Siêu máy tính Sequoia của Mỹ đã giành lại ngôi quán quân trong cuộc cạnh tranh không bao giờ ngơi nghỉ để trở thành siêu máy tính mạnh nhất thế giới.
Chiến thắng này là cột mốc mới nhất đánh dấu sự gia tăng liên tục của sức mạnh điện toán trên toàn cầu.
Siêu máy tính Sequoia đứng đầu danh sách Top500 này được đặt tại Phòng thí nghiệm quốc gia Lawrence Livermore ở California, Mỹ và có khả năng thực hiện 16,32 nghìn triệu triệu phép tính/giây (16,32 petaflop/giây).
Sức mạnh điện toán siêu việt này được Cục an ninh hạt nhân quốc gia Mỹ sử dụng để mô phỏng các vụ thử vũ khí hạt nhân đối với các vũ khí cũ hơn nằm trong kho, qua đó giúp Mỹ giữ kho hạt nhân an toàn, đảm bảo và hiệu quả mà không cần thực hiện hoạt động thử nghiệm dưới lòng đất.
Việc Sequoia leo lên ngôi đầu lần đầu tiên đã mang về cho Mỹ danh hiệu siêu máy tính số một kể từ tháng 11/2009.
Siêu máy tính Thiên Hà 1A của Trung Quốc được vinh danh hồi tháng 11/2010 nhưng trong danh sách năm nay lại xếp ở vị trí thứ năm.
Đây là dấu hiệu cho thấy sức mạnh siêu điện toán trên thế giới phát triển nhanh đến cỡ nào.
Các siêu máy tính của châu Âu cũng có màn thể hiện ấn tượng với các siêu máy tính của Đức nắm các vị trí thứ tư và thứ tám, siêu máy tính của Italy đứng thứ bảy và của Pháp xếp thứ 9.
Chiến thắng này là cột mốc mới nhất đánh dấu sự gia tăng liên tục của sức mạnh điện toán trên toàn cầu.
Siêu máy tính Sequoia đứng đầu danh sách Top500 này được đặt tại Phòng thí nghiệm quốc gia Lawrence Livermore ở California, Mỹ và có khả năng thực hiện 16,32 nghìn triệu triệu phép tính/giây (16,32 petaflop/giây).
Sức mạnh điện toán siêu việt này được Cục an ninh hạt nhân quốc gia Mỹ sử dụng để mô phỏng các vụ thử vũ khí hạt nhân đối với các vũ khí cũ hơn nằm trong kho, qua đó giúp Mỹ giữ kho hạt nhân an toàn, đảm bảo và hiệu quả mà không cần thực hiện hoạt động thử nghiệm dưới lòng đất.
Việc Sequoia leo lên ngôi đầu lần đầu tiên đã mang về cho Mỹ danh hiệu siêu máy tính số một kể từ tháng 11/2009.
Siêu máy tính Thiên Hà 1A của Trung Quốc được vinh danh hồi tháng 11/2010 nhưng trong danh sách năm nay lại xếp ở vị trí thứ năm.
Đây là dấu hiệu cho thấy sức mạnh siêu điện toán trên thế giới phát triển nhanh đến cỡ nào.
Các siêu máy tính của châu Âu cũng có màn thể hiện ấn tượng với các siêu máy tính của Đức nắm các vị trí thứ tư và thứ tám, siêu máy tính của Italy đứng thứ bảy và của Pháp xếp thứ 9.
Dưới đây là 10 siêu máy tính mạnh nhất trong Top500: 1. Sequoia tại Phòng thí nghiệm quốc gia Lawrence Livermore ở California, Mỹ 2. K Computer tại Viện khoa học điện toán cao cấp RIKEN ở Kobe, Nhật Bản 3. Mira tại Phòng thí nghiệm quốc gia Argonne ở Illinois, Mỹ 4. SuperMUC tại Trung tâm siêu điện toán Leibniz ở Garching, Đức 5. Thiên Hà Tianhe-1A tại Trung tâm siêu điện toán quốc gia ở Thiên Tân, Trung Quốc 6. Jaguar tại Phòng thí nghiệm quốc gia Oak Ridge ở Tennessee, Mỹ 7. Fermi tại CINECA ở Bologna, Italy 8. JuQueen tại Forschungszentrum Juelich ở Julich, Đức 9. Curie thin nodes tại CEA/TGCC-GENCI ở Bruyeres-le-Chatel, Pháp 10. Nebulae tại Trung tâm siêu điện toán quốc gia ở Thâm Quyến, Trung Quốc |
Huy Lê (Vietnam+)