An toàn giao thông vận tải đường sắt trong quý I năm nay cơ bản khá hơn so với cùng kỳ năm trước ở cả ba tiêu chí về số vụ tai nạn, số người bị chết và số người bị thương.
Thông tin này được ông Phạm Văn Bình, Trưởng Ban An toàn giao thông, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam cho biết.
Cụ thể, trong quý I, 114 vụ tai nạn giao thông đường sắt đã xảy ra trên phạm vi cả nước (giảm 9,5%), làm chết 59 người (giảm khoảng 12%) và bị thương hơn 64 người, giảm gần 18% so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo ông Phạm Văn Bình, có được kết quả trên, thời gian qua, Tổng Công ty đã thực hiện nhiều giải pháp nhằm kiềm chế tai nạn giao thông đường sắt như chỉ đạo các Công ty Quản lý đường sắt tổ chức rà soát lại toàn bộ hệ thống đường ngang để phân loại đường ngang nào cần tu sửa và sửa chữa bổ sung.
Ngoài ra, ngành phối hợp với các cơ quan quản lý đường bộ cắm biển báo, làm gờ giảm tốc, sửa lại mặt lát đường ngang cho êm thuận và phát quang cây cối che khuất tầm nhìn của lái tàu và lái xe.
Bên cạnh đó, Tổng Công ty cũng tăng cường phối hợp với các các cơ quan chức năng như thanh tra Cục Đường sắt Việt Nam, Cục Cảnh sát giao thông Đường bộ và Đường sắt tăng cường công tác kiểm tra dịp lễ và ngày nghỉ.
Ông Phạm Văn Bình cũng cho hay, để thực hiện thành công mục tiêu năm nay là giảm 10% tai nạn giao thông đường sắt, từ nay đến cuối năm, Tổng Công ty sẽ tập trung triển khai 6 giải pháp.
Ngành ứng dụng công nghệ GPS để khống chế tốc độ chạy tàu, tăng cường độ hoạt động ổn định tín hiệu cảnh báo tại đường ngang, thay đổi tiếng còi tàu, đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, chú trọng kiểm tra đột xuất vào ban đêm, vào ngày nghỉ, xử lý nghiêm các cá nhân vi phạm và trách nhiệm người quản lý trực tiếp.
Bên cạnh việc duy trì trực chốt tại các điểm xung yếu ngành cũng phối hợp với các địa phương, các cơ quan quản lý Nhà nước bảo vệ tốt hành lang an toàn giao thông đường sắt, ngăn chặn tình trạng mở đường ngang trái phép, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về an toàn giao thông đường sắt.
Mặt khác, ngành triển khai có hiệu quả các công trình, dự án có liên quan đến công tác đảm bảo an toàn giao thông đường sắt, đặc biệt là các dự án theo Quyết định 1856/QĐ-TTg của Thủ tướng nhằm đưa công trình vào sử dụng sớm và khai thác có hiệu quả nhất./.
Thông tin này được ông Phạm Văn Bình, Trưởng Ban An toàn giao thông, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam cho biết.
Cụ thể, trong quý I, 114 vụ tai nạn giao thông đường sắt đã xảy ra trên phạm vi cả nước (giảm 9,5%), làm chết 59 người (giảm khoảng 12%) và bị thương hơn 64 người, giảm gần 18% so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo ông Phạm Văn Bình, có được kết quả trên, thời gian qua, Tổng Công ty đã thực hiện nhiều giải pháp nhằm kiềm chế tai nạn giao thông đường sắt như chỉ đạo các Công ty Quản lý đường sắt tổ chức rà soát lại toàn bộ hệ thống đường ngang để phân loại đường ngang nào cần tu sửa và sửa chữa bổ sung.
Ngoài ra, ngành phối hợp với các cơ quan quản lý đường bộ cắm biển báo, làm gờ giảm tốc, sửa lại mặt lát đường ngang cho êm thuận và phát quang cây cối che khuất tầm nhìn của lái tàu và lái xe.
Bên cạnh đó, Tổng Công ty cũng tăng cường phối hợp với các các cơ quan chức năng như thanh tra Cục Đường sắt Việt Nam, Cục Cảnh sát giao thông Đường bộ và Đường sắt tăng cường công tác kiểm tra dịp lễ và ngày nghỉ.
Ông Phạm Văn Bình cũng cho hay, để thực hiện thành công mục tiêu năm nay là giảm 10% tai nạn giao thông đường sắt, từ nay đến cuối năm, Tổng Công ty sẽ tập trung triển khai 6 giải pháp.
Ngành ứng dụng công nghệ GPS để khống chế tốc độ chạy tàu, tăng cường độ hoạt động ổn định tín hiệu cảnh báo tại đường ngang, thay đổi tiếng còi tàu, đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, chú trọng kiểm tra đột xuất vào ban đêm, vào ngày nghỉ, xử lý nghiêm các cá nhân vi phạm và trách nhiệm người quản lý trực tiếp.
Bên cạnh việc duy trì trực chốt tại các điểm xung yếu ngành cũng phối hợp với các địa phương, các cơ quan quản lý Nhà nước bảo vệ tốt hành lang an toàn giao thông đường sắt, ngăn chặn tình trạng mở đường ngang trái phép, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về an toàn giao thông đường sắt.
Mặt khác, ngành triển khai có hiệu quả các công trình, dự án có liên quan đến công tác đảm bảo an toàn giao thông đường sắt, đặc biệt là các dự án theo Quyết định 1856/QĐ-TTg của Thủ tướng nhằm đưa công trình vào sử dụng sớm và khai thác có hiệu quả nhất./.
Uông Lam (TTXVN)