Một loạt sự cố xảy ra với loại máy bay Boeing 787 Dreamliner đã phủ bóng đen lên chiến lược kinh doanh của các hãng hàng không Nhật Bản, là các hãng hàng không sử dụng loại máy bay này trước nhiều hãng hàng không khác trên thế giới.
Các sự cố này cũng ảnh hưởng đến sản xuất và kinh doanh của các nhà sản xuất Nhật Bản đang cung cấp phụ tùng cho loại máy bay mới này.
Máy bay Boeing 787 với nhiều trang thiết bị điện tử tối tân đã đặt mốc mới cho việc sử dụng hiệu quả nhiên liệu, tăng hy vọng về lợi nhuận của các hãng hàng không mặc dù giá nhiên liệu tăng cao.
Tuy nhiên, loại máy bay này đã bị cấm bay trên toàn thế giới sau vụ một chiếc Boeing 787 của hãng hàng không ANA Nhật Bản phải hạ cánh khẩn cấp do phát hiện khói bốc lên trong máy bay.
Các nhà chức trách đã ra lệnh cho các hãng hàng không ngừng sử dụng loại máy bay này cho đến khi đảm bảo an toàn tuyệt đối.
Theo ANA, loại máy bay này đã giúp tiết kiệm 17% chi phí nhiên liệu trên các tuyến bay nội địa và khoảng 20% trên các tuyến bay quốc tế. Với loại máy bay mới này, hãng có thể mở các đường bay vốn bị lỗ với các máy bay loại lớn.
ANA, hãng hiện có 17 chiếc Boeing 787 Dreamliner, có kế hoạch tăng phi đội Boeing 787 lên 55 chiếc vào năm 2017 với dự tính sẽ lãi thêm hơn 10.000 tỷ yen nhờ tiết kiệm nhiên liệu.
Trong khi đó, hãng hàng không Nhật Bản JAL hiện đang có 7 chiếc Boeing 787 Dreamliner và có kế hoạch tăng lên 45 chiếc.
[Thêm một máy bay Boeing 787 Dreamliner gặp sự cố]
Bất chấp những lo ngại về an toàn, Chủ tịch ANA Shinichiro Ito cho biết hãng không có kế hoạch thay đổi chiến lược đưa vào sử dụng máy bay Boeing 787 vào thời điểm hiện nay.
Tuy nhiên, các chuyên gia phân tích cho rằng các hãng hàng không có thể sẽ phải xem xét lại chiến lược kinh doanh của họ nếu các sự cố mới đây buộc máy bay Boeing 787 của họ ngừng hoạt động lâu dài hơn.
ANA cho biết có tất cả 68 chuyến bay quốc tế và nội địa từ ngày 19-21/1 bị hoãn do máy bay Boeing 787 ngừng hoạt động.
Trong khi nguyên nhân sự cố máy bay Boeing 787 của ANA vẫn đang được điều tra, các nhà sản xuất Nhật Bản ngày càng lo ngại về tác động đối với công việc sản xuất, kinh doanh của họ vì họ cung cấp tới 35% các linh kiện, phụ tùng chủ chốt cho máy bay Boeing 787.
Một trong các công ty này là GS Yuasa Corp, công ty cung cấp pin lithium-ion cho tất cả các máy bay Boeing 787 Dreamliner. Các cuộc điều tra của chuyên gia hàng không cho đến nay đã phát hiện ra rằng pin chính do công ty sản xuất đặt trong ngăn điện của chiếc máy bay của hãng ANA nằm dưới buồng lái dường như đã bị quá nóng và bốc khói.
Cổ phiếu của GS Yuasa đã đối mặt với hiện tượng bán tháo sau khi máy bay Boeing 787 của ANA phải hạ cánh khẩn cấp. Một nhà phân tích cho rằng các nhà đầu tư sẽ tránh mua cổ phiếu của GS Yuasa cho đến khi nguyên nhân của sự cố được làm rõ.
Công ty công nghiệp nặng Fuji cung cấp cho Boeing hộp cánh giữa của máy bay Boeing 787 Dreamliner. Công ty này đang tìm cách tăng năng suất để có thể sản xuất 10 hộp cánh mỗi tháng trong năm 2013. Một nhân viên công ty cho biết nếu các đơn đặt hàng giảm vào thời điểm này, họ sẽ gặp khó khăn./.
Các sự cố này cũng ảnh hưởng đến sản xuất và kinh doanh của các nhà sản xuất Nhật Bản đang cung cấp phụ tùng cho loại máy bay mới này.
Máy bay Boeing 787 với nhiều trang thiết bị điện tử tối tân đã đặt mốc mới cho việc sử dụng hiệu quả nhiên liệu, tăng hy vọng về lợi nhuận của các hãng hàng không mặc dù giá nhiên liệu tăng cao.
Tuy nhiên, loại máy bay này đã bị cấm bay trên toàn thế giới sau vụ một chiếc Boeing 787 của hãng hàng không ANA Nhật Bản phải hạ cánh khẩn cấp do phát hiện khói bốc lên trong máy bay.
Các nhà chức trách đã ra lệnh cho các hãng hàng không ngừng sử dụng loại máy bay này cho đến khi đảm bảo an toàn tuyệt đối.
Theo ANA, loại máy bay này đã giúp tiết kiệm 17% chi phí nhiên liệu trên các tuyến bay nội địa và khoảng 20% trên các tuyến bay quốc tế. Với loại máy bay mới này, hãng có thể mở các đường bay vốn bị lỗ với các máy bay loại lớn.
ANA, hãng hiện có 17 chiếc Boeing 787 Dreamliner, có kế hoạch tăng phi đội Boeing 787 lên 55 chiếc vào năm 2017 với dự tính sẽ lãi thêm hơn 10.000 tỷ yen nhờ tiết kiệm nhiên liệu.
Trong khi đó, hãng hàng không Nhật Bản JAL hiện đang có 7 chiếc Boeing 787 Dreamliner và có kế hoạch tăng lên 45 chiếc.
[Thêm một máy bay Boeing 787 Dreamliner gặp sự cố]
Bất chấp những lo ngại về an toàn, Chủ tịch ANA Shinichiro Ito cho biết hãng không có kế hoạch thay đổi chiến lược đưa vào sử dụng máy bay Boeing 787 vào thời điểm hiện nay.
Tuy nhiên, các chuyên gia phân tích cho rằng các hãng hàng không có thể sẽ phải xem xét lại chiến lược kinh doanh của họ nếu các sự cố mới đây buộc máy bay Boeing 787 của họ ngừng hoạt động lâu dài hơn.
ANA cho biết có tất cả 68 chuyến bay quốc tế và nội địa từ ngày 19-21/1 bị hoãn do máy bay Boeing 787 ngừng hoạt động.
Trong khi nguyên nhân sự cố máy bay Boeing 787 của ANA vẫn đang được điều tra, các nhà sản xuất Nhật Bản ngày càng lo ngại về tác động đối với công việc sản xuất, kinh doanh của họ vì họ cung cấp tới 35% các linh kiện, phụ tùng chủ chốt cho máy bay Boeing 787.
Một trong các công ty này là GS Yuasa Corp, công ty cung cấp pin lithium-ion cho tất cả các máy bay Boeing 787 Dreamliner. Các cuộc điều tra của chuyên gia hàng không cho đến nay đã phát hiện ra rằng pin chính do công ty sản xuất đặt trong ngăn điện của chiếc máy bay của hãng ANA nằm dưới buồng lái dường như đã bị quá nóng và bốc khói.
Cổ phiếu của GS Yuasa đã đối mặt với hiện tượng bán tháo sau khi máy bay Boeing 787 của ANA phải hạ cánh khẩn cấp. Một nhà phân tích cho rằng các nhà đầu tư sẽ tránh mua cổ phiếu của GS Yuasa cho đến khi nguyên nhân của sự cố được làm rõ.
Công ty công nghiệp nặng Fuji cung cấp cho Boeing hộp cánh giữa của máy bay Boeing 787 Dreamliner. Công ty này đang tìm cách tăng năng suất để có thể sản xuất 10 hộp cánh mỗi tháng trong năm 2013. Một nhân viên công ty cho biết nếu các đơn đặt hàng giảm vào thời điểm này, họ sẽ gặp khó khăn./.
Minh Sơn/Tokyo (Vietnam+)