Các nhà khoa học ngày 16/11 cảnh báo các trường hợp lây nhiễm "siêu vi khuẩn" kháng thuốc Clostridium difficile (hay C-difficile) đang gia tăng và lây lan rộng ở châu Âu.
Một nghiên cứu trên toàn châu Âu cho thấy tỷ lệ các ca lây nhiễm C-difficile tại bệnh viện đã tăng lên 4,1/10.000 ngày bệnh nhân điều trị trong năm 2008, so với mức 2,45/10.000 vào năm 2005.
Các nhà khoa học cho rằng việc lạm dụng và sử dụng thuốc kháng sinh không đúng cách trong những thập kỷ gần đây đã thúc đẩy sự gia tăng các trường hợp nhiễm "siêu vi khuẩn" kháng thuốc như C-difficile, một loại vi khuẩn tấn công ruột, và vi khuẩn Staphyloccus kháng methicillin (MRSA).
Đầu năm 2010, các nhà khoa học đã cảnh báo một loại siêu vi khuẩn kháng thuốc mới bắt nguồn từ Ấn Độ có tên gọi New Delhi metallo-beta-lactamase (NDM-1) có thể lây nhiễm toàn thế giới.
Trung tâm phòng chống và kiểm soát dịch bệnh châu Âu (ECDC) cho biết hiện có hơn 400.000 bệnh nhân trong khu vực bị lây nhiễm các loại vi khuẩn kháng thuốc và tình trạng kháng thuốc kháng sinh hiện vẫn là một vấn đề lớn của ngành y tế./.
Một nghiên cứu trên toàn châu Âu cho thấy tỷ lệ các ca lây nhiễm C-difficile tại bệnh viện đã tăng lên 4,1/10.000 ngày bệnh nhân điều trị trong năm 2008, so với mức 2,45/10.000 vào năm 2005.
Các nhà khoa học cho rằng việc lạm dụng và sử dụng thuốc kháng sinh không đúng cách trong những thập kỷ gần đây đã thúc đẩy sự gia tăng các trường hợp nhiễm "siêu vi khuẩn" kháng thuốc như C-difficile, một loại vi khuẩn tấn công ruột, và vi khuẩn Staphyloccus kháng methicillin (MRSA).
Đầu năm 2010, các nhà khoa học đã cảnh báo một loại siêu vi khuẩn kháng thuốc mới bắt nguồn từ Ấn Độ có tên gọi New Delhi metallo-beta-lactamase (NDM-1) có thể lây nhiễm toàn thế giới.
Trung tâm phòng chống và kiểm soát dịch bệnh châu Âu (ECDC) cho biết hiện có hơn 400.000 bệnh nhân trong khu vực bị lây nhiễm các loại vi khuẩn kháng thuốc và tình trạng kháng thuốc kháng sinh hiện vẫn là một vấn đề lớn của ngành y tế./.
(TTXVN/Vietnam+)