Sự "hồi sinh" mạnh mẽ của các kim loại hiếm trên thị trường thế giới

Sau khi rớt giá thảm hại trong năm 2012 và trải qua nhiều năm giá ở mức thấp kể từ năm đó, các kim loại hiếm đang “hồi sinh” mạnh.
Sự "hồi sinh" mạnh mẽ của các kim loại hiếm trên thị trường thế giới ảnh 1(Nguồn: Wikimedia)

Sau khi rớt giá thảm hại trong năm 2012 và trải qua nhiều năm giá ở mức thấp kể từ năm đó, các kim loại hiếm đang “hồi sinh” mạnh.

Sự phát triển nhanh chóng của các loại xe chạy điện, ngành năng lượng tái sinh, điện thoại di động và các sản phẩm điện tử tiêu dùng là những lực đẩy chính đằng sau chiều hướng lên giá của 17 kim loại hiếm.

Các kim loại hiếm, hiện chủ yếu được khai thác ở Trung Quốc, giờ đây được sử dụng nhiều hơn để sản xuất nam châm vĩnh cửu dùng trong sản xuất các loại xe điện và tuốcbin gió.

Giá hai kim loại hiếm là neodymi và praseodymi đã tăng trên 50% từ đầu năm tới nay. Giới đầu tư cổ phiếu đang trở lại mua cổ phiếu của các công ty chuyên khai thác các khoáng sản này.

Theo công ty tư vấn Adamas Intelligence, tại Trung Quốc, giá hai kim loại này hiện giao dịch ở mức 73,50 USD/kg, so với mức trung bình 38,94 USD/kg trong năm 2016.

Nhu cầu gia tăng cùng với nỗ lực của Chính phủ Trung Quốc hạn chế nguồn cung kim loại hiếm bất hợp pháp nhằm tránh sự dư thừa như giai đoạn 5 năm vừa qua là những yếu tố đằng sau sự lên giá mạnh của các kim loại quý này.

Các chuyên gia phân tích thuộc tổ chức nghiên cứu Argonaut Research ước tính việc sử dụng nam châm trong sản xuất các loại xe chạy điện và tuốcbin gió sẽ thúc đẩy nhu cầu đối với neodymi và praseodymi tăng xấp xỉ 250% trong 10 năm tới.

Các nhà chế tạo ôtô của cả Trung Quốc và thế giới đều đang tìm cách ký hợp đồng cung cấp dài hạn các kim loại hiếm với các công ty khai khoáng của Trung Quốc./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Thương mại song phương Việt Nam-Ba Lan

Thương mại song phương Việt Nam-Ba Lan

Những năm gần đây, thương mại hai nước Việt Nam-Ba Lan đã có được những động lực tăng trưởng đáng kể. Năm 2024, thương mại hai nước đạt 3,44 tỷ USD, tăng 21,7% so với năm 2023.

Thu hoạch hồ tiêu. (Ảnh: Hoài Thu/TTXVN)

Dự báo nguồn cung giảm, hồ tiêu được giá

Sản lượng hồ tiêu toàn cầu dự báo tiếp tục sụt giảm trong khi nhu cầu tiêu thụ ổn định là động lực giúp giá tiêu năm 2025 giữ ở mức cao, tạo đà cho xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam tiếp tục tăng trưởng.