Việt Nam thực hiện thành công ca ghép phổi từ người cho sống đầu tiên và nguyên Tổng giám đốc Vinashinlines Trần Văn Liêm cùng bị cáo Giang Kim Đạt bị tuyên án tử hình là hai trong số những sự kiện nổi bật tuần qua.
Thủ tướng chỉ đạo làm rõ thông tin về tài sản của bà Hồ Thị Kim Thoa
Theo trang chinhphu.vn, Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản số 1583/VPCP-V.I truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Bí thư Ban cán sự đảng Chính phủ về việc liên quan tới Thứ trưởng Công Thương Hồ Thị Kim Thoa.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Công Thương, Thanh tra Chính phủ khẩn trương triển khai thực hiện nghiêm ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư tại văn bản số 3308-CV/VPTW ngày 16/2/2017 của Văn phòng Trung ương Đảng về việc phối hợp với Ủy ban Kiểm tra Trung ương và các cơ quan liên quan tiến hành kiểm tra, thanh tra, kết luận những nội dung các bài báo đã nêu và những vấn đề khác có liên quan.
Thủ tướng cũng giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Thanh tra Chính phủ, Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp khẩn trương nghiên cứu, rà soát các quy định của pháp luật có liên quan để bổ sung, sửa đổi hoặc kiến nghị bổ sung, sửa đổi nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật, khắc phục những hạn chế trong công tác quản lý, phòng, chống thất thoát tài sản của Nhà nước, ngăn ngừa tiêu cực, tham nhũng, lợi ích nhóm trong quá trình thực hiện cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước; báo cáo kết quả lên Thủ tướng Chính phủ trong quý 2/2017.
Trước đó, Văn phòng Trung ương Đảng đã có công văn số 3308-CV/VPTW ngày 16/2/2017 thông báo ý kiến chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng yêu cầu Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương, Ban Nội chính Trung ương, Ban Cán sự Đảng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Công Thương, Thanh tra Chính phủ khẩn trương kiểm tra, thanh tra, xem xét, kết luận những nội dung mà các bài báo đã nêu và những vấn đề khác có liên quan và sớm báo cáo kết quả với Ban Bí thư.
Xem thêm: Thủ tướng chỉ đạo làm rõ thông tin về tài sản của bà Hồ Thị Kim Thoa
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Công Thương, Thanh tra Chính phủ khẩn trương triển khai thực hiện nghiêm ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư tại văn bản số 3308-CV/VPTW ngày 16/2/2017 của Văn phòng Trung ương Đảng về việc phối hợp với Ủy ban Kiểm tra Trung ương và các cơ quan liên quan tiến hành kiểm tra, thanh tra, kết luận những nội dung các bài báo đã nêu và những vấn đề khác có liên quan.
Thủ tướng cũng giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Thanh tra Chính phủ, Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp khẩn trương nghiên cứu, rà soát các quy định của pháp luật có liên quan để bổ sung, sửa đổi hoặc kiến nghị bổ sung, sửa đổi nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật, khắc phục những hạn chế trong công tác quản lý, phòng, chống thất thoát tài sản của Nhà nước, ngăn ngừa tiêu cực, tham nhũng, lợi ích nhóm trong quá trình thực hiện cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước; báo cáo kết quả lên Thủ tướng Chính phủ trong quý 2/2017.
Trước đó, Văn phòng Trung ương Đảng đã có công văn số 3308-CV/VPTW ngày 16/2/2017 thông báo ý kiến chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng yêu cầu Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương, Ban Nội chính Trung ương, Ban Cán sự Đảng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Công Thương, Thanh tra Chính phủ khẩn trương kiểm tra, thanh tra, xem xét, kết luận những nội dung mà các bài báo đã nêu và những vấn đề khác có liên quan và sớm báo cáo kết quả với Ban Bí thư.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Hồ Thị Kim Thoa. (Nguồn: Vietnam+)
Xem thêm: Thủ tướng chỉ đạo làm rõ thông tin về tài sản của bà Hồ Thị Kim Thoa
Việt Nam thực hiện thành công ca ghép phổi từ người cho sống đầu tiên
Bệnh viện 103 (Học viện Quân Y) vừa thực hiện thành công ca ghép phổi, lấy phổi từ hai người cho sống đã cứu bệnh nhi 7 tuổi thoát khỏi cái chết vì căn bệnh giãn phế quản bẩm sinh, khiến suy hô hấp trầm trọng. Đây cũng là ca ghép phổi đầu tiên tại Việt Nam.
Ca ghép phổi đầu tiên được thực hiện trên bệnh nhi 7 tuổi quê tại tỉnh Hà Giang. Bệnh nhân mắc bệnh giãn phế quản phổi bẩm sinh, tổn thương cả 2 bên phổi biến chứng tim và sức khỏe suy kiệt dần. Ghép phổi là cơ hội duy nhất để cứu sống bệnh nhi này.
Các bác sỹ tại Bệnh viện 103 (Học viện Quân Y) đã quyết định ghép phổi cho bệnh nhi này từ nguồn tạng sống là bố và bác ruột của bệnh nhân. Ca mổ đã diễn ra hơn 10 tiếng trong ngày 21/2. Sau mổ, cả hai người cho phổi đều ổn định. Người nhận phổi hiện đang được theo dõi, các chỉ số sinh tồn đều ổn định, đang được điều trị tích cực.
Xem thêm: Việt Nam lần đầu tiên ghép phổi thành công, cứu sống bệnh nhi 7 tuổi
Ca ghép phổi đầu tiên được thực hiện trên bệnh nhi 7 tuổi quê tại tỉnh Hà Giang. Bệnh nhân mắc bệnh giãn phế quản phổi bẩm sinh, tổn thương cả 2 bên phổi biến chứng tim và sức khỏe suy kiệt dần. Ghép phổi là cơ hội duy nhất để cứu sống bệnh nhi này.
Các bác sỹ tại Bệnh viện 103 (Học viện Quân Y) đã quyết định ghép phổi cho bệnh nhi này từ nguồn tạng sống là bố và bác ruột của bệnh nhân. Ca mổ đã diễn ra hơn 10 tiếng trong ngày 21/2. Sau mổ, cả hai người cho phổi đều ổn định. Người nhận phổi hiện đang được theo dõi, các chỉ số sinh tồn đều ổn định, đang được điều trị tích cực.
Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN)
Xem thêm: Việt Nam lần đầu tiên ghép phổi thành công, cứu sống bệnh nhi 7 tuổi
Vụ Trường Nam Trung Yên là hồi chuông cảnh tỉnh với nhiều nhà giáo
Những ngày vừa qua, dư luận hết sức bất bình về một số sự việc vi phạm chuẩn mực đạo đức của giáo viên, từ việc thiếu trung thực của một Hiệu trưởng cho đến hành vi đánh trẻ của giáo viên mầm non.
Những vụ việc trên tuy chỉ là “hiện tượng,” nhưng đã phần nào làm giảm niềm tin của học sinh, gia đình và xã hội đối với các thầy cô giáo, là hồi chuông cảnh tỉnh về tính trung thực, gương mẫu, trách nhiệm... của một bộ phận nhà giáo chưa hoàn thiện về nhân cách.
Đặc biệt, ngày 21/2, Hội đồng kỷ luật của Ủy ban Nhân dân quận Cầu Giấy (Hà Nội) đã công bố quyết định kỷ luật cách chức đối với Hiệu trưởng và Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nam Trung Yên.
Theo quyết định, bà Tạ Thị Bích Ngọc, Hiệu trưởng và bà Nguyễn Thị Hương, Phó hiệu trưởng Trường Tiểu học Nam Trung Yên nhận hình thức kỷ luật cách chức với cùng lý do: vi phạm nghĩa vụ công chức trong thực thi công vụ; không hoàn thành nhiệm vụ quản lý điều hành; không trung thực trong báo cáo vụ việc xảy ra tai nạn của học sinh tại Trường tiểu học Nam Trung Yên; cố tình che giấu vi phạm gây khó khăn cho cơ quan điều tra; vi phạm rất nghiêm trọng chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp người giáo viên, tạo dư luận xấu trong xã hội về đạo đức nghề nghiệp và hình ảnh người giáo viên Thủ đô nói riêng và ngành giáo dục Việt Nam nói chung.
Chủ tịch Nguyễn Đức Chung nhấn mạnh việc cách chức hai cán bộ này không phải là kết thúc mà để phục vụ công tác điều tra của cơ quan cảnh sát điều tra; nếu có vi phạm hình sự sẽ tiếp tục xem xét xử lý.
Xem thêm: Vụ Trường Nam Trung Yên là hồi chuông cảnh tỉnh với nhiều nhà giáo
Những vụ việc trên tuy chỉ là “hiện tượng,” nhưng đã phần nào làm giảm niềm tin của học sinh, gia đình và xã hội đối với các thầy cô giáo, là hồi chuông cảnh tỉnh về tính trung thực, gương mẫu, trách nhiệm... của một bộ phận nhà giáo chưa hoàn thiện về nhân cách.
Đặc biệt, ngày 21/2, Hội đồng kỷ luật của Ủy ban Nhân dân quận Cầu Giấy (Hà Nội) đã công bố quyết định kỷ luật cách chức đối với Hiệu trưởng và Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nam Trung Yên.
Theo quyết định, bà Tạ Thị Bích Ngọc, Hiệu trưởng và bà Nguyễn Thị Hương, Phó hiệu trưởng Trường Tiểu học Nam Trung Yên nhận hình thức kỷ luật cách chức với cùng lý do: vi phạm nghĩa vụ công chức trong thực thi công vụ; không hoàn thành nhiệm vụ quản lý điều hành; không trung thực trong báo cáo vụ việc xảy ra tai nạn của học sinh tại Trường tiểu học Nam Trung Yên; cố tình che giấu vi phạm gây khó khăn cho cơ quan điều tra; vi phạm rất nghiêm trọng chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp người giáo viên, tạo dư luận xấu trong xã hội về đạo đức nghề nghiệp và hình ảnh người giáo viên Thủ đô nói riêng và ngành giáo dục Việt Nam nói chung.
Chủ tịch Nguyễn Đức Chung nhấn mạnh việc cách chức hai cán bộ này không phải là kết thúc mà để phục vụ công tác điều tra của cơ quan cảnh sát điều tra; nếu có vi phạm hình sự sẽ tiếp tục xem xét xử lý.
Trường tiểu học Nam Trung Yên (Nguồn: Vietnam+)
Xem thêm: Vụ Trường Nam Trung Yên là hồi chuông cảnh tỉnh với nhiều nhà giáo
Tử hình nguyên Tổng giám đốc Vinashinlines cùng bị cáo Giang Kim Đạt
Sau một tuần mở phiên tòa xét xử sơ thẩm, chiều 22/2, Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội đã tuyên án phạt 4 bị cáo trong vụ án tham ô tài sản xảy ra tại Tổng công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Vận tải viễn dương Vinashin (Vinashinlines).
Đối với ba bị cáo bị xét xử về tội “Tham ô tài sản," tòa đã tuyên phạt mức án tử hình đối với hai bị cáo: Trần Văn Liêm (sinh năm 1955, nguyên Tổng giám đốc Vinashinlines) và Giang Kim Đạt (sinh năm 1980, nguyên quyền Trưởng phòng kinh doanh Vinashinlines); tuyên phạt tù chung thân đối với bị cáo Trần Văn Khương (sinh năm 1951, nguyên Kế toán trưởng Vinashinlines). Bị cáo Giang Văn Hiển (sinh năm 1950, bố đẻ bị cáo Giang Kim Đạt) bị tuyên phạt 12 năm tù về tội “Rửa tiền."
Đối với số tiền hơn 260 tỷ đồng mà các bị cáo đã chiếm hưởng bất chính, tòa đã tuyên thu hồi và trao trả nguyên đơn dân sự là Tổng Công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam - Vinashin.
Xem thêm: Tử hình nguyên Tổng giám đốc Vinashinlines cùng bị cáo Giang Kim Đạt
Đối với ba bị cáo bị xét xử về tội “Tham ô tài sản," tòa đã tuyên phạt mức án tử hình đối với hai bị cáo: Trần Văn Liêm (sinh năm 1955, nguyên Tổng giám đốc Vinashinlines) và Giang Kim Đạt (sinh năm 1980, nguyên quyền Trưởng phòng kinh doanh Vinashinlines); tuyên phạt tù chung thân đối với bị cáo Trần Văn Khương (sinh năm 1951, nguyên Kế toán trưởng Vinashinlines). Bị cáo Giang Văn Hiển (sinh năm 1950, bố đẻ bị cáo Giang Kim Đạt) bị tuyên phạt 12 năm tù về tội “Rửa tiền."
Đối với số tiền hơn 260 tỷ đồng mà các bị cáo đã chiếm hưởng bất chính, tòa đã tuyên thu hồi và trao trả nguyên đơn dân sự là Tổng Công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam - Vinashin.
Bị cáo Trần Văn Liêm, nguyên Tổng giám đốc Vinashinlines đứng trước vành móng ngựa. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)
Xem thêm: Tử hình nguyên Tổng giám đốc Vinashinlines cùng bị cáo Giang Kim Đạt
Việt Nam yêu cầu không làm phức tạp thêm tình hình Biển Đông
Ngày 23/2, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước thông tin Trung Quốc sắp hoàn thành việc xây dựng hơn 20 cấu trúc trên các đảo nhân tạo ở Biển Đông được cho là giống với kho chứa tên lửa đất đối không tầm xa, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình khẳng định:
“Chúng tôi sẽ xác minh thông tin này. Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và chứng cứ lịch sử để khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Lập trường nhất quán của Việt Nam là giải quyết tranh chấp trên Biển Đông bằng biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, tuân thủ đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).
Mọi hoạt động xây dựng, cải tạo tại các cấu trúc thuộc khu vực quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà không được sự cho phép của Việt Nam đều là phi pháp.
Việt Nam đề nghị các bên liên quan hành xử có trách nhiệm, không có hành động làm phức tạp thêm tình hình, đặc biệt là việc quân sự hóa, đe dọa hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông” ./.
Xem thêm: Việt Nam yêu cầu không làm phức tạp thêm tình hình Biển Đông
“Chúng tôi sẽ xác minh thông tin này. Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và chứng cứ lịch sử để khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Lập trường nhất quán của Việt Nam là giải quyết tranh chấp trên Biển Đông bằng biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, tuân thủ đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).
Mọi hoạt động xây dựng, cải tạo tại các cấu trúc thuộc khu vực quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà không được sự cho phép của Việt Nam đều là phi pháp.
Việt Nam đề nghị các bên liên quan hành xử có trách nhiệm, không có hành động làm phức tạp thêm tình hình, đặc biệt là việc quân sự hóa, đe dọa hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông” ./.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình. (Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN)
Xem thêm: Việt Nam yêu cầu không làm phức tạp thêm tình hình Biển Đông
Nhiều hội nghị quan trọng mở đầu Năm APEC Việt Nam 2017
Từ ngày 18/2 đến 3/3, tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, diễn ra Hội nghị lần thứ nhất các quan chức cao cấp APEC (SOM 1) và các cuộc họp liên quan.
Các Hội nghị lần này có ý nghĩa quan trọng, mở đầu cho Năm APEC Việt Nam 2017, khởi động công tác chuẩn bị cho Tuần lễ Cấp cao được tổ chức vào tháng 11-2017 tại thành phố Đà Nẵng.
Gần 1.900 đại biểu đến từ 21 nền kinh tế thành viên APEC, Hội đồng tư vấn doanh nghiệp APEC (ABAC), Hội đồng hợp tác kinh tế Thái Bình Dương (PECC) cùng một số tổ chức quốc tế và khu vực sẽ tham dự Hội nghị SOM và 56 cuộc họp của 4 ủy ban và 34 nhóm công tác chuyên ngành.
Sau 7 ngày, các đại biểu đã tham dự các cuộc họp, đối thoại của nhiều Nhóm công tác APEC, các tiểu ban về các vấn đề: Ứng phó với tình trạng khẩn cấp (EPWG); Phát triển nguồn nhân lực (HRDWG); Chống tham nhũng và minh bạch hóa (ACTWG); Nhóm chuyên gia về chống khai thác gỗ trái phép và thương mại liên quan (EGILAT); Nhóm chuyên gia về sở hữu trí tuệ (IPEG); Di chuyển doanh nhân (BMG); Đối thoại hóa chất (CD); Diễn đàn khoa học đời sống và đổi mới (LSIF); Đối tác chính sách về khoa học, công nghệ và sáng tạo (PPSTI); Tiêu chuẩn và hợp chuẩn (SCSC).
Xem thêm: Hội nghị SOM 1 APEC và các cuộc họp liên quan hoàn tất nửa chặng đường
Các Hội nghị lần này có ý nghĩa quan trọng, mở đầu cho Năm APEC Việt Nam 2017, khởi động công tác chuẩn bị cho Tuần lễ Cấp cao được tổ chức vào tháng 11-2017 tại thành phố Đà Nẵng.
Gần 1.900 đại biểu đến từ 21 nền kinh tế thành viên APEC, Hội đồng tư vấn doanh nghiệp APEC (ABAC), Hội đồng hợp tác kinh tế Thái Bình Dương (PECC) cùng một số tổ chức quốc tế và khu vực sẽ tham dự Hội nghị SOM và 56 cuộc họp của 4 ủy ban và 34 nhóm công tác chuyên ngành.
Sau 7 ngày, các đại biểu đã tham dự các cuộc họp, đối thoại của nhiều Nhóm công tác APEC, các tiểu ban về các vấn đề: Ứng phó với tình trạng khẩn cấp (EPWG); Phát triển nguồn nhân lực (HRDWG); Chống tham nhũng và minh bạch hóa (ACTWG); Nhóm chuyên gia về chống khai thác gỗ trái phép và thương mại liên quan (EGILAT); Nhóm chuyên gia về sở hữu trí tuệ (IPEG); Di chuyển doanh nhân (BMG); Đối thoại hóa chất (CD); Diễn đàn khoa học đời sống và đổi mới (LSIF); Đối tác chính sách về khoa học, công nghệ và sáng tạo (PPSTI); Tiêu chuẩn và hợp chuẩn (SCSC).
Đại biểu các nền kinh tế APEC trao đổi tại hội thảo về quyền hạn điều tra của các cơ quan cạnh tranh. (Ảnh: Nguyễn Khang/TTXVN)
Xem thêm: Hội nghị SOM 1 APEC và các cuộc họp liên quan hoàn tất nửa chặng đường
Tăng cường giám sát phát hiệm sớm ca bệnh cúm gia cầm trên người
Trước diễn biến phức tạp của dịch cúm gia cầm tại châu Âu, Trung Quốc, Campuchia và một số nước trong khu vực, chiều 20/2, tại Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), Văn phòng đáp ứng khẩn cấp phòng chống dịch bệnh (EOC) đã tổ chức họp khẩn bàn biện pháp phòng chống dịch cúm gia cầm, đặc biệt là dịch cúm A(H7N9).
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long yêu cầu ngành y tế và các Bộ, ngành liên quan triển khai quyết liệt các biện pháp phòng chống để đáp ứng các kịch bản đã được xây dựng.
Đặc biệt, ngành nông nghiệp cần tăng cường giám sát dịch bệnh chủ động trên các đàn gia cầm, xử lý triệt để ổ dịch (nếu có), chia sẻ thông tin với ngành y tế.
Các ngành Công Thương, Công an, Bộ đội Biên phòng tăng cường kiểm soát, ngăn chặn gia cầm nhập lậu qua biên giới, xử lý nghiêm các hộ kinh doanh trái phép.
Thứ trưởng yêu cầu Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương, các viện Pasteur khu vực miền Trung, miền Nam tăng cường giám sát, chẩn đoán trên các mẫu nghi ngờ tại những địa phương giáp biên giới các nước đang xảy ra dịch cúm gia cầm.
Ngoài những ca bệnh có biểu hiện viêm đường hô hấp nặng, các trường hợp có triệu chứng nhẹ cũng cần được xét nghiệm để kịp thời phát hiện ca bệnh...
Xem thêm: Tăng cường giám sát phát hiệm sớm ca bệnh cúm gia cầm trên người
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long yêu cầu ngành y tế và các Bộ, ngành liên quan triển khai quyết liệt các biện pháp phòng chống để đáp ứng các kịch bản đã được xây dựng.
Đặc biệt, ngành nông nghiệp cần tăng cường giám sát dịch bệnh chủ động trên các đàn gia cầm, xử lý triệt để ổ dịch (nếu có), chia sẻ thông tin với ngành y tế.
Các ngành Công Thương, Công an, Bộ đội Biên phòng tăng cường kiểm soát, ngăn chặn gia cầm nhập lậu qua biên giới, xử lý nghiêm các hộ kinh doanh trái phép.
Thứ trưởng yêu cầu Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương, các viện Pasteur khu vực miền Trung, miền Nam tăng cường giám sát, chẩn đoán trên các mẫu nghi ngờ tại những địa phương giáp biên giới các nước đang xảy ra dịch cúm gia cầm.
Ngoài những ca bệnh có biểu hiện viêm đường hô hấp nặng, các trường hợp có triệu chứng nhẹ cũng cần được xét nghiệm để kịp thời phát hiện ca bệnh...
Rắc vôi bột phòng chống dịch bệnh tại khu vực trang trại chăn nuôi. (Ảnh: Đình Huệ/TTXVN)
Xem thêm: Tăng cường giám sát phát hiệm sớm ca bệnh cúm gia cầm trên người
Vụ du khách tử nạn ở thác Hang Cọp: Bộ Văn hóa ra công văn khẩn
Ngày 24/2, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành công văn số 697/BVHTTDL-TCDL gửi Ủy ban Nhân dân tỉnh Lâm Đồng đề nghị xử lý vụ việc tai nạn của khách du lịch tại thác Hang Cọp (thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng).
Theo công văn, vụ tai nạn nghiêm trọng xảy ra vào ngày 23/2/2017 trong quá trình tổ chức tham quan, du lịch thác Hang Cọp (xã Xuân Thọ, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng) của Công ty trách nhiệm hữu hạn Giấc mơ vàng (văn phòng tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng) làm 2 người tử vong (trong đó có 1 khách du lịch người nước ngoài và 1 hướng dẫn viên người Việt Nam) cho thấy công tác đảm bảo an ninh, an toàn trong hoạt động du lịch tại địa phương còn bộc lộ nhiều hạn chế, tồn tại.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị Ủy ban Nhân dân tỉnh Lâm Đồng quan tâm chỉ đạo quyết liệt các cơ quan chức năng, khẩn trương xác minh, điều tra, làm rõ bản chất vụ tai nạn xảy ra tại khu du lịch Thác Hang Cọp, có kết luận chính thức về các vi phạm pháp luật của các tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan và xử lý nghiêm minh các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật.
Tỉnh Lâm Đồng cần chỉ đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với các cơ quan chức năng rà soát, đánh giá nghiêm túc tình hình kinh doanh dịch vụ du lịch, đặc biệt trong việc tổ chức các chương trình du lịch có tính chất mạo hiểm phục vụ khách du lịch là người nước ngoài.
Xem thêm: Vụ du khách tử nạn ở thác Hang Cọp: Bộ Văn hóa ra công văn khẩn
Theo công văn, vụ tai nạn nghiêm trọng xảy ra vào ngày 23/2/2017 trong quá trình tổ chức tham quan, du lịch thác Hang Cọp (xã Xuân Thọ, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng) của Công ty trách nhiệm hữu hạn Giấc mơ vàng (văn phòng tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng) làm 2 người tử vong (trong đó có 1 khách du lịch người nước ngoài và 1 hướng dẫn viên người Việt Nam) cho thấy công tác đảm bảo an ninh, an toàn trong hoạt động du lịch tại địa phương còn bộc lộ nhiều hạn chế, tồn tại.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị Ủy ban Nhân dân tỉnh Lâm Đồng quan tâm chỉ đạo quyết liệt các cơ quan chức năng, khẩn trương xác minh, điều tra, làm rõ bản chất vụ tai nạn xảy ra tại khu du lịch Thác Hang Cọp, có kết luận chính thức về các vi phạm pháp luật của các tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan và xử lý nghiêm minh các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật.
Tỉnh Lâm Đồng cần chỉ đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với các cơ quan chức năng rà soát, đánh giá nghiêm túc tình hình kinh doanh dịch vụ du lịch, đặc biệt trong việc tổ chức các chương trình du lịch có tính chất mạo hiểm phục vụ khách du lịch là người nước ngoài.
Thác Hang Cọp - nơi xảy ra vụ tai nạn khiến 2 người tử vong khi tham gia đu dây vượt thác sáng 23/2. (Ảnh: Nguyễn Dũng/TTXVN)
Xem thêm: Vụ du khách tử nạn ở thác Hang Cọp: Bộ Văn hóa ra công văn khẩn
Xuất khẩu tôm khó đạt mục tiêu hơn 3 tỷ USD trong năm nay
Nguyên liệu tôm khan hiếm, giá tôm nguyên liệu cao hơn so với giá chào bán xuất khẩu, nhiều thị trường nhập khẩu tôm bắt đầu đẩy mạnh các rào cản kỹ thuật để bảo hộ sản xuất trong nước… là những nguyên nhân khiến xuất khẩu tôm của Việt Nam trong những tháng đầu năm gặp nhiều khó khăn, và đe dọa mục tiêu xuất khẩu tôm đạt 3,4 tỷ USD trong năm nay khó như kế hoạch.
Theo một số doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản, giá tôm nội địa đang cao hơn giá tôm xuất khẩu của doanh nghiệp chào bán trên thị trường. Điều này khiến cho con tôm Việt khó cạnh tranh được với tôm Ấn Độ, Ecuador, Thái Lan… về giá bán.
Không chỉ đang gặp khó ở vấn đề nguyên liệu chế biến hay điều kiện nuôi trồng, các doanh nghiệp thủy sản cũng đang phải đối mặt với những khó khăn về rào cản kỹ thuật và thương mại tại các thị trường chủ lực như EU, Nhật Bản, Hàn Quốc...
Với bối cảnh nguyên liệu và rào cản thị trường như hiện nay, để đạt được mục tiêu xuất khẩu đạt 3,4 tỷ USD vào năm nay và 10 tỷ USD trước năm 2025 thì cần sự nỗ lực rất lớn của cả ngành tôm trong thời gian tới.
Xem thêm: Xuất khẩu tôm khó đạt mục tiêu hơn 3 tỷ USD trong năm nay
Theo một số doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản, giá tôm nội địa đang cao hơn giá tôm xuất khẩu của doanh nghiệp chào bán trên thị trường. Điều này khiến cho con tôm Việt khó cạnh tranh được với tôm Ấn Độ, Ecuador, Thái Lan… về giá bán.
Không chỉ đang gặp khó ở vấn đề nguyên liệu chế biến hay điều kiện nuôi trồng, các doanh nghiệp thủy sản cũng đang phải đối mặt với những khó khăn về rào cản kỹ thuật và thương mại tại các thị trường chủ lực như EU, Nhật Bản, Hàn Quốc...
Với bối cảnh nguyên liệu và rào cản thị trường như hiện nay, để đạt được mục tiêu xuất khẩu đạt 3,4 tỷ USD vào năm nay và 10 tỷ USD trước năm 2025 thì cần sự nỗ lực rất lớn của cả ngành tôm trong thời gian tới.
Chế biến tôm xuất khẩu tại Hậu Giang. (Ảnh: Huy Hùng/TTXVN)
Xem thêm: Xuất khẩu tôm khó đạt mục tiêu hơn 3 tỷ USD trong năm nay
Sẽ thực hiện xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về nguồn thải
Ngày 24/2, tại cuộc họp lấy ý kiến chuyên gia về dự thảo thuyết minh Dự án “Tổng điều tra, đánh giá, phân loại nguồn thải trên phạm vi cả nước; xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về nguồn thải,” Tổng Cục trưởng Tổng cục Môi trường Nguyễn Văn Tài cho biết sẽ thực hiện tổng điều tra, đánh giá và xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về nguồn thải dự kiến từ năm 2017-2019.
Dự án có mục tiêu xây dựng được cơ sở dữ liệu quốc gia về nguồn thải để quản lý, theo dõi đồng bộ hiện trạng, diễn biến phát sinh chất thải theo nguồn thải từ Trung ương đến địa phương.
Dự án sẽ tiến hành đánh giá thử nghiệm hệ thống thông tin quốc gia về nguồn thải tại sáu địa phương; hệ thống trung tâm đặt tại Tổng cục Môi trường, kết nối chia sẻ dữ liệu trong toàn quốc.
Ở giai đoạn 1, dự án sẽ tập trung rà soát, đánh giá các nguồn thải là các doanh nghiệp thuộc các nhóm ngành khai khoáng; công nghiệp chế biến, chế tạo; sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước, điều hòa không khí; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải; y tế và hoạt động trợ giúp xã hội.
Xem thêm: Sẽ thực hiện xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về nguồn thải
Dự án có mục tiêu xây dựng được cơ sở dữ liệu quốc gia về nguồn thải để quản lý, theo dõi đồng bộ hiện trạng, diễn biến phát sinh chất thải theo nguồn thải từ Trung ương đến địa phương.
Dự án sẽ tiến hành đánh giá thử nghiệm hệ thống thông tin quốc gia về nguồn thải tại sáu địa phương; hệ thống trung tâm đặt tại Tổng cục Môi trường, kết nối chia sẻ dữ liệu trong toàn quốc.
Ở giai đoạn 1, dự án sẽ tập trung rà soát, đánh giá các nguồn thải là các doanh nghiệp thuộc các nhóm ngành khai khoáng; công nghiệp chế biến, chế tạo; sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước, điều hòa không khí; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải; y tế và hoạt động trợ giúp xã hội.
Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN)
Xem thêm: Sẽ thực hiện xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về nguồn thải
(TTXVN/Vietnam+)