Hiện tượng “lách” trần lãi suất huy động, kiến nghị nâng trần lãi suất cho vay để đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng, giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng theo nhóm... là những vấn đề được nhiều đại biểu quan tâm tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2012 của ngành ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước tổ chức ngày 17/12.
Trần lãi suất huy động lại bị “lách”
Tại Hội nghị, một số đại biểu cho rằng, trong thời gian qua, các biện pháp mạnh tay của Ngân hàng Nhà nước được tiến hành dồn dập đã làm cho thị trường tiền tệ cả VND và USD đều ổn định. Các mức lãi suất trên thị trường tiền tệ đã hợp lý hơn, phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô và chỉ đạo của Chính phủ: Với việc tăng cường thanh tra, giám sát và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm trần lãi suất huy động và các giải pháp khơi thông vốn giữa vốn huy động từ các tổ chức và dân cư và vốn huy động trên thị trường liên ngân hàng đã tạo điều kiện giảm dần mặt bằng lãi suất huy động và cho vay trong những tháng cuối năm.
Bên cạnh đó, thanh khoản VND toàn hệ thống về cơ bản được đảm bảo. Từ tháng 10, một số tổ chức tín dụng có khó khăn thanh khoản tạm thời do mất cân đối về kỳ hạn giữa huy động vốn ngắn hạn và cho vay trung, dài hạn, do huy động vốn từ các tổ chức và dân cư giảm, huy động vốn trên thị trường liên ngân hàng chưa đủ bù đắp, nhưng đã được Ngân hàng Nhà nước hỗ trợ kịp thời thông qua tái cấp vốn và nghiệp vụ thị trường mở.
Tuy nhiên, ông Trần Bắc Hà, Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) lại cho rằng, từ tuần đầu tháng 12, hiện tượng lách trần lãi suất lại nở rộ. Ông Hà cho biết, cách đây ba ngày BIDV đã bị rút một khoản 600 tỷ đồng, khách hàng “mặc cả” nếu BIDV đồng ý mức lãi suất 16,5% thì vẫn gửi tiếp, BIDV đã không đồng ý và khoản tiền đó đã bị rút đi đến gửi ở một ngân hàng khác.
Ông Hà đưa ra ý kiến, với tình trạng lách trần lãi suất huy động như hiện nay thì có nên đặt trần lãi suất cho vay không, một cho nhóm G12 và một cho nhóm các ngân hàng còn lại. Ngân hàng Nhà nước nên cân nhắc áp trần lãi suất cho vay, thực tế lãi cho vay cấp tín dụng cho nền kinh tế có 3 loại 17-19%, 19-21% và trên 22%. Nhưng lãi vay liên ngân hàng lại quá cao, nếu ngân hàng nào nợ quá hạn không trả sẽ bị phạt lên tới 48% thì làm sao các “bạn” nhà mình sống được. Ông Hà còn dùng từ như vậy là "tàn nhẫn" quá. Họ cần tiền thì mình lại đưa ra mức lãi suất cao ngất ngưởng, như thế là không được. Chính vì vậy càng cần phải áp dụng trần lãi suất cho vay.
Đồng tình với ý kiến trên, Chủ tịch Hội đồng quản trị VietinBank Phạm Huy Hùng cũng cho biết, trong những ngày qua, tình trạng lách trần lãi suất huy động vẫn xảy ra và đã lên đến 17%, nhưng khác với thời điểm trước, hoạt động này diễn ra rất kín đáo và tinh vi nên rất khó phát hiện.
Cả ông Hà và ông Hùng đều kiến nghị, thanh tra Ngân hàng Nhà nước cần phải có biện pháp cứng rắn và quyết liệt để hệ thống ngân hàng hoạt động một cách lành mạnh, công khai.
Trong trung hạn bỏ trần lãi huy động chuyển sang trần cho vay, không còn chuyện chi phí này chi phí kia. Công cụ tái cấp vốn điều hành chặt chẽ linh hoạt.
Sẽ giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng theo nhóm
Ngân hàng Nhà nước cho biết, trong năm 2012 sẽ giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng đối với các nhóm tổ chức tín dụng trên cơ sở sắp xếp loại tổ chức tín dụng của Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng và theo nguyên tắc tổ chức tín dụng hoạt động tốt thì mức tăng trưởng tín dụng cao hơn nhóm tổ chức tín dụng hoạt động chất lượng thấp hơn.
Theo đó, có 4 nhóm tổ chức tín dụng là nhóm hoạt động lành mạnh (nhóm A), nhóm hoạt động ở mức trung bình (nhóm B), nhóm hoạt động dưới mức trung bình (nhóm C) và nhóm các tổ chức tín dụng hoạt động yếu kém.
Một số đại biểu cũng đồng tình sẽ phân loại theo nhóm, nhưng các đại biểu cũng kiến nghị là cần phải đưa ra được những điều kiện, tiêu chí rõ ràng, cụ thể để phân theo nhóm A, B, C.
Phó Chủ tịch Ngân hàng Bưu điện Liên Việt Nguyễn Đức Hưởng cho rằng, phân theo nhóm là hợp lý nhất, Ngân hàng Nhà nước nên tổng hợp lại tất cả các ngân hàng có tín dụng năm nay kém, thì năm tới không thể cho người ta phát triển mạnh tín dụng được. Những đơn vị mà năm nay không có nguồn vốn phải tăng thanh khoản thì cũng không thể cho tối đa room được. Ngược lại những đơn vị chất lượng tín dụng tốt thì phải cho họ vượt mức room bình thường và sau đó san bằng ra cả hệ thống thì sẽ đạt khoảng 15-17% vào cuối năm 2012. Có như vậy thì một bên là thiếu vốn, một bên là thừa vốn thì mới gặp nhau được mà sẽ không phải chịu áp lực.
"Việc này khiến doanh nghiệp khó tiếp cận vốn, nền kinh tế cũng bị chậm tăng trưởng,” ông Hưởng khẳng định./.
Trần lãi suất huy động lại bị “lách”
Tại Hội nghị, một số đại biểu cho rằng, trong thời gian qua, các biện pháp mạnh tay của Ngân hàng Nhà nước được tiến hành dồn dập đã làm cho thị trường tiền tệ cả VND và USD đều ổn định. Các mức lãi suất trên thị trường tiền tệ đã hợp lý hơn, phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô và chỉ đạo của Chính phủ: Với việc tăng cường thanh tra, giám sát và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm trần lãi suất huy động và các giải pháp khơi thông vốn giữa vốn huy động từ các tổ chức và dân cư và vốn huy động trên thị trường liên ngân hàng đã tạo điều kiện giảm dần mặt bằng lãi suất huy động và cho vay trong những tháng cuối năm.
Bên cạnh đó, thanh khoản VND toàn hệ thống về cơ bản được đảm bảo. Từ tháng 10, một số tổ chức tín dụng có khó khăn thanh khoản tạm thời do mất cân đối về kỳ hạn giữa huy động vốn ngắn hạn và cho vay trung, dài hạn, do huy động vốn từ các tổ chức và dân cư giảm, huy động vốn trên thị trường liên ngân hàng chưa đủ bù đắp, nhưng đã được Ngân hàng Nhà nước hỗ trợ kịp thời thông qua tái cấp vốn và nghiệp vụ thị trường mở.
Tuy nhiên, ông Trần Bắc Hà, Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) lại cho rằng, từ tuần đầu tháng 12, hiện tượng lách trần lãi suất lại nở rộ. Ông Hà cho biết, cách đây ba ngày BIDV đã bị rút một khoản 600 tỷ đồng, khách hàng “mặc cả” nếu BIDV đồng ý mức lãi suất 16,5% thì vẫn gửi tiếp, BIDV đã không đồng ý và khoản tiền đó đã bị rút đi đến gửi ở một ngân hàng khác.
Ông Hà đưa ra ý kiến, với tình trạng lách trần lãi suất huy động như hiện nay thì có nên đặt trần lãi suất cho vay không, một cho nhóm G12 và một cho nhóm các ngân hàng còn lại. Ngân hàng Nhà nước nên cân nhắc áp trần lãi suất cho vay, thực tế lãi cho vay cấp tín dụng cho nền kinh tế có 3 loại 17-19%, 19-21% và trên 22%. Nhưng lãi vay liên ngân hàng lại quá cao, nếu ngân hàng nào nợ quá hạn không trả sẽ bị phạt lên tới 48% thì làm sao các “bạn” nhà mình sống được. Ông Hà còn dùng từ như vậy là "tàn nhẫn" quá. Họ cần tiền thì mình lại đưa ra mức lãi suất cao ngất ngưởng, như thế là không được. Chính vì vậy càng cần phải áp dụng trần lãi suất cho vay.
Đồng tình với ý kiến trên, Chủ tịch Hội đồng quản trị VietinBank Phạm Huy Hùng cũng cho biết, trong những ngày qua, tình trạng lách trần lãi suất huy động vẫn xảy ra và đã lên đến 17%, nhưng khác với thời điểm trước, hoạt động này diễn ra rất kín đáo và tinh vi nên rất khó phát hiện.
Cả ông Hà và ông Hùng đều kiến nghị, thanh tra Ngân hàng Nhà nước cần phải có biện pháp cứng rắn và quyết liệt để hệ thống ngân hàng hoạt động một cách lành mạnh, công khai.
Trong trung hạn bỏ trần lãi huy động chuyển sang trần cho vay, không còn chuyện chi phí này chi phí kia. Công cụ tái cấp vốn điều hành chặt chẽ linh hoạt.
Sẽ giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng theo nhóm
Ngân hàng Nhà nước cho biết, trong năm 2012 sẽ giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng đối với các nhóm tổ chức tín dụng trên cơ sở sắp xếp loại tổ chức tín dụng của Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng và theo nguyên tắc tổ chức tín dụng hoạt động tốt thì mức tăng trưởng tín dụng cao hơn nhóm tổ chức tín dụng hoạt động chất lượng thấp hơn.
Theo đó, có 4 nhóm tổ chức tín dụng là nhóm hoạt động lành mạnh (nhóm A), nhóm hoạt động ở mức trung bình (nhóm B), nhóm hoạt động dưới mức trung bình (nhóm C) và nhóm các tổ chức tín dụng hoạt động yếu kém.
Một số đại biểu cũng đồng tình sẽ phân loại theo nhóm, nhưng các đại biểu cũng kiến nghị là cần phải đưa ra được những điều kiện, tiêu chí rõ ràng, cụ thể để phân theo nhóm A, B, C.
Phó Chủ tịch Ngân hàng Bưu điện Liên Việt Nguyễn Đức Hưởng cho rằng, phân theo nhóm là hợp lý nhất, Ngân hàng Nhà nước nên tổng hợp lại tất cả các ngân hàng có tín dụng năm nay kém, thì năm tới không thể cho người ta phát triển mạnh tín dụng được. Những đơn vị mà năm nay không có nguồn vốn phải tăng thanh khoản thì cũng không thể cho tối đa room được. Ngược lại những đơn vị chất lượng tín dụng tốt thì phải cho họ vượt mức room bình thường và sau đó san bằng ra cả hệ thống thì sẽ đạt khoảng 15-17% vào cuối năm 2012. Có như vậy thì một bên là thiếu vốn, một bên là thừa vốn thì mới gặp nhau được mà sẽ không phải chịu áp lực.
"Việc này khiến doanh nghiệp khó tiếp cận vốn, nền kinh tế cũng bị chậm tăng trưởng,” ông Hưởng khẳng định./.
Minh Thúy (Vietnam+)