Tình trạng khai thác vàng trái phép diễn ra rầm rộ với sự tham gia của hàng trăm người dân, làm cho dòng sông Đakrông (huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị) bị biến dạng, môi trường bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Ở một số nơi có vàng, các đối tượng khai thác vàng dựng nhiều lán trại, sử dụng máy nổ và các phương tiện khác để khai thác.
Tại điểm khai thác vàng thuộc địa phận các xã Tà Long, Húc Nghì, huyện Đakrông, cả một đoạn sông dài bị “băm nát” bởi những phương tiện cơ giới. Phía dưới lòng sông có rất nhiều người dân cùng tham gia đãi vàng sa khoáng, trong số đó có cả người già và trẻ em.
Ông Hồ Văn Lai ở xã Húc Nghì chuyên sống bằng nghề đánh bắt cá trên sông Đakrông cho biết: Trước đây, cá đánh bắt được rất nhiều, nhưng giờ cá không còn nữa. Ảnh hưởng của đào đãi vàng và làm thủy điện khiến nước sông Đakrông đục và cạn kiệt.
Cách xã Húc Nghì khoảng 7km về cuối hạ nguồn, người dân thôn Phú Thành xã Mò Ó, không chỉ bị ảnh hưởng của nguồn nước ô nhiễm từ sông Đakrông, mà ngay cả phần đất sản xuất nông nghiệp bị mất dần do sạt lở đất ở hai bên bờ sông.
Bà Nguyễn Thị Mai ở thôn Phú Thành, xã Mò Ó cho biết, diện tích đất canh tác của gia đình bà đã bị sạt lở vào sâu bên trong tới 40m. Nguồn nước dưới sông bị ô nhiễm do mạt sắt từ khai thác vàng nằm đầy trên mặt nước. Trong khi đó, nguồn nước chính cho người dân sinh hoạt và tưới cho hoa màu đều được lấy từ sông Đakrông.
Theo thống kê của Công an huyện Đakrông, hiện trên địa bàn huyện Đakrông có 6 công ty được Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Trị cấp phép thăm dò khai thác khoáng sản. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, các công ty này không thực hiện đúng với nội dung được đăng ký.
Bên cạnh đó, do thiếu việc làm, nên nhiều người dân đã ồ ạt kéo nhau đào đãi vàng trái phép bất chấp pháp luật và cả sự nguy hiểm, khiến dòng sông Đakrông ô nhiễm và sạt lở nghiêm trọng.
Ông Lê Phước Chưởng, trưởng phòng Tài nguyên Môi trường huyện Đakrông cho biết, huyện Đakrông đã tổ chức nhiều đợt truy quét, nhưng tình trạng đào đãi vàng trái phép trên địa bàn vẫn tiếp diễn. Khi lực lượng truy quét vào đến nơi, thì các đối tượng khai thác vàng bỏ đi hết chỉ còn lại phương tiện, máy móc.
Vì thế lực lượng truy quét cũng chỉ tịch thu tang vật chứ không thể xử lý được. Lợi nhuận từ việc khai thác khoáng sản trên sông Đakrông cho huyện Đakrông rất nhỏ, trong khi đó hậu quả để lại về môi trường, sạt lở lòng sông, tệ nạn xã hội... đang là vấn đề nhức nhối gây bất bình trong dư luận nhân dân.
Trong khi chính quyền địa phương chưa có biện pháp thiết thực, người dân ở địa phương vẫn đổ xô đào, đãi vàng. Nguồn lợi từ vàng thì chưa rõ, nhưng dòng sông Đakrông, nơi cung cấp nguồn nước sinh hoạt cho gần 90% người dân huyện Đakrông tiếp tục bị ô nhiễm nặng nề./.
Ở một số nơi có vàng, các đối tượng khai thác vàng dựng nhiều lán trại, sử dụng máy nổ và các phương tiện khác để khai thác.
Tại điểm khai thác vàng thuộc địa phận các xã Tà Long, Húc Nghì, huyện Đakrông, cả một đoạn sông dài bị “băm nát” bởi những phương tiện cơ giới. Phía dưới lòng sông có rất nhiều người dân cùng tham gia đãi vàng sa khoáng, trong số đó có cả người già và trẻ em.
Ông Hồ Văn Lai ở xã Húc Nghì chuyên sống bằng nghề đánh bắt cá trên sông Đakrông cho biết: Trước đây, cá đánh bắt được rất nhiều, nhưng giờ cá không còn nữa. Ảnh hưởng của đào đãi vàng và làm thủy điện khiến nước sông Đakrông đục và cạn kiệt.
Cách xã Húc Nghì khoảng 7km về cuối hạ nguồn, người dân thôn Phú Thành xã Mò Ó, không chỉ bị ảnh hưởng của nguồn nước ô nhiễm từ sông Đakrông, mà ngay cả phần đất sản xuất nông nghiệp bị mất dần do sạt lở đất ở hai bên bờ sông.
Bà Nguyễn Thị Mai ở thôn Phú Thành, xã Mò Ó cho biết, diện tích đất canh tác của gia đình bà đã bị sạt lở vào sâu bên trong tới 40m. Nguồn nước dưới sông bị ô nhiễm do mạt sắt từ khai thác vàng nằm đầy trên mặt nước. Trong khi đó, nguồn nước chính cho người dân sinh hoạt và tưới cho hoa màu đều được lấy từ sông Đakrông.
Theo thống kê của Công an huyện Đakrông, hiện trên địa bàn huyện Đakrông có 6 công ty được Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Trị cấp phép thăm dò khai thác khoáng sản. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, các công ty này không thực hiện đúng với nội dung được đăng ký.
Bên cạnh đó, do thiếu việc làm, nên nhiều người dân đã ồ ạt kéo nhau đào đãi vàng trái phép bất chấp pháp luật và cả sự nguy hiểm, khiến dòng sông Đakrông ô nhiễm và sạt lở nghiêm trọng.
Ông Lê Phước Chưởng, trưởng phòng Tài nguyên Môi trường huyện Đakrông cho biết, huyện Đakrông đã tổ chức nhiều đợt truy quét, nhưng tình trạng đào đãi vàng trái phép trên địa bàn vẫn tiếp diễn. Khi lực lượng truy quét vào đến nơi, thì các đối tượng khai thác vàng bỏ đi hết chỉ còn lại phương tiện, máy móc.
Vì thế lực lượng truy quét cũng chỉ tịch thu tang vật chứ không thể xử lý được. Lợi nhuận từ việc khai thác khoáng sản trên sông Đakrông cho huyện Đakrông rất nhỏ, trong khi đó hậu quả để lại về môi trường, sạt lở lòng sông, tệ nạn xã hội... đang là vấn đề nhức nhối gây bất bình trong dư luận nhân dân.
Trong khi chính quyền địa phương chưa có biện pháp thiết thực, người dân ở địa phương vẫn đổ xô đào, đãi vàng. Nguồn lợi từ vàng thì chưa rõ, nhưng dòng sông Đakrông, nơi cung cấp nguồn nước sinh hoạt cho gần 90% người dân huyện Đakrông tiếp tục bị ô nhiễm nặng nề./.
Vương Lợi (TTXVN/Vietnam+)