Chiều 5/1, Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã làm việc với Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội về tăng cường công tác đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm dịp Tết Nguyên đán Quý Tỵ 2013 và triển khai tháng cao điểm an toàn thực phẩm với chủ đề “Bữa ăn an toàn.”
Hà Nội là địa bàn trọng điểm, tập trung đông dân cư nên việc kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm thời gian qua hết sức khó khăn. Đặc biệt, trong dịp Tết, tình trạng vận chuyển hàng hóa trái phép, nhập lậu vào địa bàn rất phức tạp. Vì vậy, công tác này đang được các cơ quan chức năng đặc biệt quan tâm với mục tiêu toàn dân có “bữa ăn an toàn.”
Tại cuộc làm việc, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cao Đức Phát nhấn mạnh vấn đề người dân bức xúc nhất hiện nay là sản phẩm nông nghiệp có quá nhiều hóa chất như thuốc trừ sâu tồn dư trong rau củ quả; chất kháng sinh, vi sinh và các chất cấm khác có nhiều ở thức ăn động vật... Tình trạng này đã diễn ra từ lâu, đang là vấn đề mà Bộ hết sức quan tâm, trăn trở.
Tuy nhiên, điều đáng mừng là mẫu thức ăn xét nghiệm một cách ngẫu nhiên ở nhiều nhà hàng và chợ trên địa bàn Hà Nội vào sáng 5/1 đều cho kết quả âm tính với hóa chất độc hại. Có được kết quả này do thành phố Hà Nội đã vào cuộc quyết liệt và rất sớm. Đặc biệt, gia cầm nhập lậu vào Hà Nội đã giảm khoảng 90% do ngăn chặn, kiểm tra và xử lý kịp thời.
Bên cạnh đó, Hà Nội đã liên kết tốt với các địa phương lân cận cung cấp hàng hóa, sản phẩm, góp phần tích cực loại bỏ sản phẩm trôi nổi, không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Theo Bộ trưởng, hiện nay có nhiều cửa hàng, nhà hàng, nhiều vùng sản xuất nên không thể đủ lực lượng để kiểm tra tất cả. Vì vậy, tới đây cần phân loại các nhà hàng, các cơ sở chế biến, các ngành nghề kinh doanh, qua đó tập trung kiểm tra các lĩnh vực nguy cơ mất an toàn cao. Nếu đơn vị nào sai phạm, lực lượng chức năng sẽ tiến hành xử lý và đặc biệt quan tâm, kiểm tra lại nhiều lần đối với những đơn vị sai phạm nặng.
Cũng tương tự, ở lĩnh vực trồng trọt nông sản, cần tập trung tuyên truyền, khuyến cáo bà con không sử dụng hóa chất, thuốc trừ sâu, chất độc hại và tiến hành phân loại những mặt hàng này, đồng thời tăng cường kiểm tra. Năm 2013, Bộ sẽ ưu tiên tập trung kiểm tra các lĩnh vực rau, củ, quả và thịt tươi sống.
Bộ trưởng Cao Đức Phát cho rằng để khuyến khích các cá nhân, hộ gia đình, các cơ sở chế biến sản phẩm sạch thì cần tạo được sân chơi bình đẳng, không để những hộ gia đình, những doanh nghiệp làm ăn chân chính bị quá nhiều thiệt thòi. Ví dụ các cơ sở chế biến không tuân thủ quy luật bảo vệ môi trường, xả chất thải, nước thải ra ngoài không qua xử lý, kiểm duyệt thì chắc chắn sản phẩm của họ sẽ có lợi nhuận cao hơn, bán nhanh hơn mà không phải chịu nhiều chi phí. Vì vậy, Bộ cũng đang chuẩn bị trình Chính phủ ban hành 5 Nghị định liên quan đến lĩnh vực xử phạt trong nông nghiệp.
Cũng tại cuộc làm việc, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho rằng các loại thức ăn và rượu độc hại đã tác động rất lớn tới sức khỏe nhân dân và cũng là nguyên nhân chính gây ung thư, ngộ độc thần kinh. Các loại thực phẩm nhập lậu không những ảnh hưởng sức khỏe mà còn "bóp chết" nền sản xuất trong nước. Vì vậy, giải pháp mà Bộ Y tế thấy cần thiết nhất trong thời gian tới là tăng cường lực lượng đi lấy mẫu để phân tích xét nghiệm. Việc này sẽ giúp phát hiện kịp thời các địa điểm thường xuyên sai phạm, cũng như góp phần tích cực phòng ngừa sai phạm. Hiện nay, các thủ đoạn đối phó ngày càng tinh vi nên việc phòng chống cũng cần quyết liệt và trí tuệ hơn.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến chia sẻ, “bữa ăn an toàn” phải thực sự được kéo dài, chứ không phải ngày một và chỉ làm khi phát động.
Những ngày giáp Tết, Hà Nội đang đẩy mạnh sự phối hợp giữa các cấp, các ngành và địa phương để tăng cường tuyên truyền, kiểm tra liên ngành đối với hàng trăm nhà hàng, cơ sở sản xuất và đã xử phạt hàng tỷ đồng; thu giữ và tiêu hủy lượng lớn hàng hóa không đảm bảo an toàn thực phẩm./.
Hà Nội là địa bàn trọng điểm, tập trung đông dân cư nên việc kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm thời gian qua hết sức khó khăn. Đặc biệt, trong dịp Tết, tình trạng vận chuyển hàng hóa trái phép, nhập lậu vào địa bàn rất phức tạp. Vì vậy, công tác này đang được các cơ quan chức năng đặc biệt quan tâm với mục tiêu toàn dân có “bữa ăn an toàn.”
Tại cuộc làm việc, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cao Đức Phát nhấn mạnh vấn đề người dân bức xúc nhất hiện nay là sản phẩm nông nghiệp có quá nhiều hóa chất như thuốc trừ sâu tồn dư trong rau củ quả; chất kháng sinh, vi sinh và các chất cấm khác có nhiều ở thức ăn động vật... Tình trạng này đã diễn ra từ lâu, đang là vấn đề mà Bộ hết sức quan tâm, trăn trở.
Tuy nhiên, điều đáng mừng là mẫu thức ăn xét nghiệm một cách ngẫu nhiên ở nhiều nhà hàng và chợ trên địa bàn Hà Nội vào sáng 5/1 đều cho kết quả âm tính với hóa chất độc hại. Có được kết quả này do thành phố Hà Nội đã vào cuộc quyết liệt và rất sớm. Đặc biệt, gia cầm nhập lậu vào Hà Nội đã giảm khoảng 90% do ngăn chặn, kiểm tra và xử lý kịp thời.
Bên cạnh đó, Hà Nội đã liên kết tốt với các địa phương lân cận cung cấp hàng hóa, sản phẩm, góp phần tích cực loại bỏ sản phẩm trôi nổi, không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Theo Bộ trưởng, hiện nay có nhiều cửa hàng, nhà hàng, nhiều vùng sản xuất nên không thể đủ lực lượng để kiểm tra tất cả. Vì vậy, tới đây cần phân loại các nhà hàng, các cơ sở chế biến, các ngành nghề kinh doanh, qua đó tập trung kiểm tra các lĩnh vực nguy cơ mất an toàn cao. Nếu đơn vị nào sai phạm, lực lượng chức năng sẽ tiến hành xử lý và đặc biệt quan tâm, kiểm tra lại nhiều lần đối với những đơn vị sai phạm nặng.
Cũng tương tự, ở lĩnh vực trồng trọt nông sản, cần tập trung tuyên truyền, khuyến cáo bà con không sử dụng hóa chất, thuốc trừ sâu, chất độc hại và tiến hành phân loại những mặt hàng này, đồng thời tăng cường kiểm tra. Năm 2013, Bộ sẽ ưu tiên tập trung kiểm tra các lĩnh vực rau, củ, quả và thịt tươi sống.
Bộ trưởng Cao Đức Phát cho rằng để khuyến khích các cá nhân, hộ gia đình, các cơ sở chế biến sản phẩm sạch thì cần tạo được sân chơi bình đẳng, không để những hộ gia đình, những doanh nghiệp làm ăn chân chính bị quá nhiều thiệt thòi. Ví dụ các cơ sở chế biến không tuân thủ quy luật bảo vệ môi trường, xả chất thải, nước thải ra ngoài không qua xử lý, kiểm duyệt thì chắc chắn sản phẩm của họ sẽ có lợi nhuận cao hơn, bán nhanh hơn mà không phải chịu nhiều chi phí. Vì vậy, Bộ cũng đang chuẩn bị trình Chính phủ ban hành 5 Nghị định liên quan đến lĩnh vực xử phạt trong nông nghiệp.
Cũng tại cuộc làm việc, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho rằng các loại thức ăn và rượu độc hại đã tác động rất lớn tới sức khỏe nhân dân và cũng là nguyên nhân chính gây ung thư, ngộ độc thần kinh. Các loại thực phẩm nhập lậu không những ảnh hưởng sức khỏe mà còn "bóp chết" nền sản xuất trong nước. Vì vậy, giải pháp mà Bộ Y tế thấy cần thiết nhất trong thời gian tới là tăng cường lực lượng đi lấy mẫu để phân tích xét nghiệm. Việc này sẽ giúp phát hiện kịp thời các địa điểm thường xuyên sai phạm, cũng như góp phần tích cực phòng ngừa sai phạm. Hiện nay, các thủ đoạn đối phó ngày càng tinh vi nên việc phòng chống cũng cần quyết liệt và trí tuệ hơn.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến chia sẻ, “bữa ăn an toàn” phải thực sự được kéo dài, chứ không phải ngày một và chỉ làm khi phát động.
Những ngày giáp Tết, Hà Nội đang đẩy mạnh sự phối hợp giữa các cấp, các ngành và địa phương để tăng cường tuyên truyền, kiểm tra liên ngành đối với hàng trăm nhà hàng, cơ sở sản xuất và đã xử phạt hàng tỷ đồng; thu giữ và tiêu hủy lượng lớn hàng hóa không đảm bảo an toàn thực phẩm./.
Nguyễn Văn Cảnh (TTXVN)