Ông Đậu Đức Khởi, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, do tình hình khô hạn kéo dài, bên cạnh việc xả nước phục vụ tưới tiêu thì mục tiêu đảm bảo đủ điện trong những tháng mùa khô còn lại (từ tháng 4 đến tháng 6) khá “căng thẳng” và lượng thiếu hụt có thể lên tới 600 triệu kWh.
Theo ông Đậu Đức Khởi, nếu không nâng cao ý thức tiết kiệm thì khả năng mất điện cục bộ có khả năng xảy ra. Bên lề cuộc họp giao ban trực tuyến quí I/2010 do Bộ Công thương tổ chức sáng nay 5/4, ông Đậu Đức Khởi đã có cuộc trao đổi riêng với Vietnam+.
- Thưa ông, ngành điện đã có những giải phải gì trước tình hình hình cấp điện đang bước vào giai đoạn căng thẳng nhất?
Ông Đậu Đức Khởi: Việc tiêu hao điện của chúng ta lên tới 22,6% trong quí I, như vậy vượt quá nhiều so với tăng trưởng GDP, đây chỉ là con số tham chiếu thôi, bởi trong thời gian vừa qua do suy thoái kinh tế và hiện giờ kinh tế đang đà phục hồi, nhưng cũng thấy rằng mức tiêu hao đang rất lãng phí.
Mức tăng trưởng GDP là 5,83% thì tốc độ tăng trưởng của điện từ 12-13% là bình thường, nhưng hiện nay, con số tăng trưởng đã tăng gần gấp đôi (22,6%) là mức báo động. Điều đó thể hiện việc sử dụng điện trong dân vẫn chưa tiết kiệm, nhất là trong các cơ quan hành chính sự nghiệp, tình trạng sử dụng điện vẫn còn rất lãng phí.
- Vậy theo ông việc cắt điện luân phiên thì khu vực nông thôn sẽ bị cắt trước, điều đó có đúng không?
Ông Đậu Đức Khởi: Chúng ta biết rằng, hệ thống điện của Việt Nam vẫn còn ít đường tách ra trong cơ cấu, điện phục vụ truyền tải và phân phối dùng đường dây riêng, còn công nghiệp đường dây riêng, nên thông thường trong trục đường dây 35 chẳng hạn rất nhiều phụ tải "bấu" vào, trong đó có phụ tải tiêu dùng, phụ tải sản xuất. Đây là việc rất khó vì hàng chục nghìn trạm phân phối tiêu dùng và hàng nghìn trạm cho sản xuất nên việc cắt điện trong vài giờ sẽ không đủ nguồn lực để làm việc đó.
Đối với nông nghiệp nông thôn thì Đảng và nhà nước đang rất quan tâm, nhưng hiện nay chúng ta đang duy trì cách tính giá điện bậc thang, những người sử dụng 50 kWh/tháng đều được nhà nước hỗ trợ và bù lỗ, hiện nay do cơ cấu lưới điện về nông thôn đang được hiện đại hóa, nên khi cắt điện thường một số địa điểm ở nông thôn sẽ bị ảnh hưởng.
Nhưng EVN sẽ cố hết sức, thậm chí phát bằng dầu và bù lỗ để có điện ở mức tối đa phục vụ tiêu dùng và sinh hoạt của người dân. Quan điểm của EVN là không có lãi còn hơn là không có điện.
Việc thiếu điện trong thời điểm hiện nay một phần khẳng định sự phát triển của đất nước, nguyên nhân thiếu điện một phần còn do chính sách vĩ mô mà không chỉ riêng ngành điện có thể giải quyết được.
Hiện nay, công suất cấp cho ngành điện do EVN tự đảm đương chỉ chiếm hơn 60%, còn gần 40% là ngoài EVN và những đơn vị khác (Điện khí, Điện than…) có trách nhiệm đầu tư nguồn điện cho chúng tôi, nhưng do các đơn vị đó trễ, họ không cấp nguồn cho chúng tôi thì sẽ rất khó khăn cho EVN.
- Thưa ông, như vậy có nghĩa là dân phải chịu giá điện tăng mà lại vẫn bị cắt điện?
Ông Đậu Đức Khởi: Chúng tôi sẽ hạn chế đến mức tối đa việc cắt điện, về trọng trách của EVN phải cố hết sức tránh cắt điện, chứ không thể cắt bừa phứa. Tập đoàn điện lực đã quán triệt từ trên xuông dưới là phải có lộ trình và được kiểm soát chặt chẽ, không thể tự do cắt điện của mọi người.
Năm ngoái để phục vụ điện mùa khô, EVN đã phải có đề án riêng, tách hai tổ máy phát điện của Hòa Bình ra để phục vụ điện miền Bắc.
- Vậy EVN đã có những giải pháp gì cho những tháng còn lại của mùa khô và cả thời gian tiếp theo thưa ông?
Ông Đậu Đức Khởi: Chúng tôi đang tập trung một số giải pháp, thứ nhất là phải tiếp tục giữ nước các hồ thủy điện, bởi vì lũ tiểu mãn có khả năng sẽ về chậm nếu xả nước sẽ không có nước phát điện. Vẫn tiếp tục tích nước để dự phòng.
Thứ hai là tiếp tục mua điện từ bên ngoài, mỗi ngày từ 14-15 triệu kWh. Thứ ba là trưng dụng các nhà máy phát điện ngoài EVN đang trong giai đoạn chạy thử để tăng cường dự phòng cho việc cung cấp điện khi cần thiết.
Trong trường hợp họ phát thử bằng dầu thì EVN cũng chia sẻ nguồn kinh phí đó với họ để có điện, ngoài ra EVN sẽ huy động thêm các nhà máy phát điện chạy dầu của EVN như: Thủ Đức, Cần Thơ… để cấp điện cho hệ thống dù giá phát điện bằng dầu diesel rất cao.
Biện pháp hữu hiệu nhất là mọi người đều tiết kiệm điện, mỗi hộ gia đình chỉ cần tắt một bóng đèn thôi là có thể góp được rất nhiều. Một giải pháp nữa phía EVN cũng đang đề nghị với Bộ Công thương là cho phép hoán đổi hệ thống, mà theo như tính toán của chúng tôi thì tháng 4 khoảng 270 triệu kWh/ngày, tháng 5 là 275 triệu kWh/ngày, tháng 6 là 285 triệu kWh thì hệ thống mới chịu được, còn ngoài mức đó thì hệ thống không chịu được và tự nó sẽ sa thải, có thể ảnh hưởng đến sản xuất.
Tất nhiên, về phía EVN sẽ đẩy nhanh tiến độ các công trình điện từ đang chạy thử sang phát điện ổn định để hòa lưới điện, làm việc với các đơn vị ngoài EVN cũng phải đẩy nhanh tiến độ để đưa các nhà máy này vào để phát điện cho ổn định.
Biện pháp cuối cùng, đối với các nhà máy, tổ máy đang có lịch đại tu thì vẫn phải đại tu nhưng tính toán đẩy nhanh tiến độ rút ngắn thời gian để nhanh chóng đưa vào vận hành.
Xin cảm ơn ông./.
Theo ông Đậu Đức Khởi, nếu không nâng cao ý thức tiết kiệm thì khả năng mất điện cục bộ có khả năng xảy ra. Bên lề cuộc họp giao ban trực tuyến quí I/2010 do Bộ Công thương tổ chức sáng nay 5/4, ông Đậu Đức Khởi đã có cuộc trao đổi riêng với Vietnam+.
- Thưa ông, ngành điện đã có những giải phải gì trước tình hình hình cấp điện đang bước vào giai đoạn căng thẳng nhất?
Ông Đậu Đức Khởi: Việc tiêu hao điện của chúng ta lên tới 22,6% trong quí I, như vậy vượt quá nhiều so với tăng trưởng GDP, đây chỉ là con số tham chiếu thôi, bởi trong thời gian vừa qua do suy thoái kinh tế và hiện giờ kinh tế đang đà phục hồi, nhưng cũng thấy rằng mức tiêu hao đang rất lãng phí.
Mức tăng trưởng GDP là 5,83% thì tốc độ tăng trưởng của điện từ 12-13% là bình thường, nhưng hiện nay, con số tăng trưởng đã tăng gần gấp đôi (22,6%) là mức báo động. Điều đó thể hiện việc sử dụng điện trong dân vẫn chưa tiết kiệm, nhất là trong các cơ quan hành chính sự nghiệp, tình trạng sử dụng điện vẫn còn rất lãng phí.
- Vậy theo ông việc cắt điện luân phiên thì khu vực nông thôn sẽ bị cắt trước, điều đó có đúng không?
Ông Đậu Đức Khởi: Chúng ta biết rằng, hệ thống điện của Việt Nam vẫn còn ít đường tách ra trong cơ cấu, điện phục vụ truyền tải và phân phối dùng đường dây riêng, còn công nghiệp đường dây riêng, nên thông thường trong trục đường dây 35 chẳng hạn rất nhiều phụ tải "bấu" vào, trong đó có phụ tải tiêu dùng, phụ tải sản xuất. Đây là việc rất khó vì hàng chục nghìn trạm phân phối tiêu dùng và hàng nghìn trạm cho sản xuất nên việc cắt điện trong vài giờ sẽ không đủ nguồn lực để làm việc đó.
Đối với nông nghiệp nông thôn thì Đảng và nhà nước đang rất quan tâm, nhưng hiện nay chúng ta đang duy trì cách tính giá điện bậc thang, những người sử dụng 50 kWh/tháng đều được nhà nước hỗ trợ và bù lỗ, hiện nay do cơ cấu lưới điện về nông thôn đang được hiện đại hóa, nên khi cắt điện thường một số địa điểm ở nông thôn sẽ bị ảnh hưởng.
Nhưng EVN sẽ cố hết sức, thậm chí phát bằng dầu và bù lỗ để có điện ở mức tối đa phục vụ tiêu dùng và sinh hoạt của người dân. Quan điểm của EVN là không có lãi còn hơn là không có điện.
Việc thiếu điện trong thời điểm hiện nay một phần khẳng định sự phát triển của đất nước, nguyên nhân thiếu điện một phần còn do chính sách vĩ mô mà không chỉ riêng ngành điện có thể giải quyết được.
Hiện nay, công suất cấp cho ngành điện do EVN tự đảm đương chỉ chiếm hơn 60%, còn gần 40% là ngoài EVN và những đơn vị khác (Điện khí, Điện than…) có trách nhiệm đầu tư nguồn điện cho chúng tôi, nhưng do các đơn vị đó trễ, họ không cấp nguồn cho chúng tôi thì sẽ rất khó khăn cho EVN.
- Thưa ông, như vậy có nghĩa là dân phải chịu giá điện tăng mà lại vẫn bị cắt điện?
Ông Đậu Đức Khởi: Chúng tôi sẽ hạn chế đến mức tối đa việc cắt điện, về trọng trách của EVN phải cố hết sức tránh cắt điện, chứ không thể cắt bừa phứa. Tập đoàn điện lực đã quán triệt từ trên xuông dưới là phải có lộ trình và được kiểm soát chặt chẽ, không thể tự do cắt điện của mọi người.
Năm ngoái để phục vụ điện mùa khô, EVN đã phải có đề án riêng, tách hai tổ máy phát điện của Hòa Bình ra để phục vụ điện miền Bắc.
- Vậy EVN đã có những giải pháp gì cho những tháng còn lại của mùa khô và cả thời gian tiếp theo thưa ông?
Ông Đậu Đức Khởi: Chúng tôi đang tập trung một số giải pháp, thứ nhất là phải tiếp tục giữ nước các hồ thủy điện, bởi vì lũ tiểu mãn có khả năng sẽ về chậm nếu xả nước sẽ không có nước phát điện. Vẫn tiếp tục tích nước để dự phòng.
Thứ hai là tiếp tục mua điện từ bên ngoài, mỗi ngày từ 14-15 triệu kWh. Thứ ba là trưng dụng các nhà máy phát điện ngoài EVN đang trong giai đoạn chạy thử để tăng cường dự phòng cho việc cung cấp điện khi cần thiết.
Trong trường hợp họ phát thử bằng dầu thì EVN cũng chia sẻ nguồn kinh phí đó với họ để có điện, ngoài ra EVN sẽ huy động thêm các nhà máy phát điện chạy dầu của EVN như: Thủ Đức, Cần Thơ… để cấp điện cho hệ thống dù giá phát điện bằng dầu diesel rất cao.
Biện pháp hữu hiệu nhất là mọi người đều tiết kiệm điện, mỗi hộ gia đình chỉ cần tắt một bóng đèn thôi là có thể góp được rất nhiều. Một giải pháp nữa phía EVN cũng đang đề nghị với Bộ Công thương là cho phép hoán đổi hệ thống, mà theo như tính toán của chúng tôi thì tháng 4 khoảng 270 triệu kWh/ngày, tháng 5 là 275 triệu kWh/ngày, tháng 6 là 285 triệu kWh thì hệ thống mới chịu được, còn ngoài mức đó thì hệ thống không chịu được và tự nó sẽ sa thải, có thể ảnh hưởng đến sản xuất.
Tất nhiên, về phía EVN sẽ đẩy nhanh tiến độ các công trình điện từ đang chạy thử sang phát điện ổn định để hòa lưới điện, làm việc với các đơn vị ngoài EVN cũng phải đẩy nhanh tiến độ để đưa các nhà máy này vào để phát điện cho ổn định.
Biện pháp cuối cùng, đối với các nhà máy, tổ máy đang có lịch đại tu thì vẫn phải đại tu nhưng tính toán đẩy nhanh tiến độ rút ngắn thời gian để nhanh chóng đưa vào vận hành.
Xin cảm ơn ông./.
Đức Duy (Vietnam+)