Nỗi lo dai dẳng về cuộc khủng hoảng nợ công Eurozone, nguy cơ kinh tế Mỹ rơi vào đợt suy thoái mới và các hãng đánh giá tín nhiệm liên tục đánh tụt hạng nợ công của các nước châu Âu đã nhấn chìm thị trường dầu mỏ trong suốt tuần qua.
Ngay từ đầu tuần giá dầu đã đảo chiều đi xuống với mức giảm khá lớn tới 2,26 USD cho dầu ngọt nhẹ New York và 3,08 USD với dầu Brent do căng thẳng gia tăng giữa Athens và các chủ nợ như Liên minh châu Âu (EU), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) làm giới đầu tư quan ngại về nỗ lực phối hợp hành động chung chống lại cuộc khủng hoảng nợ công tại châu Âu.
Tiếp đó, tuyên bố kết thúc cuộc họp hai ngày vào ngày 21/9 của FED nêu rõ các chỉ số kinh tế gần đây tiếp tục cho thấy sự trì trệ của nền kinh tế lớn nhất thế giới với tốc độ tăng trưởng yếu ớt, tỷ lệ thất nghiệp cao (trên 9%) và sự ảm đạm trên thị trường nhà đất đánh đi tín hiệu rằng nhu cầu năng lượng của Mỹ chưa thể sớm phục hồi.
Hệ quả là giá dầu lại quay đầu đi xuống chỉ sau một phiên (20/9) tăng nhẹ khoảng 1 USD do tâm lý mạo hiểm của giới đầu tư.
Trong nỗ lực vực dậy nền kinh tế, FED đã tung ra gói kích thích kinh tế mới "Operation Twist" hay còn gọi là QE 2.5, nhưng theo giới phân tích, động thái đó sẽ không có hiệu quả, mà trái lại FED có thể thua lỗ do lạm phát có thể tăng cao hơn lãi suất trong thời gian tới, qua đó làm giảm lợi nhuận từ số trái phiếu đó.
Thị trường lao dốc mạnh hơn vào phiên 22/9 do các nhà đầu tư quay lưng lại dầu mỏ để tìm kiếm các loại hình đầu tư khác an toàn hơn khi thấy đồng USD mạnh lên và kinh tế toàn cầu có nguy cơ suy thoái.
Khi đồng bạc xanh mạnh lên, giá các hàng hóa định giá bằng đồng tiền này, trong đó có dầu mỏ, trở nên đắt đỏ hơn với những nhà đầu tư nắm giữ những đồng tiền khác - dẫn tới nhu cầu mua vào giảm đi và đẩy giá dầu đi xuống.
Chốt phiên 22/9 giá dầu thô ngọt nhẹ New York để mất tới 5,22 USD xuống 80,70 USD/thùng và giá dầu Brent Biển Bắc cũng sụt 4,71 USD còn 105,65 USD/thùng.
Theo nhà phân tích Smith từ Summit Energy, gần như không có nỗ lực nào để đẩy giá dầu đi lên về cuối tuần. Trái lại, cứ mỗi lần giá dầu nhích lên một chút thì ngay lập tức lại xuất hiện động thái bán ra.
Thực sự là sự bất ổn và âu lo đang chi phối thị trường, chứ không hề có động lực vực dậy thị trường. Nhìn chung sau đợt lao dốc hôm 22/9, chẳng có nhà đầu tư nào sẵn lòng đổ tiền để mua vào và hệ quả là giá dầu càng chìm sâu hơn.
Chốt phiên cuối tuần 23/9 giá dầu ngọt nhẹ New York giao tháng 11/2011 giảm tiếp 66 xu xuống 78,85 USD/thùng, trong khi giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ hạn sụt tới 1,52 USD còn 103,97 USD/thùng./.
Ngay từ đầu tuần giá dầu đã đảo chiều đi xuống với mức giảm khá lớn tới 2,26 USD cho dầu ngọt nhẹ New York và 3,08 USD với dầu Brent do căng thẳng gia tăng giữa Athens và các chủ nợ như Liên minh châu Âu (EU), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) làm giới đầu tư quan ngại về nỗ lực phối hợp hành động chung chống lại cuộc khủng hoảng nợ công tại châu Âu.
Tiếp đó, tuyên bố kết thúc cuộc họp hai ngày vào ngày 21/9 của FED nêu rõ các chỉ số kinh tế gần đây tiếp tục cho thấy sự trì trệ của nền kinh tế lớn nhất thế giới với tốc độ tăng trưởng yếu ớt, tỷ lệ thất nghiệp cao (trên 9%) và sự ảm đạm trên thị trường nhà đất đánh đi tín hiệu rằng nhu cầu năng lượng của Mỹ chưa thể sớm phục hồi.
Hệ quả là giá dầu lại quay đầu đi xuống chỉ sau một phiên (20/9) tăng nhẹ khoảng 1 USD do tâm lý mạo hiểm của giới đầu tư.
Trong nỗ lực vực dậy nền kinh tế, FED đã tung ra gói kích thích kinh tế mới "Operation Twist" hay còn gọi là QE 2.5, nhưng theo giới phân tích, động thái đó sẽ không có hiệu quả, mà trái lại FED có thể thua lỗ do lạm phát có thể tăng cao hơn lãi suất trong thời gian tới, qua đó làm giảm lợi nhuận từ số trái phiếu đó.
Thị trường lao dốc mạnh hơn vào phiên 22/9 do các nhà đầu tư quay lưng lại dầu mỏ để tìm kiếm các loại hình đầu tư khác an toàn hơn khi thấy đồng USD mạnh lên và kinh tế toàn cầu có nguy cơ suy thoái.
Khi đồng bạc xanh mạnh lên, giá các hàng hóa định giá bằng đồng tiền này, trong đó có dầu mỏ, trở nên đắt đỏ hơn với những nhà đầu tư nắm giữ những đồng tiền khác - dẫn tới nhu cầu mua vào giảm đi và đẩy giá dầu đi xuống.
Chốt phiên 22/9 giá dầu thô ngọt nhẹ New York để mất tới 5,22 USD xuống 80,70 USD/thùng và giá dầu Brent Biển Bắc cũng sụt 4,71 USD còn 105,65 USD/thùng.
Theo nhà phân tích Smith từ Summit Energy, gần như không có nỗ lực nào để đẩy giá dầu đi lên về cuối tuần. Trái lại, cứ mỗi lần giá dầu nhích lên một chút thì ngay lập tức lại xuất hiện động thái bán ra.
Thực sự là sự bất ổn và âu lo đang chi phối thị trường, chứ không hề có động lực vực dậy thị trường. Nhìn chung sau đợt lao dốc hôm 22/9, chẳng có nhà đầu tư nào sẵn lòng đổ tiền để mua vào và hệ quả là giá dầu càng chìm sâu hơn.
Chốt phiên cuối tuần 23/9 giá dầu ngọt nhẹ New York giao tháng 11/2011 giảm tiếp 66 xu xuống 78,85 USD/thùng, trong khi giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ hạn sụt tới 1,52 USD còn 103,97 USD/thùng./.
Hoàng Hà (TTXVN/Vietnam+)