Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết sẽ kiên quyết xử lý gói cước Tỷ phú của Beeline nếu gói cước này không đảm bảo các quy định về viễn thông và cạnh tranh để tránh làm mất ổn định thị trường viễn thông.
Giữa tháng Chín năm nay, Beeline tung ra thị trường gói cước Tỷ phú. Theo đó, khi mua sim giá 20.000 đồng, người sử dụng sẽ có 20.000 đồng trong tài khoản chính và 1 tỷ đồng trong tài khoản nội mạng, được chia đều cho 10 năm sử dụng. Khách hàng sẽ được “tiêu” tối đa 270.000 đồng/ngày cho tài khoản nội mạng với một khoản duy trì thuê bao tối thiểu là 20.000 đồng/tháng.
Sau một tháng rưỡi kể từ khi mạng này tung ra chương trình gói cước tỷ phú và điện thoại siêu rẻ cho tới khi hết hạn đăng ký (từ giữa tháng Chín đến hết ngày 31/10 vừa qua), nhà mạng đã tạo ra hiệu ứng nhận diện thương hiệu rõ nét và “cơn sốt Beeline.”
Với gói cước này, Beeline không chỉ thu hút thêm được một lượng người mới dùng dịch vụ mà còn hướng tới giữ chân khách hàng tới 10 năm và đã làm thay đổi thói quen sử dụng điện thoại để giao tiếp của người dùng, bởi tần suất gọi nhiều hơn, tạo ra những “văn phòng, công sở Beeline.”
Điều này làm một số chuyên gia trong ngành viễn thông đã nghĩ đến có thể sẽ xảy ra một “cuộc chiến gói cước nội mạng” nếu các nhà mạng khác cũng tạo những “con sóng” như gói cước tỷ phú của Beeline.
Cho rằng gói cước của Beeline có dấu hiệu phá giá cước di động khi gần như “cho không” 10 năm cước phí sử dụng dịch vụ điện thoại di động, Cục Viễn thông, Bộ Thông tin và Truyền thông đã có văn bản yêu cầu Beeline phải giải trình cụ thể về chương trình khuyến mãi “gây sốc” thị trường.
Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, trong bối cảnh thị trường viễn thông đang cạnh tranh rất mạnh như hiện nay, nếu các doanh nghiệp viễn thông tiếp tục phá giá, khuyến mãi không đúng quy định, không tuân thủ Luật Cạnh tranh và Luật Viễn thông thì về lâu dài sẽ khiến thị trường đổ bể, ảnh hưởng tới quyền lợi của người sử dụng. Vì vậy, bất kỳ gói cước nào của các doanh nghiệp nếu không đảm bảo các quy định về viễn thông, cạnh tranh sẽ đều bị xử lý nghiêm./.
Giữa tháng Chín năm nay, Beeline tung ra thị trường gói cước Tỷ phú. Theo đó, khi mua sim giá 20.000 đồng, người sử dụng sẽ có 20.000 đồng trong tài khoản chính và 1 tỷ đồng trong tài khoản nội mạng, được chia đều cho 10 năm sử dụng. Khách hàng sẽ được “tiêu” tối đa 270.000 đồng/ngày cho tài khoản nội mạng với một khoản duy trì thuê bao tối thiểu là 20.000 đồng/tháng.
Sau một tháng rưỡi kể từ khi mạng này tung ra chương trình gói cước tỷ phú và điện thoại siêu rẻ cho tới khi hết hạn đăng ký (từ giữa tháng Chín đến hết ngày 31/10 vừa qua), nhà mạng đã tạo ra hiệu ứng nhận diện thương hiệu rõ nét và “cơn sốt Beeline.”
Với gói cước này, Beeline không chỉ thu hút thêm được một lượng người mới dùng dịch vụ mà còn hướng tới giữ chân khách hàng tới 10 năm và đã làm thay đổi thói quen sử dụng điện thoại để giao tiếp của người dùng, bởi tần suất gọi nhiều hơn, tạo ra những “văn phòng, công sở Beeline.”
Điều này làm một số chuyên gia trong ngành viễn thông đã nghĩ đến có thể sẽ xảy ra một “cuộc chiến gói cước nội mạng” nếu các nhà mạng khác cũng tạo những “con sóng” như gói cước tỷ phú của Beeline.
Cho rằng gói cước của Beeline có dấu hiệu phá giá cước di động khi gần như “cho không” 10 năm cước phí sử dụng dịch vụ điện thoại di động, Cục Viễn thông, Bộ Thông tin và Truyền thông đã có văn bản yêu cầu Beeline phải giải trình cụ thể về chương trình khuyến mãi “gây sốc” thị trường.
Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, trong bối cảnh thị trường viễn thông đang cạnh tranh rất mạnh như hiện nay, nếu các doanh nghiệp viễn thông tiếp tục phá giá, khuyến mãi không đúng quy định, không tuân thủ Luật Cạnh tranh và Luật Viễn thông thì về lâu dài sẽ khiến thị trường đổ bể, ảnh hưởng tới quyền lợi của người sử dụng. Vì vậy, bất kỳ gói cước nào của các doanh nghiệp nếu không đảm bảo các quy định về viễn thông, cạnh tranh sẽ đều bị xử lý nghiêm./.
Xuân Tùng (TTXVN/Vietnam+)