Sau vài ngày thực hiện việc phân làn giao thông ở một số tuyến phố, các phương tiện tham gia giao thông vẫn có nhiều vi phạm, việc đi lại rất lộn xộn. Người dân vẫn tỏ ra bỡ ngỡ với những vạch sơn và biển chỉ dẫn mới.
Theo ông Nguyễn Xuân Tân, Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải, việc phân làn giao thông theo phương tiện được thực hiện bằng cách tách dòng từng loại phương tiện tại từng làn riêng biệt nhằm tránh xung đột giữa các dòng, giảm ùn tắc.
Tuy nhiên, ông cũng hay rút kinh nghiệm từ những lần thí điểm trước, Hà Nội sẽ không phân làn đường một cách cứng nhắc. Tại các điểm giao cắt trên các tuyến đường thí điểm, các phương tiện có thể sử dụng làn đường của nhau để giảm xung đột.
Khó “tách” làn ở giờ cao điểm
Đây là lần thứ tư Hà Nội tổ chức phân làn lại giao thông. Trước đó, Thủ đô đã từng thực hiện thí điểm phân làn giao thông theo phương tiện ba lần: năm 2003 là tuyến Kim Mã; năm 2006 tuyến Trần Khát Chân - Đại Cồ Việt; năm 2009 tuyến Giải Phóng. Tuy nhiên hiện nay trên các tuyến này vẫn chưa thực hiện được việc phân làn theo phương tiện.
Theo ông Tân, kinh nghiệm rút ra từ những lần thí điểm thất bại trước đó do cơ sở hạ tầng dành cho giao thông tại Hà Nội không đáp ứng được yêu cầu của công tác phân làn.
Cụ thể, ông Tân nhìn nhận rằng, nguyên tắc trong tổ chức phân làn giao thông là phải căn cứ vào mật độ, chủng loại phương tiện; kết cấu, bề rộng mặt đường và phải giải quyết được bài toán “nút thắt” tại các điểm giao cắt.
Đồng tình quan điểm đó, ông Thạch Như Sỹ, Phó Chánh Thanh tra Bộ Giao thông Vận tải, cho rằng tách làn phương tiện không phải là giải pháp mới để chống ùn tắc giao thông. Thực tế chúng ta phải chấp nhận hiện trạng cơ sở hạ tầng đang có ở từng đoạn, từng khu vực để có biện pháp phân làn cho phù hợp.
Lý giải cho việc không thực hiện được phân làn đường đã được thí điểm những năm trước, ông Tân cho rằng, do lưu lượng phương tiện trên các tuyến đường lớn, phức tạp nên việc lưu thông theo làn của các dòng phương tiện, đặc biệt trong giờ cao điểm là khó thực hiện.
“Khi các dòng phương tiện di chuyển tới các ngã ba, ngã tư, sẽ có dòng phương tiện rẽ trái và rẽ phải, việc gộp dòng phương tiện cùng rẽ trái và cùng rẽ phải là điều tất yếu làm cho việc điều tiết giao thông sẽ gặp khó khăn," ông Tân chia sẻ.
Để giải quyết vấn đề này, ông Tân cho hay, nếu đến ngã tư, các đường cắt ngang nếu tổ chức rẽ trái đều phải phân làn trước 5-7m để các phương tiện chuyển dòng sẽ tránh được xung đột. Ví dụ, xe máy muốn rẽ trái phương tiện này phải di chuyển vào làn 1 dành cho ô tô. Ngược lại, nếu phương tiện muốn rẽ phải thì sẽ chuyển sang làn đường 2. Làn 1 và làn 2 được tính từ dải phân cách giữa.
Việc phân làn lần này chỉ mang tính chất định hướng, tuyên truyền, nâng cao ý thức cho người dân để các dòng phương tiện đi theo đúng làn đường, giảm tai nạn, ùn tắc.
"Tùy thuộc vào từng tuyến mà sẽ có cách tách dòng phương tiện phù hợp nhằm hạn chế ùn tắc trong giờ cao điểm. Nhiều lúc có thời điểm ôtô rất nhiều, có những lúc xe máy lại quá đông. Nếu chúng ta cứng nhắc trong việc phân làn thì khả năng thông xe sẽ rất khó khăn,” ông Tân bày tỏ quan điểm.
Đơn cử, tuyến đường Giải phóng sẽ ưu tiên ôtô vì phương tiện này nhiều hơn xe máy, nhưng tuyến Phố Huế-Hàng Bài, Bà Triệu lại ưu tiên xe máy hơn vì nó chiếm phần đa số phương tiện tham gia lưu thông.
Ông Tân cũng nhận định thêm: “Trong điều kiện thành phố Hà Nội, đường phố chật hẹp, phân chia theo hình bàn cờ việc phân làn đạt chuẩn là một điều không dễ.”
Chờ đợi hạ tầng và... ý thức người dân!
Việc phân làn giao thông cho xe buýt cũng gặp rất nhiều khó khăn. Hiện nay, Hà Nội chỉ có duy nhất tuyến đường Nguyễn Trãi là có đường dành riêng cho xe buýt. Các điểm dừng, trả khách và các nhà chờ đều được xây dựng sát với lề đường, vỉa hè. Khi xe buýt rẽ vào vô tình lấn sang làn của các phương tiện khác.
Theo ông Tân, tại những tuyến phân làn, các loại phương tiện giao thông công cộng như xe buýt vẫn lưu thông theo làn của xe ô tô. Nhưng trong điều kiện tuyến phố có nhiều ngã tư, nhiều điểm dừng đón trả khách gần nhau, xe buýt phải chuyển làn liên tục thì các phương tiện khác phải tạo thuận lợi cho loại phương tiện này hoạt động.
Theo ông Khuất Việt Hùng, Viện trưởng Viện Quy hoạch và quản lý giao thông vận tải, Trường Đại học Giao thông vận tải, việc phân làn giao thông rất khó khăn trong việc quản lý xe buýt.
"Tổ chức giao thông xe buýt như thế nào cho hợp lý vì khi ra vào trạm dừng nó sẽ chiếm dụng làn đường xe máy và vô tình đẩy người đi xe máy sang làn đường dành cho ô tô. Lực lượng chức năng phải tổ chức giao thông của xe buýt để hành khách lên xuống thuận tiện mà không ảnh hưởng tới người tham gia giao thông khác," ông Hùng đánh giá.
Thừa nhận thực tế hạ tầng giao thông không thể đạt chuẩn khi phân làn cho các phương tiện, ông Tân cho rằng, Hà Nội cũng không thể làm khác hơn bởi muốn phân làn tốt thì chiều dài giao cắt phải có cự ly nhất định, mới đủ điều kiện cho các phương tiện nhập tách làn. Ví như các loại đường cao tốc, các đường lớn tùy vào tốc độ lưu thông của phương tiện trên đường để quyết định chiều nhập làn.
Bên cạnh đó, ý thức người tham gia giao thông vẫn là nhân tố quyết định việc thành công của lần thí điểm này. Tuy nhiên, theo nhận định của các nhà quản lý và chức năng, việc người dân chấp hành đi đúng làn ban đầu khó vì ý thức người tham gia giao thông chưa cao. Khi có lực lượng chức năng thì người dân nghiêm chỉnh chấp hành nhưng vắng bóng thì vi phạm vẫn còn nhiều.
"Hiện nay ý thức của người tham gia giao thông chưa tốt nên cái khó nhất để kế hoạch phân làn đường cho xe lưu thông theo quy củ là việc duy trì lực lượng cưỡng chế thường xuyên trên từng tuyến đường," ông Hùng chia sẻ.
Theo ông Hùng, thay vì tổ chức phân làn, để chống ùn tắc việc cơ quan chức năng cần làm ngay lúc này là đưa ra các biện pháp hạn chế xe cá nhân, tổ chức lại quy hoạch. Phân làn chỉ nên thực hiện tại các tuyến đường vành đai, trục hướng tâm./.
Theo ông Nguyễn Xuân Tân, Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải, việc phân làn giao thông theo phương tiện được thực hiện bằng cách tách dòng từng loại phương tiện tại từng làn riêng biệt nhằm tránh xung đột giữa các dòng, giảm ùn tắc.
Tuy nhiên, ông cũng hay rút kinh nghiệm từ những lần thí điểm trước, Hà Nội sẽ không phân làn đường một cách cứng nhắc. Tại các điểm giao cắt trên các tuyến đường thí điểm, các phương tiện có thể sử dụng làn đường của nhau để giảm xung đột.
Khó “tách” làn ở giờ cao điểm
Đây là lần thứ tư Hà Nội tổ chức phân làn lại giao thông. Trước đó, Thủ đô đã từng thực hiện thí điểm phân làn giao thông theo phương tiện ba lần: năm 2003 là tuyến Kim Mã; năm 2006 tuyến Trần Khát Chân - Đại Cồ Việt; năm 2009 tuyến Giải Phóng. Tuy nhiên hiện nay trên các tuyến này vẫn chưa thực hiện được việc phân làn theo phương tiện.
Theo ông Tân, kinh nghiệm rút ra từ những lần thí điểm thất bại trước đó do cơ sở hạ tầng dành cho giao thông tại Hà Nội không đáp ứng được yêu cầu của công tác phân làn.
Cụ thể, ông Tân nhìn nhận rằng, nguyên tắc trong tổ chức phân làn giao thông là phải căn cứ vào mật độ, chủng loại phương tiện; kết cấu, bề rộng mặt đường và phải giải quyết được bài toán “nút thắt” tại các điểm giao cắt.
Đồng tình quan điểm đó, ông Thạch Như Sỹ, Phó Chánh Thanh tra Bộ Giao thông Vận tải, cho rằng tách làn phương tiện không phải là giải pháp mới để chống ùn tắc giao thông. Thực tế chúng ta phải chấp nhận hiện trạng cơ sở hạ tầng đang có ở từng đoạn, từng khu vực để có biện pháp phân làn cho phù hợp.
Lý giải cho việc không thực hiện được phân làn đường đã được thí điểm những năm trước, ông Tân cho rằng, do lưu lượng phương tiện trên các tuyến đường lớn, phức tạp nên việc lưu thông theo làn của các dòng phương tiện, đặc biệt trong giờ cao điểm là khó thực hiện.
“Khi các dòng phương tiện di chuyển tới các ngã ba, ngã tư, sẽ có dòng phương tiện rẽ trái và rẽ phải, việc gộp dòng phương tiện cùng rẽ trái và cùng rẽ phải là điều tất yếu làm cho việc điều tiết giao thông sẽ gặp khó khăn," ông Tân chia sẻ.
Để giải quyết vấn đề này, ông Tân cho hay, nếu đến ngã tư, các đường cắt ngang nếu tổ chức rẽ trái đều phải phân làn trước 5-7m để các phương tiện chuyển dòng sẽ tránh được xung đột. Ví dụ, xe máy muốn rẽ trái phương tiện này phải di chuyển vào làn 1 dành cho ô tô. Ngược lại, nếu phương tiện muốn rẽ phải thì sẽ chuyển sang làn đường 2. Làn 1 và làn 2 được tính từ dải phân cách giữa.
Việc phân làn lần này chỉ mang tính chất định hướng, tuyên truyền, nâng cao ý thức cho người dân để các dòng phương tiện đi theo đúng làn đường, giảm tai nạn, ùn tắc.
"Tùy thuộc vào từng tuyến mà sẽ có cách tách dòng phương tiện phù hợp nhằm hạn chế ùn tắc trong giờ cao điểm. Nhiều lúc có thời điểm ôtô rất nhiều, có những lúc xe máy lại quá đông. Nếu chúng ta cứng nhắc trong việc phân làn thì khả năng thông xe sẽ rất khó khăn,” ông Tân bày tỏ quan điểm.
Đơn cử, tuyến đường Giải phóng sẽ ưu tiên ôtô vì phương tiện này nhiều hơn xe máy, nhưng tuyến Phố Huế-Hàng Bài, Bà Triệu lại ưu tiên xe máy hơn vì nó chiếm phần đa số phương tiện tham gia lưu thông.
Ông Tân cũng nhận định thêm: “Trong điều kiện thành phố Hà Nội, đường phố chật hẹp, phân chia theo hình bàn cờ việc phân làn đạt chuẩn là một điều không dễ.”
Chờ đợi hạ tầng và... ý thức người dân!
Việc phân làn giao thông cho xe buýt cũng gặp rất nhiều khó khăn. Hiện nay, Hà Nội chỉ có duy nhất tuyến đường Nguyễn Trãi là có đường dành riêng cho xe buýt. Các điểm dừng, trả khách và các nhà chờ đều được xây dựng sát với lề đường, vỉa hè. Khi xe buýt rẽ vào vô tình lấn sang làn của các phương tiện khác.
Theo ông Tân, tại những tuyến phân làn, các loại phương tiện giao thông công cộng như xe buýt vẫn lưu thông theo làn của xe ô tô. Nhưng trong điều kiện tuyến phố có nhiều ngã tư, nhiều điểm dừng đón trả khách gần nhau, xe buýt phải chuyển làn liên tục thì các phương tiện khác phải tạo thuận lợi cho loại phương tiện này hoạt động.
Theo ông Khuất Việt Hùng, Viện trưởng Viện Quy hoạch và quản lý giao thông vận tải, Trường Đại học Giao thông vận tải, việc phân làn giao thông rất khó khăn trong việc quản lý xe buýt.
"Tổ chức giao thông xe buýt như thế nào cho hợp lý vì khi ra vào trạm dừng nó sẽ chiếm dụng làn đường xe máy và vô tình đẩy người đi xe máy sang làn đường dành cho ô tô. Lực lượng chức năng phải tổ chức giao thông của xe buýt để hành khách lên xuống thuận tiện mà không ảnh hưởng tới người tham gia giao thông khác," ông Hùng đánh giá.
Thừa nhận thực tế hạ tầng giao thông không thể đạt chuẩn khi phân làn cho các phương tiện, ông Tân cho rằng, Hà Nội cũng không thể làm khác hơn bởi muốn phân làn tốt thì chiều dài giao cắt phải có cự ly nhất định, mới đủ điều kiện cho các phương tiện nhập tách làn. Ví như các loại đường cao tốc, các đường lớn tùy vào tốc độ lưu thông của phương tiện trên đường để quyết định chiều nhập làn.
Bên cạnh đó, ý thức người tham gia giao thông vẫn là nhân tố quyết định việc thành công của lần thí điểm này. Tuy nhiên, theo nhận định của các nhà quản lý và chức năng, việc người dân chấp hành đi đúng làn ban đầu khó vì ý thức người tham gia giao thông chưa cao. Khi có lực lượng chức năng thì người dân nghiêm chỉnh chấp hành nhưng vắng bóng thì vi phạm vẫn còn nhiều.
"Hiện nay ý thức của người tham gia giao thông chưa tốt nên cái khó nhất để kế hoạch phân làn đường cho xe lưu thông theo quy củ là việc duy trì lực lượng cưỡng chế thường xuyên trên từng tuyến đường," ông Hùng chia sẻ.
Theo ông Hùng, thay vì tổ chức phân làn, để chống ùn tắc việc cơ quan chức năng cần làm ngay lúc này là đưa ra các biện pháp hạn chế xe cá nhân, tổ chức lại quy hoạch. Phân làn chỉ nên thực hiện tại các tuyến đường vành đai, trục hướng tâm./.
Việt Hùng (Vietnam+)