Một nghiên cứu vừa được công bố cho biết các loài động vật và thực vật hoang dã được mang từ nhiều nơi khác nhau trên thế giới đến châu Âu, là mối đe dọa lớn đối với sức khỏe con người và môi trường, gây thiệt hại ít nhất 16 tỷ USD mỗi năm.
Theo Cơ quan Môi trường châu Âu (EEA), có hơn 10.000 loài động-thực vật “ngoại lai” đang có mặt tại châu Âu, từ muỗi hổ châu Á đến cỏ phấn hương (ragweed) Bắc Mỹ, trong đó ít nhất 1.500 loài được biết là gây hại.
Jacqueline McGlade, người đứng đầu EEA, nói rằng “tại nhiều khu vực, hệ sinh thái bị suy yếu do tình trạng ô nhiễm và biến đổi khí hậu gây ra. Thêm vào đó, sự xâm nhập của các loài ngoại lai gây ra sức ép ngày càng lớn với thế giới tự nhiên”.
Vấn đề trên đã phát sinh mạnh trong 100 năm qua và đang trở nên tồi tệ trên thế giới. Các hoạt động du lịch, trao đổi thương mại và tình trạng biến đổi khí hậu có thể làm trầm trọng thêm sự xâm nhập của các loài ngoại lai này.
EEA cho biết “các loài động-thực vật ngoại lai có thể gây ra nhiều rủi ro lớn hơn cho sự đa dạng sinh học, sức khoẻ con người hay các nền kinh tế”. Cơ quan này kêu gọi cần tập trung vào việc ngăn chặn sự xuất hiện của các loài ngoại lai không mong muốn và một hệ thống cảnh báo sớm tốt hơn để loại bỏ những loài không có ích lợi.
Trong số những loài gây hại, loài muỗi hổ có nguồn gốc từ châu Á, truyền bệnh sốt xuất huyết, điển hình là đợt bùng phát virút chikungunya tại Italy năm 2007. Hiện tượng biến đổi khí hậu có thể khiến loài muỗi này hiện diện ở những khu vực khác.
Ngoài ra, cỏ phấn hương có nguồn gốc từ Bắc Mỹ, đang phát triển và lan rộng khắp miền Bắc Âu nhờ điều kiện thời tiết ấm lên, khiến những vấn đề liên quan đến sức khoẻ con người tăng từ 10-20%, nhất là đối với những người mắc bệnh dị ứng phấn hoa từ loài cây này.
Các chuyên gia cho biết nhiều loài ngoại lai rất khó để diệt trừ, và chi phí bỏ ra thường “đắt đỏ”. Chẳng hạn như Anh đã mở một chiến dịch trị giá 5 triệu euro nhằm tiêu diệt giống chuột hải ly, một loài gậm nhấm lớn ở Nam Mỹ, gây xói mòn vùng ven sông.
Còn ở Italy, sự phá hoại của giống hải ly lớn này gây thiệt hại lên tới 12 triệu euro mỗi năm./.
Theo Cơ quan Môi trường châu Âu (EEA), có hơn 10.000 loài động-thực vật “ngoại lai” đang có mặt tại châu Âu, từ muỗi hổ châu Á đến cỏ phấn hương (ragweed) Bắc Mỹ, trong đó ít nhất 1.500 loài được biết là gây hại.
Jacqueline McGlade, người đứng đầu EEA, nói rằng “tại nhiều khu vực, hệ sinh thái bị suy yếu do tình trạng ô nhiễm và biến đổi khí hậu gây ra. Thêm vào đó, sự xâm nhập của các loài ngoại lai gây ra sức ép ngày càng lớn với thế giới tự nhiên”.
Vấn đề trên đã phát sinh mạnh trong 100 năm qua và đang trở nên tồi tệ trên thế giới. Các hoạt động du lịch, trao đổi thương mại và tình trạng biến đổi khí hậu có thể làm trầm trọng thêm sự xâm nhập của các loài ngoại lai này.
EEA cho biết “các loài động-thực vật ngoại lai có thể gây ra nhiều rủi ro lớn hơn cho sự đa dạng sinh học, sức khoẻ con người hay các nền kinh tế”. Cơ quan này kêu gọi cần tập trung vào việc ngăn chặn sự xuất hiện của các loài ngoại lai không mong muốn và một hệ thống cảnh báo sớm tốt hơn để loại bỏ những loài không có ích lợi.
Trong số những loài gây hại, loài muỗi hổ có nguồn gốc từ châu Á, truyền bệnh sốt xuất huyết, điển hình là đợt bùng phát virút chikungunya tại Italy năm 2007. Hiện tượng biến đổi khí hậu có thể khiến loài muỗi này hiện diện ở những khu vực khác.
Ngoài ra, cỏ phấn hương có nguồn gốc từ Bắc Mỹ, đang phát triển và lan rộng khắp miền Bắc Âu nhờ điều kiện thời tiết ấm lên, khiến những vấn đề liên quan đến sức khoẻ con người tăng từ 10-20%, nhất là đối với những người mắc bệnh dị ứng phấn hoa từ loài cây này.
Các chuyên gia cho biết nhiều loài ngoại lai rất khó để diệt trừ, và chi phí bỏ ra thường “đắt đỏ”. Chẳng hạn như Anh đã mở một chiến dịch trị giá 5 triệu euro nhằm tiêu diệt giống chuột hải ly, một loài gậm nhấm lớn ở Nam Mỹ, gây xói mòn vùng ven sông.
Còn ở Italy, sự phá hoại của giống hải ly lớn này gây thiệt hại lên tới 12 triệu euro mỗi năm./.
Minh Hằng (TTXVN)