Tháng khuyến mại tại Hà Nội đang diễn ra tại hơn 1.000 điểm bán hàng được kỳ vọng là một chương trình khuyến mại lớn, thu hút sức mua mạnh từ phía người tiêu dùng.
Càng tới sát ngày vàng khuyến mãi (12-13/11), không khí mua sắm càng trở nên náo nhiệt hơn. Tuy nhiên, nhiều câu hỏi đặt ra lo ngại về chất lượng của đợt khuyến mại lần này: liệu giá bán đã thực sự hấp dẫn và quyền lợi của người tiêu dùng có được bảo đảm?
Giá chưa thực sự rẻ
Dạo qua một vài trung trung tâm điện máy, siêu thị, có thể thấy chương trình Tháng khuyến mại lần này đã được chuẩn bị khá công phu, kỹ lưỡng. Đại diện siêu thị điện máy MediaMart cho biết, trong tháng khuyến mại sẽ giảm giá 30-50% cho tất cả các mặt hàng. Các siêu thị khác cũng đã có những mức giảm từ 5-30% trong tổng số 20% mặt hàng được bày bán, riêng trong 2 ngày vàng, đều có mức giảm sâu từ 30-50%.
Theo quy định của Ban tổ chức, doanh nghiệp tham gia Tháng khuyến mại chỉ cần có hàng khuyến mại bán trong tháng, giảm giá từ 15% trở lên với ít nhất 20% các mặt hàng đang kinh doanh. Vào hai ngày vàng khuyến mãi 12-13/11 tới phải có 500 mặt hàng giảm giá 20-50%.
[Tháng khuyến mãi: Dễ “săn” nhầm hàng đội giá]
Ông Vũ Vinh Phú, Chủ tịch Hội siêu thị Hà Nội, cho biết đây là dịp tốt để người tiêu dùng mua sắm với điều kiện khuyến mãi đích thực và có trách nhiệm. Tuy nhiên, việc hàng gần hết hạn sử dụng, tăng giá trước khi giảm, thậm chí trà trộn đồ giả... đều đã từng xảy ra.
Qua khảo sát, một số mặt hàng khuyến mại giá vẫn ngang bằng, thậm chí còn cao hơn so với giá ngoài thị trường. Cụ thể, tivi LCD Panasonic C30V 32inch tại các cửa hàng điện tử có giá bán là 6,4 triệu đồng/chiếc, song tại siêu thị điện máy cũng chiếc tivi này có treo biển khuyến mãi, được giảm 300.000 đồng kèm quà tặng vẫn có mức giá tới 6,99 triệu đồng/chiếc.
Tại Pico Plaza, máy giặt Panasonic 7kg, model 70B1, giá niêm yết 3,69 triệu đồng/chiếc, giá khuyến mại 2,99 triệu đồng/chiếc, tuy nhiên tại một số cửa hàng điện lạnh trên phố Hai Bà Trưng, giá chiếc máy giặt trên lại chỉ có 2,8 triệu đồng. Hay như chiếc điện thoại di động LG KP500, tại một số điểm bán hàng khuyến mại có giá khuyến mại 2,888 triệu đồng, kèm thẻ 2Gb, song tại một số cửa hàng điện thoại, giá lại rẻ hơn từ 100.000-200.000 đồng/chiếc.
Nhiều cửa hàng đồ điện tử trên đường Hai Bà Trưng đều cho biết giá một số sản phẩm như tủ lạnh Sanyo, Panasonic, LG hay tivi LCD tại cửa hàng đều có giá thấp hơn so với các siêu thị khoảng 100.000 đồng/chiếc.
Lại là “tiền tươi - hàng tồn"?
Các chương trình khuyến mãi, giảm giá, tặng quà được các điểm giảm giá đưa ra rầm rộ trong Tháng khuyến mại, tuy nhiên việc giá các sản phẩm chưa thực sự giảm mạnh so với giá bên ngoài thị trường đang khiến người tiêu dùng lo ngại và không mấy mặn mà.
Đại diện siêu thị MediaMart cho rằng, hiện các siêu thị phải chịu rất nhiều các chi phí như dịch vụ, nhân viên, marketing, địa điểm trưng bày, an ninh, bảo hành, bảo dưỡng... Do đó, giá bán đương nhiên là sẽ cao hơn bên ngoài, nhưng đổi lại người tiêu dùng sẽ được đảm bảo về chất lượng sản phẩm.
Tuy nhiên, theo anh Nguyễn Ngọc Trung, chủ cửa hàng điện tử, đồ gia dụng tại phố Hai Bà Trưng, các siêu thị thường tung ra các chương trình khuyến mãi hàng tháng để kích cầu tiêu dùng bằng giá rẻ. Nhưng thực tế, các sản phẩm này hầu hết là các sản phẩm công nghệ, điện tử, điện lạnh dính lỗi hoặc là những model đã cũ. Những sản phẩm này sẽ được tăng giá cao từ trước, nếu có khuyến mại thì giá cũng chỉ giảm xuống khoảng 10-15%, thấp hơn giá bên ngoài không nhiều và các doanh nghiệp vẫn có lãi, không có chuyện doanh nghiệp giảm tới 50% giá trị thực của sản phẩm.
Ông Vũ Vĩnh Phú cho biết hàng năm chỉ có 30% doanh nghiệp báo cáo lại sau tháng khuyến mãi. Bởi thế, sẽ rất khó để đánh giá chất lượng, giá cả thật mà người tiêu dùng được hưởng sau tháng khuyến mãi. Các hình thức trúng thưởng cũng chưa thực sự rõ ràng, nhiều doanh nghiệp thông báo khách hàng “trúng thưởng ảo.”
Nhiều người tiêu dùng cũng tỏ ra thất vọng về chất lượng của tháng khuyến mại. Anh Đỗ Hùng ở Long Biên, Hà Nội cho biết các siêu thị khuyến mãi một số mặt hàng để kích cầu, nhưng khi xem giá thì thất vọng vì giá không thấp hơn so với bên ngoài là mấy. Nếu các doanh nghiệp cứ mở các chương trình giảm giá song thực chất giá vẫn cao hơn so với mặt bằng giá chung thì chắc chắn người tiêu dùng sẽ sớm quay lưng lại với “chiêu bài” này.
Sẽ siết chặt quản lý hơn
Trong Tháng Khuyến mại năm 2010, lực lượng quản lý thị trường đã tiến hành kiểm tra 16 doanh nghiệp tham gia, trong đó xử lý 12 trường hợp vi phạm, phạt hơn 100 triệu đồng, nhưng trên thực tế, còn nhiều trường hợp vi phạm chưa bị các lực lượng chức năng phát hiện, xử lý.
Đại diện đơn vị tư vấn của chương trình Tháng Khuyến mại 2011 cho biết năm nay, chương trình sẽ siết chặt hơn trong công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Từ những phản ánh của người tiêu dùng và qua công tác kiểm tra, kiểm soát, Ban tổ chức phối hợp Chi cục quản lý thị trường, Hội Bảo vệ người tiêu dùng sẽ kịp thời xử lý các trường hợp vi phạm; đồng thời yêu cầu các doanh nghiệp tham gia phải thực hiện đúng các quy định của pháp luật về tổ chức khuyến mại, niêm yết giá và công khai giá, nguồn gốc xuất xứ để có thể so sánh, kiểm tra giá.
Các doanh nghiệp vi phạm làm nhái dấu hiệu khuyến mại của chương trình gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng, không thực hiện đúng các quy định, làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người tiêu dùng sẽ bị xử phạt nặng.
Ngoài ra, Ban tổ chức cũng sẽ tuyên truyền về Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, tổ chức các chương trình tư vấn, hỗ trợ người tiêu dùng; tổng đài 04.1081 sẽ tiếp tục là nơi giải đáp các thắc mắc, phản ánh của người tiêu dùng, là cầu nối giữa người tiêu dùng, doanh nghiệp và cơ quan quản lý.
Để đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng, ông Phú cũng cho rằng, Sở Công Thương cần làm mạnh tay hơn nữa trong khâu quản lý. Ngoài ra, có thể không thực hiện ngày vàng vì sẽ gây tình trạng xô đẩy, chen lấn, hỗn loạn, mà thay vào đó là kéo dài những ngày khuyến mãi. Như vậy, vừa tránh tình trạng mất trật tự, người dân lại có cảm giác hưởng lợi từ giá khuyến mãi nhiều hơn./.
Càng tới sát ngày vàng khuyến mãi (12-13/11), không khí mua sắm càng trở nên náo nhiệt hơn. Tuy nhiên, nhiều câu hỏi đặt ra lo ngại về chất lượng của đợt khuyến mại lần này: liệu giá bán đã thực sự hấp dẫn và quyền lợi của người tiêu dùng có được bảo đảm?
Giá chưa thực sự rẻ
Dạo qua một vài trung trung tâm điện máy, siêu thị, có thể thấy chương trình Tháng khuyến mại lần này đã được chuẩn bị khá công phu, kỹ lưỡng. Đại diện siêu thị điện máy MediaMart cho biết, trong tháng khuyến mại sẽ giảm giá 30-50% cho tất cả các mặt hàng. Các siêu thị khác cũng đã có những mức giảm từ 5-30% trong tổng số 20% mặt hàng được bày bán, riêng trong 2 ngày vàng, đều có mức giảm sâu từ 30-50%.
Theo quy định của Ban tổ chức, doanh nghiệp tham gia Tháng khuyến mại chỉ cần có hàng khuyến mại bán trong tháng, giảm giá từ 15% trở lên với ít nhất 20% các mặt hàng đang kinh doanh. Vào hai ngày vàng khuyến mãi 12-13/11 tới phải có 500 mặt hàng giảm giá 20-50%.
[Tháng khuyến mãi: Dễ “săn” nhầm hàng đội giá]
Ông Vũ Vinh Phú, Chủ tịch Hội siêu thị Hà Nội, cho biết đây là dịp tốt để người tiêu dùng mua sắm với điều kiện khuyến mãi đích thực và có trách nhiệm. Tuy nhiên, việc hàng gần hết hạn sử dụng, tăng giá trước khi giảm, thậm chí trà trộn đồ giả... đều đã từng xảy ra.
Qua khảo sát, một số mặt hàng khuyến mại giá vẫn ngang bằng, thậm chí còn cao hơn so với giá ngoài thị trường. Cụ thể, tivi LCD Panasonic C30V 32inch tại các cửa hàng điện tử có giá bán là 6,4 triệu đồng/chiếc, song tại siêu thị điện máy cũng chiếc tivi này có treo biển khuyến mãi, được giảm 300.000 đồng kèm quà tặng vẫn có mức giá tới 6,99 triệu đồng/chiếc.
Tại Pico Plaza, máy giặt Panasonic 7kg, model 70B1, giá niêm yết 3,69 triệu đồng/chiếc, giá khuyến mại 2,99 triệu đồng/chiếc, tuy nhiên tại một số cửa hàng điện lạnh trên phố Hai Bà Trưng, giá chiếc máy giặt trên lại chỉ có 2,8 triệu đồng. Hay như chiếc điện thoại di động LG KP500, tại một số điểm bán hàng khuyến mại có giá khuyến mại 2,888 triệu đồng, kèm thẻ 2Gb, song tại một số cửa hàng điện thoại, giá lại rẻ hơn từ 100.000-200.000 đồng/chiếc.
Nhiều cửa hàng đồ điện tử trên đường Hai Bà Trưng đều cho biết giá một số sản phẩm như tủ lạnh Sanyo, Panasonic, LG hay tivi LCD tại cửa hàng đều có giá thấp hơn so với các siêu thị khoảng 100.000 đồng/chiếc.
Lại là “tiền tươi - hàng tồn"?
Các chương trình khuyến mãi, giảm giá, tặng quà được các điểm giảm giá đưa ra rầm rộ trong Tháng khuyến mại, tuy nhiên việc giá các sản phẩm chưa thực sự giảm mạnh so với giá bên ngoài thị trường đang khiến người tiêu dùng lo ngại và không mấy mặn mà.
Đại diện siêu thị MediaMart cho rằng, hiện các siêu thị phải chịu rất nhiều các chi phí như dịch vụ, nhân viên, marketing, địa điểm trưng bày, an ninh, bảo hành, bảo dưỡng... Do đó, giá bán đương nhiên là sẽ cao hơn bên ngoài, nhưng đổi lại người tiêu dùng sẽ được đảm bảo về chất lượng sản phẩm.
Tuy nhiên, theo anh Nguyễn Ngọc Trung, chủ cửa hàng điện tử, đồ gia dụng tại phố Hai Bà Trưng, các siêu thị thường tung ra các chương trình khuyến mãi hàng tháng để kích cầu tiêu dùng bằng giá rẻ. Nhưng thực tế, các sản phẩm này hầu hết là các sản phẩm công nghệ, điện tử, điện lạnh dính lỗi hoặc là những model đã cũ. Những sản phẩm này sẽ được tăng giá cao từ trước, nếu có khuyến mại thì giá cũng chỉ giảm xuống khoảng 10-15%, thấp hơn giá bên ngoài không nhiều và các doanh nghiệp vẫn có lãi, không có chuyện doanh nghiệp giảm tới 50% giá trị thực của sản phẩm.
Ông Vũ Vĩnh Phú cho biết hàng năm chỉ có 30% doanh nghiệp báo cáo lại sau tháng khuyến mãi. Bởi thế, sẽ rất khó để đánh giá chất lượng, giá cả thật mà người tiêu dùng được hưởng sau tháng khuyến mãi. Các hình thức trúng thưởng cũng chưa thực sự rõ ràng, nhiều doanh nghiệp thông báo khách hàng “trúng thưởng ảo.”
Nhiều người tiêu dùng cũng tỏ ra thất vọng về chất lượng của tháng khuyến mại. Anh Đỗ Hùng ở Long Biên, Hà Nội cho biết các siêu thị khuyến mãi một số mặt hàng để kích cầu, nhưng khi xem giá thì thất vọng vì giá không thấp hơn so với bên ngoài là mấy. Nếu các doanh nghiệp cứ mở các chương trình giảm giá song thực chất giá vẫn cao hơn so với mặt bằng giá chung thì chắc chắn người tiêu dùng sẽ sớm quay lưng lại với “chiêu bài” này.
Sẽ siết chặt quản lý hơn
Trong Tháng Khuyến mại năm 2010, lực lượng quản lý thị trường đã tiến hành kiểm tra 16 doanh nghiệp tham gia, trong đó xử lý 12 trường hợp vi phạm, phạt hơn 100 triệu đồng, nhưng trên thực tế, còn nhiều trường hợp vi phạm chưa bị các lực lượng chức năng phát hiện, xử lý.
Đại diện đơn vị tư vấn của chương trình Tháng Khuyến mại 2011 cho biết năm nay, chương trình sẽ siết chặt hơn trong công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Từ những phản ánh của người tiêu dùng và qua công tác kiểm tra, kiểm soát, Ban tổ chức phối hợp Chi cục quản lý thị trường, Hội Bảo vệ người tiêu dùng sẽ kịp thời xử lý các trường hợp vi phạm; đồng thời yêu cầu các doanh nghiệp tham gia phải thực hiện đúng các quy định của pháp luật về tổ chức khuyến mại, niêm yết giá và công khai giá, nguồn gốc xuất xứ để có thể so sánh, kiểm tra giá.
Các doanh nghiệp vi phạm làm nhái dấu hiệu khuyến mại của chương trình gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng, không thực hiện đúng các quy định, làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người tiêu dùng sẽ bị xử phạt nặng.
Ngoài ra, Ban tổ chức cũng sẽ tuyên truyền về Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, tổ chức các chương trình tư vấn, hỗ trợ người tiêu dùng; tổng đài 04.1081 sẽ tiếp tục là nơi giải đáp các thắc mắc, phản ánh của người tiêu dùng, là cầu nối giữa người tiêu dùng, doanh nghiệp và cơ quan quản lý.
Để đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng, ông Phú cũng cho rằng, Sở Công Thương cần làm mạnh tay hơn nữa trong khâu quản lý. Ngoài ra, có thể không thực hiện ngày vàng vì sẽ gây tình trạng xô đẩy, chen lấn, hỗn loạn, mà thay vào đó là kéo dài những ngày khuyến mãi. Như vậy, vừa tránh tình trạng mất trật tự, người dân lại có cảm giác hưởng lợi từ giá khuyến mãi nhiều hơn./.
Đức Dũng (TTXVN/Vietnam+)