Trong thời gian tới, để công tác an toàn vệ sinh thực phẩm đạt hiệu quả, ngành y tế sẽ thiết lập chương trình phân tích nguy cơ ô nhiễm thực phẩm và hệ thống cảnh báo ngộ độc thực phẩm.
Ông Nguyễn Thanh Phong, Phó Cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Bộ Y tế, đã cho biết như trên tại hội thảo công tác truyền thông Tháng hành động vì chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm năm 2010, được tổ chức ngày 14/4.
Theo ông Phong, ngành y tế cũng tiếp tục thanh tra, kiểm nghiệm về an toàn vệ sinh thực phẩm, kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm nhập khẩu và vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp thủy sản...
Theo báo cáo của Cục An toàn vệ sinh thực phẩm, công tác đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm ở Việt Nam trong những năm qua đã đạt được nhiều thành tựu.
Các tỉnh, thành phố đã triển khai xây dựng 645 mô hình thức ăn đường phố, xây dựng và phát triển 10% vùng sản xuất nông sản thực phẩm an toàn, kiểm soát được 50% chất lượng thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, phân bón có nguy cơ ô nhiễm cao...
Tuy nhiên, tình hình ngộ độc thực phẩm trong nước vẫn diễn ra phổ biến. Từ đầu năm đến nay, toàn quốc đã xảy ra 23 vụ ngộ độc thực phẩm với 738 người mắc, 686 người nhập viện và có 12 trường hợp tử vong.
Tình trạng hàng thực phẩm giả kém chất lượng, hàng thực phẩm nhập lậu qua biên giới chưa được kiểm soát chặt chẽ; việc kinh doanh thực phẩm và dịch vụ ăn uống tại các chợ, đường phố, khu du lịch, lễ hội... chưa được quản lý tốt.
Hội thảo do Bộ Y tế phối hợp với tổ chức Nông lương Thế giới (FAO) tổ chức tại Hà Nội./.
Ông Nguyễn Thanh Phong, Phó Cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Bộ Y tế, đã cho biết như trên tại hội thảo công tác truyền thông Tháng hành động vì chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm năm 2010, được tổ chức ngày 14/4.
Theo ông Phong, ngành y tế cũng tiếp tục thanh tra, kiểm nghiệm về an toàn vệ sinh thực phẩm, kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm nhập khẩu và vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp thủy sản...
Theo báo cáo của Cục An toàn vệ sinh thực phẩm, công tác đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm ở Việt Nam trong những năm qua đã đạt được nhiều thành tựu.
Các tỉnh, thành phố đã triển khai xây dựng 645 mô hình thức ăn đường phố, xây dựng và phát triển 10% vùng sản xuất nông sản thực phẩm an toàn, kiểm soát được 50% chất lượng thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, phân bón có nguy cơ ô nhiễm cao...
Tuy nhiên, tình hình ngộ độc thực phẩm trong nước vẫn diễn ra phổ biến. Từ đầu năm đến nay, toàn quốc đã xảy ra 23 vụ ngộ độc thực phẩm với 738 người mắc, 686 người nhập viện và có 12 trường hợp tử vong.
Tình trạng hàng thực phẩm giả kém chất lượng, hàng thực phẩm nhập lậu qua biên giới chưa được kiểm soát chặt chẽ; việc kinh doanh thực phẩm và dịch vụ ăn uống tại các chợ, đường phố, khu du lịch, lễ hội... chưa được quản lý tốt.
Hội thảo do Bộ Y tế phối hợp với tổ chức Nông lương Thế giới (FAO) tổ chức tại Hà Nội./.
Thu Phương (Vietnam+)