Chấp nhận vay vốn với lãi suất cao để đầu tư xây dựng nhà xưởng, kho chứa chuyên dùng, có bảng thành tích xuất khẩu “đẹp” nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn không thể lọt vào danh sách 100 đầu mối được phép xuất khẩu gạo bởi con số đủ điều kiện vượt xa so với chỉ tiêu.
Và hệ lụy không mong muốn là không chỉ doanh nghiệp chế biến xuất khẩu gạo “méo mặt” mà nông dân cũng "khốn khổ" vì giá lúa đã hạ nhưng vẫn khó tiêu thụ.
Tiêu thụ sẽ khó khăn
Tại giao ban sản xuất kinh doanh Bộ Công Thương sáng 4/2, Giám đốc sở Công Thương An Giang, bà Mai Thị Ánh Tuyết cho biết An Giang đang gặp rất nhiều khó khăn trong thực hiện Nghị định 109 về điều kiện xuất khẩu gạo, nhất là với chỉ tiêu “cứng” chỉ có 100 đầu mối. Chiểu theo Nghị định này, An Giang đang có tới 3 doanh nghiệp địa phương và 4 doanh nghiệp đóng trên địa bàn không thể xuất khẩu trực tiếp mà phải thông qua ủy thác do giấy phép xuất khẩu gạo 1 năm đã hết hạn trong khi các hợp đồng xuất khẩu gạo giá cao được ký nhưng chưa thực hiện lên tới 35.400 tấn.
Tuy nhiên, vấn đề đáng lo ngại hơn cả là vụ Đông Xuân ở các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long sắp thu hoạch; trong đó chỉ tính lượng lúa hàng hóa vụ này và lúa tồn kho của An Giang đã là 1 triệu tấn. Với chỉ tiêu tạm trữ 1 triệu tấn lúa hàng hóa cho các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, “đầu ra” của vựa lúa lớn nhất cả nước này sẽ rất khó khăn. Theo đó, không chỉ các doanh nghiệp đã mạnh tay đầu tư từ 200-300 tỷ đồng cho một dây chuyền sản xuất lúa gạo đáp ứng tiêu chí Nghị định 109 nhưng lại không được xuất gạo mà nông dân đồng bằng sông Cửu Long cũng đang “méo mặt” vì lúa đang rớt giá nhanh chóng.
Theo Tổ chức Nông lương thế giới (FAO), thương mại toàn cầu năm 2013 sẽ đạt 37,5 triệu tấn gạo do các nước xuất khẩu đẩy mạnh bán ra để giảm tồn kho chuẩn bị niên vụ mới. Theo đó, giá chào gạo xuất khẩu đã giảm khá mạnh, trung bình khoảng 20 USD/tấn; trong đó giá chào gạo xuất khẩu của Việt Nam loại 5% tấm còn 420-430 USD/tấn, thấp hơn đến 125 USD/tấn so với gạo cùng phẩm cấp của Thái Lan.
Đủ điều kiện sẽ được xuất khẩu
Kiến nghị Chính phủ và Bộ Công Thương sớm tháo gỡ khó khăn nảy sinh từ quy định “cứng” 100 đầu mối xuất khẩu, bà Tuyết đề xuất Chính phủ và Bộ Công Thương cấp phép cho các doanh nghiệp đủ điều kiện mà sở Công Thương An Giang đã thẩm tra và trình hồ sơ. Trong trường hợp chờ các bộ, ban, ngành tính toán trước khi điều chỉnh Nghị định 109, Chính phủ và Bộ Công Thương cần gia hạn giấy phép đến hết tháng 6/2013 cho các doanh nghiệp đã có hợp đồng xuất khẩu gạo. “Đầu ra” được đảm bảo thì giá lúa trong nước sẽ khởi sắc và người nông dân sẽ đỡ bị thua thiệt, bà Tuyết khẳng định.
Tiếp thu các đề xuất của đại diện tỉnh An Giang, Cục trưởng Cục Xuất Nhập khẩu Bộ Công Thương Phan Văn Chinh cho biết, theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Cục Xuất Nhập khẩu đang phối hợp với các địa phương hoàn thiện quy hoạch thương nhân theo hướng không khống chế về mặt số lượng đầu mối xuất khẩu gạo mà sẽ “siết” theo tiêu chí thành tích xuất khẩu tối thiểu 10.000 tấn lúa gạo/năm/doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc hoàn thiện quy hoạch gặp nhiều khó khăn do có nhiều ý kiến cho rằng các quy định cụ thể như vậy sẽ vi phạm cam kết WTO.
Dự kiến sau nghỉ Tết Nguyên đán, Cục tiếp tục thảo luận với các bộ, ngành, địa phương để thống nhất về nội dung và lộ trình thực hiện quy hoạch thương nhân trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đảm bảo cho các doanh nghiệp đã xây kho, đủ điều kiện sẽ được xuất khẩu gạo.
Ông Chinh cũng cho biết vụ đông xuân 2013 được dự báo sẽ thu hoạch sớm hơn 1 tháng so với các năm trong khi thị trường tiêu thụ lúa gạo chưa có gì khởi sắc. Vì vậy, ngay từ đầu tháng 12/2012, Bộ Công Thương đã chủ trì cùng với các bộ, ngành và thành viên tổ điều hành xuất khẩu gạo họp phân tích tình hình tiêu thụ lúa gạo vụ Đông Xuân 2013. Theo đó, chỉ trong tháng 3 tới là có 3,7 triệu tấn gạo cần tiêu thụ.
Bộ Công Thương cũng có văn bản kiến nghị Thủ tướng Chính phủ về việc trong khi quy chế mới về tạm trữ gạo chưa được thông qua thì doanh nghiệp được dự trữ gạo theo cơ chế cũ. Bộ Công Thương đề nghị Bộ Tài chính sớm công bố giá và định hướng cho vụ Đông Xuân 2013 làm cơ sở cho việc điều hành xuất khẩu gạo.
Theo Công văn ngày 28/1/2013 của Bộ Tài chính, Bộ này đã thông qua mức giá lúa gạo tạm trữ là 3.616 đồng/kg thóc khô.
Về việc tạm trữ cụ thể, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chủ trì trên phương án tạm trữ cũ trên cơ sở theo dõi sát diễn biến giá cả thực tế tại các vùng miền để kiến nghị thời điểm thu mua tạm trữ lúa gạo phù hợp, trước mắt thu mua 1 triệu tấn.
Trong tuần này, Bộ Công Thương sẽ họp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để thống nhất thời điểm, phương thức thu mua cụ thể, đảm bảo việc thu mua lúa gạo của nông dân trong ngày nghỉ tết Nguyên đán.
Cũng trong tháng đầu năm mới, số hợp đồng xuất khẩu gạo đã tăng thêm 1,3 triệu tấn, cộng với 650.000 tấn từ hợp đồng xuất khẩu của năm 2012 chưa giao hàng chuyển sang, đầu ra cho vụ Đông Xuân 2013 sẽ không đáng ngại, ông Chinh nhấn mạnh./.
Và hệ lụy không mong muốn là không chỉ doanh nghiệp chế biến xuất khẩu gạo “méo mặt” mà nông dân cũng "khốn khổ" vì giá lúa đã hạ nhưng vẫn khó tiêu thụ.
Tiêu thụ sẽ khó khăn
Tại giao ban sản xuất kinh doanh Bộ Công Thương sáng 4/2, Giám đốc sở Công Thương An Giang, bà Mai Thị Ánh Tuyết cho biết An Giang đang gặp rất nhiều khó khăn trong thực hiện Nghị định 109 về điều kiện xuất khẩu gạo, nhất là với chỉ tiêu “cứng” chỉ có 100 đầu mối. Chiểu theo Nghị định này, An Giang đang có tới 3 doanh nghiệp địa phương và 4 doanh nghiệp đóng trên địa bàn không thể xuất khẩu trực tiếp mà phải thông qua ủy thác do giấy phép xuất khẩu gạo 1 năm đã hết hạn trong khi các hợp đồng xuất khẩu gạo giá cao được ký nhưng chưa thực hiện lên tới 35.400 tấn.
Tuy nhiên, vấn đề đáng lo ngại hơn cả là vụ Đông Xuân ở các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long sắp thu hoạch; trong đó chỉ tính lượng lúa hàng hóa vụ này và lúa tồn kho của An Giang đã là 1 triệu tấn. Với chỉ tiêu tạm trữ 1 triệu tấn lúa hàng hóa cho các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, “đầu ra” của vựa lúa lớn nhất cả nước này sẽ rất khó khăn. Theo đó, không chỉ các doanh nghiệp đã mạnh tay đầu tư từ 200-300 tỷ đồng cho một dây chuyền sản xuất lúa gạo đáp ứng tiêu chí Nghị định 109 nhưng lại không được xuất gạo mà nông dân đồng bằng sông Cửu Long cũng đang “méo mặt” vì lúa đang rớt giá nhanh chóng.
Theo Tổ chức Nông lương thế giới (FAO), thương mại toàn cầu năm 2013 sẽ đạt 37,5 triệu tấn gạo do các nước xuất khẩu đẩy mạnh bán ra để giảm tồn kho chuẩn bị niên vụ mới. Theo đó, giá chào gạo xuất khẩu đã giảm khá mạnh, trung bình khoảng 20 USD/tấn; trong đó giá chào gạo xuất khẩu của Việt Nam loại 5% tấm còn 420-430 USD/tấn, thấp hơn đến 125 USD/tấn so với gạo cùng phẩm cấp của Thái Lan.
Đủ điều kiện sẽ được xuất khẩu
Kiến nghị Chính phủ và Bộ Công Thương sớm tháo gỡ khó khăn nảy sinh từ quy định “cứng” 100 đầu mối xuất khẩu, bà Tuyết đề xuất Chính phủ và Bộ Công Thương cấp phép cho các doanh nghiệp đủ điều kiện mà sở Công Thương An Giang đã thẩm tra và trình hồ sơ. Trong trường hợp chờ các bộ, ban, ngành tính toán trước khi điều chỉnh Nghị định 109, Chính phủ và Bộ Công Thương cần gia hạn giấy phép đến hết tháng 6/2013 cho các doanh nghiệp đã có hợp đồng xuất khẩu gạo. “Đầu ra” được đảm bảo thì giá lúa trong nước sẽ khởi sắc và người nông dân sẽ đỡ bị thua thiệt, bà Tuyết khẳng định.
Tiếp thu các đề xuất của đại diện tỉnh An Giang, Cục trưởng Cục Xuất Nhập khẩu Bộ Công Thương Phan Văn Chinh cho biết, theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Cục Xuất Nhập khẩu đang phối hợp với các địa phương hoàn thiện quy hoạch thương nhân theo hướng không khống chế về mặt số lượng đầu mối xuất khẩu gạo mà sẽ “siết” theo tiêu chí thành tích xuất khẩu tối thiểu 10.000 tấn lúa gạo/năm/doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc hoàn thiện quy hoạch gặp nhiều khó khăn do có nhiều ý kiến cho rằng các quy định cụ thể như vậy sẽ vi phạm cam kết WTO.
Dự kiến sau nghỉ Tết Nguyên đán, Cục tiếp tục thảo luận với các bộ, ngành, địa phương để thống nhất về nội dung và lộ trình thực hiện quy hoạch thương nhân trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đảm bảo cho các doanh nghiệp đã xây kho, đủ điều kiện sẽ được xuất khẩu gạo.
Ông Chinh cũng cho biết vụ đông xuân 2013 được dự báo sẽ thu hoạch sớm hơn 1 tháng so với các năm trong khi thị trường tiêu thụ lúa gạo chưa có gì khởi sắc. Vì vậy, ngay từ đầu tháng 12/2012, Bộ Công Thương đã chủ trì cùng với các bộ, ngành và thành viên tổ điều hành xuất khẩu gạo họp phân tích tình hình tiêu thụ lúa gạo vụ Đông Xuân 2013. Theo đó, chỉ trong tháng 3 tới là có 3,7 triệu tấn gạo cần tiêu thụ.
Bộ Công Thương cũng có văn bản kiến nghị Thủ tướng Chính phủ về việc trong khi quy chế mới về tạm trữ gạo chưa được thông qua thì doanh nghiệp được dự trữ gạo theo cơ chế cũ. Bộ Công Thương đề nghị Bộ Tài chính sớm công bố giá và định hướng cho vụ Đông Xuân 2013 làm cơ sở cho việc điều hành xuất khẩu gạo.
Theo Công văn ngày 28/1/2013 của Bộ Tài chính, Bộ này đã thông qua mức giá lúa gạo tạm trữ là 3.616 đồng/kg thóc khô.
Về việc tạm trữ cụ thể, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chủ trì trên phương án tạm trữ cũ trên cơ sở theo dõi sát diễn biến giá cả thực tế tại các vùng miền để kiến nghị thời điểm thu mua tạm trữ lúa gạo phù hợp, trước mắt thu mua 1 triệu tấn.
Trong tuần này, Bộ Công Thương sẽ họp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để thống nhất thời điểm, phương thức thu mua cụ thể, đảm bảo việc thu mua lúa gạo của nông dân trong ngày nghỉ tết Nguyên đán.
Cũng trong tháng đầu năm mới, số hợp đồng xuất khẩu gạo đã tăng thêm 1,3 triệu tấn, cộng với 650.000 tấn từ hợp đồng xuất khẩu của năm 2012 chưa giao hàng chuyển sang, đầu ra cho vụ Đông Xuân 2013 sẽ không đáng ngại, ông Chinh nhấn mạnh./.
Nguyễn Kim Anh (TTXVN)