Theo thông tin từ Tổng Công ty Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang (FDIC), Mỹ vừa đóng cửa thêm ba ngân hàng có vấn đề vào cuối tuần trước, nâng tổng số ngân hàng bị đóng cửa từ đầu năm tới nay lên 81.
Lớn nhất trong số ba ngân hàng vừa bị đóng cửa là TierOne, ngân hàng lớn thứ tư tại bang Nebraska với tài sản được định giá vào cuối tháng Ba là 2,8 tỷ USD.
Trong 10 quý trở lại đây, TierOne đều hoạt động thua lỗ và trong cả năm ngoái, ngân hàng này lỗ 300 triệu USD do các khoản cho vay liên quan tới bất động sản dành cho người dân tại các bang Nebraska, Florida, Nevada và vài bang lân cận khác.
Ngân hàng Great Western Bank có trụ sở tại bang Nam Dakota đã đồng ý mua lại toàn bộ tài sản của ngân hàng TierOne cũng như chịu trách nhiệm đối với số tiền gửi lên tới hơn 2,2 tỷ USD của ngân hàng này.
Một ngân hàng khác cùng bị đóng cửa vào tuần trước là First National Bank, trụ sở tại bang Mississippi, có tài sản trị giá 60,4 triệu USD. Ngân hàng Jefferson Bank cũng ở bang Mississippi sẽ mua lại toàn bộ tài sản của First National Bank cùng khoản tiền gửi là 63,5 triệu USD.
FDIC chưa tìm được ngân hàng nào đứng ra mua lại ngân hàng Arcola Homestead Savings tại bang Illinois, bị đóng cửa vào ngày 4/6. Ngân hàng này có tài sản trị giá 17 triệu USD và tiền gửi 18 triệu USD.
FDIC sẽ phải thanh toán gần 314 triệu USD là tiền bảo hiểm tiền gửi cho ba ngân hàng bị đổ vỡ trong tuần trước.
Với 81 ngân hàng bị đóng cửa từ đầu năm tới nay, quỹ bảo hiểm tiền gửi liên bang đã bị giảm 10,6 tỷ USD. Trong số 81 ngân hàng đó thì ngân hàng Westernbank Puerto Rico bị đóng cửa vào ngày 30/4 là ngân hàng lớn nhất với tài sản trị giá 11,9 tỷ USD và tổng vốn vay trị giá 8,8 tỷ USD.
Năm 2009, nước Mỹ có 140 ngân hàng sụp đổ và vào thời điểm này của năm ngoái, các cơ quan chức năng của Mỹ mới chỉ đóng cửa 37 ngân hàng.
Theo nhận định của các chuyên gia, năm 2010 sẽ còn chứng kiến sự sụp đổ nhiều hơn của các ngân hàng Mỹ trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế của nước này còn yếu và thị trường nhà đất còn chưa "dò" được đáy./.
Lớn nhất trong số ba ngân hàng vừa bị đóng cửa là TierOne, ngân hàng lớn thứ tư tại bang Nebraska với tài sản được định giá vào cuối tháng Ba là 2,8 tỷ USD.
Trong 10 quý trở lại đây, TierOne đều hoạt động thua lỗ và trong cả năm ngoái, ngân hàng này lỗ 300 triệu USD do các khoản cho vay liên quan tới bất động sản dành cho người dân tại các bang Nebraska, Florida, Nevada và vài bang lân cận khác.
Ngân hàng Great Western Bank có trụ sở tại bang Nam Dakota đã đồng ý mua lại toàn bộ tài sản của ngân hàng TierOne cũng như chịu trách nhiệm đối với số tiền gửi lên tới hơn 2,2 tỷ USD của ngân hàng này.
Một ngân hàng khác cùng bị đóng cửa vào tuần trước là First National Bank, trụ sở tại bang Mississippi, có tài sản trị giá 60,4 triệu USD. Ngân hàng Jefferson Bank cũng ở bang Mississippi sẽ mua lại toàn bộ tài sản của First National Bank cùng khoản tiền gửi là 63,5 triệu USD.
FDIC chưa tìm được ngân hàng nào đứng ra mua lại ngân hàng Arcola Homestead Savings tại bang Illinois, bị đóng cửa vào ngày 4/6. Ngân hàng này có tài sản trị giá 17 triệu USD và tiền gửi 18 triệu USD.
FDIC sẽ phải thanh toán gần 314 triệu USD là tiền bảo hiểm tiền gửi cho ba ngân hàng bị đổ vỡ trong tuần trước.
Với 81 ngân hàng bị đóng cửa từ đầu năm tới nay, quỹ bảo hiểm tiền gửi liên bang đã bị giảm 10,6 tỷ USD. Trong số 81 ngân hàng đó thì ngân hàng Westernbank Puerto Rico bị đóng cửa vào ngày 30/4 là ngân hàng lớn nhất với tài sản trị giá 11,9 tỷ USD và tổng vốn vay trị giá 8,8 tỷ USD.
Năm 2009, nước Mỹ có 140 ngân hàng sụp đổ và vào thời điểm này của năm ngoái, các cơ quan chức năng của Mỹ mới chỉ đóng cửa 37 ngân hàng.
Theo nhận định của các chuyên gia, năm 2010 sẽ còn chứng kiến sự sụp đổ nhiều hơn của các ngân hàng Mỹ trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế của nước này còn yếu và thị trường nhà đất còn chưa "dò" được đáy./.
Kim Yến (TTXVN/Vietnam+)