Trong tháng 12 này, với việc chuẩn bị nguyên liệu, hàng hóa cho dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán, giá các loại hàng hóa thiết yếu tăng đáng kể; đáng chú ý, mặt hàng thịt lợn sau một thời gian chững lại đã có dấu hiệu tăng trở lại trong tháng này.
Thành phố Hà Nội dự báo, trong thời gian tới, do nhu cầu tiêu dùng tăng, chăn nuôi lợn chưa đến kỳ xuất chuồng, thời tiết lạnh giá rất thuận lợi cho các loại dịch bệnh phát triển nên rất có thể lượng cung thịt lợn trong dịp Tết giảm, khiến giá thịt lợn có thể tăng lên từ 10-15%.
Trước tình hình đó, lãnh đạo Bộ Công Thương đề nghị các đơn vị cần đưa ra con số dự báo chính xác về nguồn cung mặt hàng này, trong trường hợp khan hiếm có thể cho nhập khẩu thêm nhằm điều tiết thị trường.
Để tránh tình trạng sốt giá những ngày sau Tết, bà Hồ Thị Kim Thoa, Thứ trưởng Bộ Công Thương cũng đề nghị các doanh nghiệp, các siêu thị nên cân nhắc và mở cửa bán hàng sớm hơn mọi năm, cụ thể, có thể mở cửa từ ngày 2 Tết Âm lịch.
Theo bà Thoa, nếu các siêu thị mở cửa sớm sẽ tránh được tình trạng khan hàng, đồng thời sẽ hạn chế việc các tư thương tại các chợ truyền thống tự ý nâng giá bán.
Sở Công Thương Thành phố Hà Nội dự báo, nhu cầu tiêu dùng của Thành phố trong dịp Tết có thể tăng từ 20-22%. Tuy nhiên, với tổng lượng hàng hóa dự trữ của hệ thống bán lẻ tại thành phố Hà Nội trị giá khoảng 5.000 tỷ đồng có thể đáp ứng được lượng nhu cầu trên.
Theo Ủy Ban Nhân dân thành phố Hà Nội, hiện nay, các trung tâm thương mại, các siêu thị đã xây dựng kế hoạch dự trữ và tổ chức bán hàng phục vụ Tết đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu dùng cho nhân dân dự tính trên 2.000 tỷ đồng.
Các doanh nghiệp quản lý chợ, các Ban quản lý chợ chỉ đạo các hộ kinh doanh tại các chợ có kế hoạch đưa ra tiêu thụ trên thị trường khoảng 2.000 tấn thịt trâu bò, 10.000 tấn thịt lợn, hơn 3.500 tấn thịt gia cầm, 6.000 tấn thủy hải sản, 50.000 tấn rau củ quả./.
Thành phố Hà Nội dự báo, trong thời gian tới, do nhu cầu tiêu dùng tăng, chăn nuôi lợn chưa đến kỳ xuất chuồng, thời tiết lạnh giá rất thuận lợi cho các loại dịch bệnh phát triển nên rất có thể lượng cung thịt lợn trong dịp Tết giảm, khiến giá thịt lợn có thể tăng lên từ 10-15%.
Trước tình hình đó, lãnh đạo Bộ Công Thương đề nghị các đơn vị cần đưa ra con số dự báo chính xác về nguồn cung mặt hàng này, trong trường hợp khan hiếm có thể cho nhập khẩu thêm nhằm điều tiết thị trường.
Để tránh tình trạng sốt giá những ngày sau Tết, bà Hồ Thị Kim Thoa, Thứ trưởng Bộ Công Thương cũng đề nghị các doanh nghiệp, các siêu thị nên cân nhắc và mở cửa bán hàng sớm hơn mọi năm, cụ thể, có thể mở cửa từ ngày 2 Tết Âm lịch.
Theo bà Thoa, nếu các siêu thị mở cửa sớm sẽ tránh được tình trạng khan hàng, đồng thời sẽ hạn chế việc các tư thương tại các chợ truyền thống tự ý nâng giá bán.
Sở Công Thương Thành phố Hà Nội dự báo, nhu cầu tiêu dùng của Thành phố trong dịp Tết có thể tăng từ 20-22%. Tuy nhiên, với tổng lượng hàng hóa dự trữ của hệ thống bán lẻ tại thành phố Hà Nội trị giá khoảng 5.000 tỷ đồng có thể đáp ứng được lượng nhu cầu trên.
Theo Ủy Ban Nhân dân thành phố Hà Nội, hiện nay, các trung tâm thương mại, các siêu thị đã xây dựng kế hoạch dự trữ và tổ chức bán hàng phục vụ Tết đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu dùng cho nhân dân dự tính trên 2.000 tỷ đồng.
Các doanh nghiệp quản lý chợ, các Ban quản lý chợ chỉ đạo các hộ kinh doanh tại các chợ có kế hoạch đưa ra tiêu thụ trên thị trường khoảng 2.000 tấn thịt trâu bò, 10.000 tấn thịt lợn, hơn 3.500 tấn thịt gia cầm, 6.000 tấn thủy hải sản, 50.000 tấn rau củ quả./.
Đỗ Huyền (TTXVN/Vietnam+)