình tăng giá nhiều loại giá dịch vụ y tế. Trong khi đó, theo số liệu thống kê của Vụ Bảo hiểm y tế cho thấy có tới gần 90% người cận nghèo trên phạm vi cả nước chưa được tiếp cận với các dịch vụ bảo hiểm y tế. Vậy Bộ sẽ có chiến lược gì đối với đối tượng này?
Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến: Trong lộ trình thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân đến năm 2014 đối tượng người cận nghèo sẽ được Bộ Y tế đặc biệt chú ý và hỗ trợ.
Ngành y tế sẽ thực hiện nhiều biện pháp để tăng cường hỗ trợ chi phí cho những bệnh nhân cận nghèo như việc đề xuất Nhà nước hỗ trợ đến 70% (thay vì hỗ trợ 50% như hiện hành) vào năm 2012 cho người thuộc hộ cận nghèo, học sinh sinh viên và nông dân khi họ tham gia bảo hiểm y tế nhằm đẩy nhanh lộ trình bảo hiểm y tế toàn dân.
Bên cạnh đó, Bộ Y tế cũng sẽ huy động lực lượng những nhà hảo tâm, các tổ chức xã hội hóa cùng với báo chí để làm những chương trình lớn giúp đỡ cho người nghèo, cận nghèo.
- Bà có thể nói rõ hơn về việc xã hội hóa để giúp đỡ những người nghèo?
Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến: Trong thời gian tới, Bộ Y tế sẽ xây dựng phương pháp mới để giúp đỡ những người nghèo. Theo đó, số tiền của các nhà tài trợ, hảo tâm sẽ do họ trực tiếp chuyển tới tay của những người nghèo mà không thông qua một quỹ, một tổ chức nào.
Đích danh tên, tên thẻ số bảo hiểm, nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu sẽ được các nhà tài trợ chuyển cho người nghèo trực tiếp chứ không có một quỹ nào để thông qua một trung gian, một quỹ vận động.
Vì vậy, để việc làm trên có hiệu quả, Bộ sẽ có kế hoạch lên danh sách từng doanh nghiệp, nhà hảo tâm ở vùng nào chi trả cho người ở vùng ấy theo danh sách những người không mua được thẻ bảo hiểm. Đó là những đối tượng như người cận nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn, còn những người nghèo thì họ đã được nhà nước hỗ trợ theo Luật bảo hiểm y tế.
- Đối với những người cận nghèo, bà có lời khuyên gì để nâng cao ý thức của người dân trong việc mua thẻ bảo hiểm y tế?
Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến: Nhiều người cận nghèo, do hiểu biết còn hạn chế nên họ không nhận thức được việc mua bảo hiểm y tế này là sản phẩm văn minh của nhân loại để lại. Người khỏe khi mua thẻ bảo hiểm y tế sẽ là việc làm để giúp đỡ cho những người ốm khi người đó không bị ốm và số tiền của họ vẫn cất dành đấy cũng như bảo hiểm xã hội. Khi họ bị ốm trong năm thì bảo hiểm y tế sẽ chi trả đầy đủ.
Lợi ích của việc chữa bệnh bằng thẻ bảo hiểm y tế hiển hiện rõ chẳng hạn như những người thay van tim phải đóng 70 triệu thì đối với những người có bảo hiểm y tế chỉ phải đóng một phần thôi.
Nhưng người dân không hiểu rõ và tự đánh mất những quyền lợi của mình. Bởi vậy có nhiều người cận nghèo ốm một trận là thành nghèo.
- Việc tăng giá các dịch vụ y tế được Bộ Y tế cho là cần thiết và cấp bách. Vậy còn chất lượng của các bệnh viện liệu có được cải thiện?
Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến: Thời gian tới, Bộ Y tế sẽ có một thông tư về đề án của cấp bộ là nâng cao chất lượng hài lòng của người dân đối với các cơ sở khám chữa bệnh. Bộ tiến tới sẽ có một bộ phận kiểm định, thành lập bộ phận kiểm định chất lượng độc lập. Theo đó, những cơ sở y tế, bệnh viện nào đủ tiêu chuẩn được công nhận thì bảo hiểm họ mới mua. Đây là phương pháp đã được nhiều nước trên thế giới áp dụng hiệu quả.
Vì vậy, người cung cấp dịch vụ là các bệnh viện, phải tự đảm bảo chất lượng, phải tự nâng cấp chất lượng dịch vụ để vươn lên.
Nhưng hiện nay có nhiều bệnh viện tuyến huyện không nâng cấp nổi vì nguồn thu ít, do bệnh nhân điều trị trái tuyến nhiều. Như vậy những bệnh viện đó trong tình trạng tự “ăn thịt mình” cho nên nhiều bệnh viện huyện không thu thêm được chi phí .
Về vấn đề điều trị trái tuyến bệnh viện, Bộ Y tế có giải pháp gì để hạn chế tình trạng này?
Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến: Hiện nay do vấn đề giá dịch vụ này còn nhiều bất cập, nhiều bệnh nhân điều trị không trúng tuyến nhưng bảo hiểm y tế vẫn phải thanh toán viện phí tới 30%.
Bởi vậy, lộ trình từ nay đến cuối năm 2012-2013 Bộ Y tế sẽ phối hợp điều chỉnh luật bảo hiểm đối với trường nhiều bệnh nhân điều trị trái tuyến cho hợp lý./.
Xin trân trọng cảm ơn bà!
Một hội nghị tham vấn ý kiến của giới chuyên gia và các bên liên quan vừa được tổ chức tại Hà Nội để xây dựng một Nghị định mới thay thế Nghị định 95/CP ngày 27/8/1994 của Chính phủ về việc điều chỉnh các dịch vụ viện phí.
Theo đề xuất của Bộ Y tế, có đến hàng trăm dịch vụ sẽ được điều chỉnh tăng giá. Xung quanh vấn đề đang được người dân quan tâm nàn, phóng viên Vietnam+ đã có cuộc phỏng vấn Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến .
- Hiện nay Bộ Y tế đang có lộ trình tăng giá nhiều loại giá dịch vụ y tế. Trong khi đó, theo số liệu thống kê của Vụ Bảo hiểm y tế cho thấy có tới gần 90% người cận nghèo trên phạm vi cả nước chưa được tiếp cận với các dịch vụ bảo hiểm y tế. Vậy Bộ sẽ có chiến lược gì đối với đối tượng này?
Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến: Trong lộ trình thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân đến năm 2014 đối tượng người cận nghèo sẽ được Bộ Y tế đặc biệt chú ý và hỗ trợ.
Ngành y tế sẽ thực hiện nhiều biện pháp để tăng cường hỗ trợ chi phí cho những bệnh nhân cận nghèo như việc đề xuất Nhà nước hỗ trợ đến 70% (thay vì hỗ trợ 50% như hiện hành) vào năm 2012 cho người thuộc hộ cận nghèo, học sinh sinh viên và nông dân khi họ tham gia bảo hiểm y tế nhằm đẩy nhanh lộ trình bảo hiểm y tế toàn dân.
Bên cạnh đó, Bộ Y tế cũng sẽ huy động lực lượng những nhà hảo tâm, các tổ chức xã hội hóa cùng với báo chí để làm những chương trình lớn giúp đỡ cho người nghèo, cận nghèo.
- Bà có thể nói rõ hơn về việc xã hội hóa để giúp đỡ những người nghèo?
Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến: Trong thời gian tới, Bộ Y tế sẽ xây dựng phương pháp mới để giúp đỡ những người nghèo. Theo đó, số tiền của các nhà tài trợ, hảo tâm sẽ do họ trực tiếp chuyển tới tay của những người nghèo mà không thông qua một quỹ, một tổ chức nào.
Đích danh tên, tên thẻ số bảo hiểm, nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu sẽ được các nhà tài trợ chuyển cho người nghèo trực tiếp chứ không có một quỹ nào để thông qua một trung gian, một quỹ vận động.
Vì vậy, để việc làm trên có hiệu quả, Bộ sẽ có kế hoạch lên danh sách từng doanh nghiệp, nhà hảo tâm ở vùng nào chi trả cho người ở vùng ấy theo danh sách những người không mua được thẻ bảo hiểm. Đó là những đối tượng như người cận nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn, còn những người nghèo thì họ đã được nhà nước hỗ trợ theo Luật bảo hiểm y tế.
- Đối với những người cận nghèo, bà có lời khuyên gì để nâng cao ý thức của người dân trong việc mua thẻ bảo hiểm y tế?
Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến: Nhiều người cận nghèo, do hiểu biết còn hạn chế nên họ không nhận thức được việc mua bảo hiểm y tế này là sản phẩm văn minh của nhân loại để lại. Người khỏe khi mua thẻ bảo hiểm y tế sẽ là việc làm để giúp đỡ cho những người ốm khi người đó không bị ốm và số tiền của họ vẫn cất dành đấy cũng như bảo hiểm xã hội. Khi họ bị ốm trong năm thì bảo hiểm y tế sẽ chi trả đầy đủ.
Lợi ích của việc chữa bệnh bằng thẻ bảo hiểm y tế hiển hiện rõ chẳng hạn như những người thay van tim phải đóng 70 triệu thì đối với những người có bảo hiểm y tế chỉ phải đóng một phần thôi.
Nhưng người dân không hiểu rõ và tự đánh mất những quyền lợi của mình. Bởi vậy có nhiều người cận nghèo ốm một trận là thành nghèo.
- Việc tăng giá các dịch vụ y tế được Bộ Y tế cho là cần thiết và cấp bách. Vậy còn chất lượng của các bệnh viện liệu có được cải thiện?
Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến: Thời gian tới, Bộ Y tế sẽ có một thông tư về đề án của cấp bộ là nâng cao chất lượng hài lòng của người dân đối với các cơ sở khám chữa bệnh. Bộ tiến tới sẽ có một bộ phận kiểm định, thành lập bộ phận kiểm định chất lượng độc lập. Theo đó, những cơ sở y tế, bệnh viện nào đủ tiêu chuẩn được công nhận thì bảo hiểm họ mới mua. Đây là phương pháp đã được nhiều nước trên thế giới áp dụng hiệu quả.
Vì vậy, người cung cấp dịch vụ là các bệnh viện, phải tự đảm bảo chất lượng, phải tự nâng cấp chất lượng dịch vụ để vươn lên.
Nhưng hiện nay có nhiều bệnh viện tuyến huyện không nâng cấp nổi vì nguồn thu ít, do bệnh nhân điều trị trái tuyến nhiều. Như vậy những bệnh viện đó trong tình trạng tự “ăn thịt mình” cho nên nhiều bệnh viện huyện không thu thêm được chi phí .
Về vấn đề điều trị trái tuyến bệnh viện, Bộ Y tế có giải pháp gì để hạn chế tình trạng này?
Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến: Hiện nay do vấn đề giá dịch vụ này còn nhiều bất cập, nhiều bệnh nhân điều trị không trúng tuyến nhưng bảo hiểm y tế vẫn phải thanh toán viện phí tới 30%.
Bởi vậy, lộ trình từ nay đến cuối năm 2012-2013 Bộ Y tế sẽ phối hợp điều chỉnh luật bảo hiểm đối với trường nhiều bệnh nhân điều trị trái tuyến cho hợp lý./.
Xin trân trọng cảm ơn bà!
Thùy Giang (Vietnam+)