Ngày 17/6, Singapore đã lên tiếng thúc giục láng giềng Indonesia có "các biện pháp khẩn cấp" để xử lý các đám cháy rừng đang gây ô nhiễm trầm trọng bầu không khí trên đảo Sumatra (Indonesia), và tạo ra những đám khói mù dày đặc làm nghẹt thở cả đảo quốc Sư tử.
Các tòa nhà chọc trời ở Singapore, kể cả tổ hợp giải trí Marina Bay Sands nổi tiếng, đang bị bao phủ trong khói mù và mùi khét cay nồng của gỗ cháy.
Trang tin điện tử của Cơ quan Môi trường Quốc gia Singapore (NEA) cho biết Chỉ số Tiêu chuẩn ô nhiễm (PSI) ở Singapore vào tối 17/6 (giờ địa phương) ở mức rất cao là 152, vượt xa mốc 100 - ngưỡng được coi là "có hại cho sức khỏe". Theo đánh giá của Bộ Môi trường và Nguồn nước Singapore, thảm họa khói mù lần này là tồi tệ nhất được ghi nhận ở đảo quốc này kể từ năm 2006.
Trong khi đó, nhiều nơi ở Malaysia cũng đang phải chịu tình cảnh tương tự. Hiện tượng này xảy ra theo định kỳ hàng năm và chính phủ các nước Đông Nam Á hầu như bất lực trong giải quyết vấn đề dù có nhiều hối thúc phải hành động.
NEA cho biết họ đã báo động phía Indonesia, kêu gọi các nhà chức trách nước này nghiên cứu các biện pháp khẩn cấp để ngăn chặn, giảm thiểu và giám sát khói từ cháy rừng.
Tuy nhiên, Bộ Lâm nghiệp Indonesia cho biết lực lượng lính cứu hỏa đã dập được đám cháy và máy bay chữa cháy sẽ chỉ được triển khai nếu chính quyền địa phương yêu cầu./.
Các tòa nhà chọc trời ở Singapore, kể cả tổ hợp giải trí Marina Bay Sands nổi tiếng, đang bị bao phủ trong khói mù và mùi khét cay nồng của gỗ cháy.
Trang tin điện tử của Cơ quan Môi trường Quốc gia Singapore (NEA) cho biết Chỉ số Tiêu chuẩn ô nhiễm (PSI) ở Singapore vào tối 17/6 (giờ địa phương) ở mức rất cao là 152, vượt xa mốc 100 - ngưỡng được coi là "có hại cho sức khỏe". Theo đánh giá của Bộ Môi trường và Nguồn nước Singapore, thảm họa khói mù lần này là tồi tệ nhất được ghi nhận ở đảo quốc này kể từ năm 2006.
Trong khi đó, nhiều nơi ở Malaysia cũng đang phải chịu tình cảnh tương tự. Hiện tượng này xảy ra theo định kỳ hàng năm và chính phủ các nước Đông Nam Á hầu như bất lực trong giải quyết vấn đề dù có nhiều hối thúc phải hành động.
NEA cho biết họ đã báo động phía Indonesia, kêu gọi các nhà chức trách nước này nghiên cứu các biện pháp khẩn cấp để ngăn chặn, giảm thiểu và giám sát khói từ cháy rừng.
Tuy nhiên, Bộ Lâm nghiệp Indonesia cho biết lực lượng lính cứu hỏa đã dập được đám cháy và máy bay chữa cháy sẽ chỉ được triển khai nếu chính quyền địa phương yêu cầu./.
(TTXVN)