Ngày 15/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Siemens đã công bố chương trình tài trợ bằng hiện vật là phần mềm trị giá 71 triệu USD cho dự án Liên kết nâng cao chất lượng giáo dục đại học (HEEAP).
Chương trình tài trợ này được thực hiện bởi Bộ phận phần mềm Quản lý vòng đời sản phẩm của Siemens, một đơn vị thuộc bộ phận tự động hóa công nghiệp của Siemens.
Chương trình HEEAP được xây dựng với sự hợp tác của Chính phủ Việt Nam, Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID), Trường Kỹ thuật Ira A.Fulton của Đại học Tổng hợp Arizona (ASU), Tập đoàn Siemens và Tập đoàn Intel với đối tác là các trường đạc kỹ thuật hàng đầu tại Việt Nam nhằm nâng cao chương trình đào tạo kỹ thuật điện và cơ khí của các trường.
Mục đích của chương trình là phát triển đội ngũ nhân lực có kỹ thuật chuyên môn cao, nhờ đó giúp thu hút và duy trì sự phát triển của ngành công nghiệp công nghệ cao đồng thời tăng cường khả năng cạnh tranh của Việt Nam ở các trung tâm công nghệ đỉnh cao.
Chương trình này tập trung vào việc phát triển và nâng cao các chương trình đào tạo tay nghề về kỹ thuật ứng dụng liên ngành thông qua việc đổi mới trong phương pháp giảng dạy và chuyển đổi cấp bậc đại học, cụ thể là dự án tập trung vào việc chuyển đổi chương trình đào tạo kỹ thuật điện và cơ khí dựa trên lý thuyết thành ứng dụng và thực hành rộng rãi.
Chương trình sẽ cung cấp phần mềm NX™software, giải pháp phát triển sản phẩm kỹ thuật toàn diện và phần mềm Tecnomatix®sofware, giải pháp sản xuất kỹ thuật số cao cấp cho các trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ, Thành phố Hồ Chí Minh và trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh.
Ông Jeffrey S.Goss, Giám đốc Chương trình HEEAP nhận định, công nghệ kỹ thuật cao như phần mềm PLM là thực sự cần thiết để trang bị cho các sinh viên trước những thách thức của nền kinh tế toàn cầu. Dự án này sẽ mang đến cho sinh viên Việt Nam cơ hội được tiếp cận với các công cụ tiên tiến qua đó cung cấp kiến thức và kinh nghiệm giúp cho các em đạt được thành công trong môi trường cạnh tranh cao./.
Chương trình tài trợ này được thực hiện bởi Bộ phận phần mềm Quản lý vòng đời sản phẩm của Siemens, một đơn vị thuộc bộ phận tự động hóa công nghiệp của Siemens.
Chương trình HEEAP được xây dựng với sự hợp tác của Chính phủ Việt Nam, Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID), Trường Kỹ thuật Ira A.Fulton của Đại học Tổng hợp Arizona (ASU), Tập đoàn Siemens và Tập đoàn Intel với đối tác là các trường đạc kỹ thuật hàng đầu tại Việt Nam nhằm nâng cao chương trình đào tạo kỹ thuật điện và cơ khí của các trường.
Mục đích của chương trình là phát triển đội ngũ nhân lực có kỹ thuật chuyên môn cao, nhờ đó giúp thu hút và duy trì sự phát triển của ngành công nghiệp công nghệ cao đồng thời tăng cường khả năng cạnh tranh của Việt Nam ở các trung tâm công nghệ đỉnh cao.
Chương trình này tập trung vào việc phát triển và nâng cao các chương trình đào tạo tay nghề về kỹ thuật ứng dụng liên ngành thông qua việc đổi mới trong phương pháp giảng dạy và chuyển đổi cấp bậc đại học, cụ thể là dự án tập trung vào việc chuyển đổi chương trình đào tạo kỹ thuật điện và cơ khí dựa trên lý thuyết thành ứng dụng và thực hành rộng rãi.
Chương trình sẽ cung cấp phần mềm NX™software, giải pháp phát triển sản phẩm kỹ thuật toàn diện và phần mềm Tecnomatix®sofware, giải pháp sản xuất kỹ thuật số cao cấp cho các trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ, Thành phố Hồ Chí Minh và trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh.
Ông Jeffrey S.Goss, Giám đốc Chương trình HEEAP nhận định, công nghệ kỹ thuật cao như phần mềm PLM là thực sự cần thiết để trang bị cho các sinh viên trước những thách thức của nền kinh tế toàn cầu. Dự án này sẽ mang đến cho sinh viên Việt Nam cơ hội được tiếp cận với các công cụ tiên tiến qua đó cung cấp kiến thức và kinh nghiệm giúp cho các em đạt được thành công trong môi trường cạnh tranh cao./.
Hà Huy Hiệp (Vietnam+)