Cộng đồng mạng "dậy sóng" với vụ bạo hành trẻ em ở mầm non Sen Vàng và lần đầu tiên thực hiện phẫu thuật ghép thận chéo tại Việt Nam là hai trong số những sự kiện nổi bật tuần qua.
Ngân hàng Trung Quốc đặt chi nhánh trên đảo Phú Lâm là không hợp pháp
Tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao chiều 9/2, tại Hà Nội, trả lời câu hỏi phản ứng của Việt Nam về việc Ngân hàng Trung Quốc đặt Chi nhánh ở cái gọi là “thành phố Tam Sa” trên đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao nêu rõ: “Như chúng tôi đã nhiều lần khẳng định, Việt Nam có chủ quyền không thể tranh cãi đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Vì vậy, mọi việc làm của nước ngoài trong khu vực này nếu có mà không có sự cho phép của Việt Nam đều là không hợp pháp và không thay đổi được thực tế là Việt Nam có đầy đủ chủ quyền đối với khu vực này.”
Xem thêm: Ngân hàng Trung Quốc đặt chi nhánh trên đảo Phú Lâm là không hợp pháp
Vì vậy, mọi việc làm của nước ngoài trong khu vực này nếu có mà không có sự cho phép của Việt Nam đều là không hợp pháp và không thay đổi được thực tế là Việt Nam có đầy đủ chủ quyền đối với khu vực này.”
Cái gọi là 'Thành phố Tam Sa' Trung Quốc trái phép trên quần đảo của Việt Nam.
Xem thêm: Ngân hàng Trung Quốc đặt chi nhánh trên đảo Phú Lâm là không hợp pháp
Thủ tướng: Phấn đấu đạt 10 tỷ USD xuất khẩu tôm trước năm 2025
Việt Nam là quốc gia đứng thứ 3 thế giới về sản xuất tôm và dẫn đầu thế giới về sản xuất tôm sú. Tôm cũng là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất trong nhóm hàng thủy sản của Việt Nam, chiếm đến gần 50% tổng kim ngạch, thời điểm cao nhất là năm 2014 xuất khẩu tôm đạt đến gần 4 tỷ USD.
Nhằm tháo gỡ khó khăn, tạo bước đột phá cho ngành nuôi tôm Việt Nam tiếp tục chiếm lĩnh thị trường thế giới, sáng 6/2, một hội nghị “Diên Hồng” về lĩnh vực này đã được tổ chức tại tỉnh Cà Mau - thủ phủ của tôm sú, địa phương có diện tích nuôi tôm lớn nhất cả nước.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng cùng lãnh đạo gần 30 tỉnh và hơn 50 doanh nghiệp nuôi tôm đã tham dự, đối thoại thẳng thắn tại hội nghị.
Lắng nghe các ý kiến tham luận của doanh nghiệp, các bộ, ngành, địa phương, phát biểu kết luận hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, Việt Nam có đủ điều kiện và lợi thế phát triển ngành tôm, chúng ta phải có một quyết tâm chính trị, giải pháp đồng bộ để đưa ngành tôm phát triển lớn mạnh, hiệu quả cao, đem lại đời sống cao hơn cho nông dân.
Mục tiêu trước năm 2025, phải đạt kim ngạch xuất khẩu ngành tôm 10 tỷ USD, có thương hiệu tôm Việt Nam nổi tiếng thế giới, gắn nuôi tôm với phát triển bền vững kinh tế, xã hội và môi trường. Ngành tôm Việt Nam phấn đấu đạt khoảng 10% GDP quốc gia, Thủ tướng mong muốn và đặt ra chỉ tiêu như vậy.
Khẳng định mục tiêu và khát vọng này xuất phát từ những bài học thực tế và cung cầu thị trường, Thủ tướng chỉ rõ về tầm nhìn, quan điểm và chiến lược phát triển ngành tôm Việt Nam, Thủ tướng nêu rõ Việt Nam mà trước hết là Đồng bằng sông Cửu Long sẽ trở thành thủ phủ ngành công nghiệp và nuôi trồng, chế biến tôm chất lượng cao trên toàn thế giới.
Xem thêm: Thủ tướng: Phấn đấu đạt 10 tỷ USD xuất khẩu tôm trước năm 2025
Nhằm tháo gỡ khó khăn, tạo bước đột phá cho ngành nuôi tôm Việt Nam tiếp tục chiếm lĩnh thị trường thế giới, sáng 6/2, một hội nghị “Diên Hồng” về lĩnh vực này đã được tổ chức tại tỉnh Cà Mau - thủ phủ của tôm sú, địa phương có diện tích nuôi tôm lớn nhất cả nước.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng cùng lãnh đạo gần 30 tỉnh và hơn 50 doanh nghiệp nuôi tôm đã tham dự, đối thoại thẳng thắn tại hội nghị.
Lắng nghe các ý kiến tham luận của doanh nghiệp, các bộ, ngành, địa phương, phát biểu kết luận hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, Việt Nam có đủ điều kiện và lợi thế phát triển ngành tôm, chúng ta phải có một quyết tâm chính trị, giải pháp đồng bộ để đưa ngành tôm phát triển lớn mạnh, hiệu quả cao, đem lại đời sống cao hơn cho nông dân.
Mục tiêu trước năm 2025, phải đạt kim ngạch xuất khẩu ngành tôm 10 tỷ USD, có thương hiệu tôm Việt Nam nổi tiếng thế giới, gắn nuôi tôm với phát triển bền vững kinh tế, xã hội và môi trường. Ngành tôm Việt Nam phấn đấu đạt khoảng 10% GDP quốc gia, Thủ tướng mong muốn và đặt ra chỉ tiêu như vậy.
Khẳng định mục tiêu và khát vọng này xuất phát từ những bài học thực tế và cung cầu thị trường, Thủ tướng chỉ rõ về tầm nhìn, quan điểm và chiến lược phát triển ngành tôm Việt Nam, Thủ tướng nêu rõ Việt Nam mà trước hết là Đồng bằng sông Cửu Long sẽ trở thành thủ phủ ngành công nghiệp và nuôi trồng, chế biến tôm chất lượng cao trên toàn thế giới.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm các gian hàng của các công ty trưng bày bên lề hội nghị. (Ảnh: Kim Há/TTXVN)
Xem thêm: Thủ tướng: Phấn đấu đạt 10 tỷ USD xuất khẩu tôm trước năm 2025
Thanh long Việt Nam tham gia Hội chợ quốc tế trái cây ở Berlin
Từ ngày 8-10/2, Hội chợ quốc tế trái cây và rau củ quả (Fruit Logistica 2017) đã diễn ra tại Trung tâm Hội chợ Triển lãm Berlin.
Đây là một sự kiện lớn trong lĩnh vực này, với 2.884 nhà triển lãm đến từ 70 quốc gia và hơn 70.000 du khách tham dự triển lãm vào năm 2016.
Tham dự Fruit Logistica 2017, Việt Nam giới thiệu sản phẩm quả thanh long vốn được trồng theo chương trình hỗ trợ của Liên minh châu Âu về quy trình canh tác và chăm sóc để đảm bảo chất lượng, đủ tiêu chuẩn xuất khẩu vào các thị trường khó tính bậc nhất thế giới.
Những hợp tác xã tham gia chương trình này đã đảm bảo được quả thanh long có đầu ra đạt các tiêu chuẩn GlobalGAP rất khắt khe.
Mặc dù chỉ giới thiệu một loại đặc sản duy nhất là quả thanh long song gian hành của Việt Nam cũng thu hút rất nhiều khách tham quan và thưởng thức sản phẩm.
Tại Hội chợ lần này, Đại sứ Đoàn Xuân Hưng đã chứng kiến lễ ký kết hợp tác bước đầu giữa các doanh nghiệp xuất khẩu trái cây của Việt Nam và công ty Landgard, nhà phân phối trái cây và rau củ quả hàng đầu của Đức.
Đây được xem là bước khởi đầu, mở đường cho quả thanh long nói riêng, và trái cây của Việt Nam nói chung, chinh phục thị trường Đức vốn rất khó tính./.
Xem thêm: Thanh long Việt Nam tham gia Hội chợ quốc tế trái cây ở Berlin
Đây là một sự kiện lớn trong lĩnh vực này, với 2.884 nhà triển lãm đến từ 70 quốc gia và hơn 70.000 du khách tham dự triển lãm vào năm 2016.
Tham dự Fruit Logistica 2017, Việt Nam giới thiệu sản phẩm quả thanh long vốn được trồng theo chương trình hỗ trợ của Liên minh châu Âu về quy trình canh tác và chăm sóc để đảm bảo chất lượng, đủ tiêu chuẩn xuất khẩu vào các thị trường khó tính bậc nhất thế giới.
Những hợp tác xã tham gia chương trình này đã đảm bảo được quả thanh long có đầu ra đạt các tiêu chuẩn GlobalGAP rất khắt khe.
Mặc dù chỉ giới thiệu một loại đặc sản duy nhất là quả thanh long song gian hành của Việt Nam cũng thu hút rất nhiều khách tham quan và thưởng thức sản phẩm.
Tại Hội chợ lần này, Đại sứ Đoàn Xuân Hưng đã chứng kiến lễ ký kết hợp tác bước đầu giữa các doanh nghiệp xuất khẩu trái cây của Việt Nam và công ty Landgard, nhà phân phối trái cây và rau củ quả hàng đầu của Đức.
Đây được xem là bước khởi đầu, mở đường cho quả thanh long nói riêng, và trái cây của Việt Nam nói chung, chinh phục thị trường Đức vốn rất khó tính./.
Quả thanh long đạt tiêu chuẩn GlobalGAP tham gia Hội chợ. (Ảnh: CQTT Berlin)
Xem thêm: Thanh long Việt Nam tham gia Hội chợ quốc tế trái cây ở Berlin
Bộ Công Thương phản hồi việc kê khai tài sản của bà Hồ Thị Kim Thoa
Theo Bộ Công Thương, số cổ phần mà Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa sở hữu tại Công ty cổ phần Bóng đèn Điện Quang là số cổ phần có được từ trước khi được bổ nhiệm làm Thứ trưởng Bộ Công Thương.
Cũng theo Bộ Công Thương, số cổ phần này đã được kê khai đầy đủ trong hồ sơ bổ nhiệm Thứ trưởng vào năm 2009 và đã được báo cáo lên các cơ quan có thẩm quyền trước khi có quyết định bổ nhiệm Thứ trưởng.
"Trước khi được bổ nhiệm làm Thứ trưởng Bộ Công Thương vào năm 2010, đồng chí Hồ Thị Kim Thoa đã có 18 năm công tác tại Công ty Cổ phần Bóng đèn Điện Quang. Từ năm 2000 đến 2005 là Bí thư Đảng ủy, Tổng Giám đốc Công ty và từ 2005 đến 2010 là Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc của Công ty," Bộ Công Thương cho biết.
Trước đó, Bộ Công Thương nhận được thông tin do một số báo nêu về tài sản của Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa. Về việc này, Ban cán sự Đảng Bộ Công Thương đã đề nghị Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa và các đơn vị liên quan có báo cáo cụ thể.
Trên cơ sở báo cáo của Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa và các đơn vị liên quan, Bộ Công Thương khẳng định trong quá trình công tác tại Bộ của Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa, Bộ Công Thương đã chỉ đạo Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa thực hiện đúng quy định về quản lý cán bộ và kê khai tài sản.
"Trong các bản kê khai tài sản hàng năm, Thứ trưởng Thoa đều kê khai số lượng cổ phiếu đang nắm giữ tại Công ty Cổ phần Bóng đèn Điện Quang," Bộ Công Thương thông tin thêm./.
Xem thêm: Bộ Công Thương phản hồi việc kê khai tài sản của bà Hồ Thị Kim Thoa
Cũng theo Bộ Công Thương, số cổ phần này đã được kê khai đầy đủ trong hồ sơ bổ nhiệm Thứ trưởng vào năm 2009 và đã được báo cáo lên các cơ quan có thẩm quyền trước khi có quyết định bổ nhiệm Thứ trưởng.
"Trước khi được bổ nhiệm làm Thứ trưởng Bộ Công Thương vào năm 2010, đồng chí Hồ Thị Kim Thoa đã có 18 năm công tác tại Công ty Cổ phần Bóng đèn Điện Quang. Từ năm 2000 đến 2005 là Bí thư Đảng ủy, Tổng Giám đốc Công ty và từ 2005 đến 2010 là Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc của Công ty," Bộ Công Thương cho biết.
Trước đó, Bộ Công Thương nhận được thông tin do một số báo nêu về tài sản của Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa. Về việc này, Ban cán sự Đảng Bộ Công Thương đã đề nghị Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa và các đơn vị liên quan có báo cáo cụ thể.
Trên cơ sở báo cáo của Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa và các đơn vị liên quan, Bộ Công Thương khẳng định trong quá trình công tác tại Bộ của Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa, Bộ Công Thương đã chỉ đạo Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa thực hiện đúng quy định về quản lý cán bộ và kê khai tài sản.
"Trong các bản kê khai tài sản hàng năm, Thứ trưởng Thoa đều kê khai số lượng cổ phiếu đang nắm giữ tại Công ty Cổ phần Bóng đèn Điện Quang," Bộ Công Thương thông tin thêm./.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Hồ Thị Kim Thoa. (Ảnh: Đức Duy/Vietnam+)
Xem thêm: Bộ Công Thương phản hồi việc kê khai tài sản của bà Hồ Thị Kim Thoa
Bỏ việc đi lễ: Bài học sâu sắc cho những "công bộc của dân"
Tuần qua, dư luận xôn xao việc 5 cán bộ, nhân viên thuộc Phòng Quản lý hồ sơ, Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội đi lễ đền Mẫu tại thành phố Hưng Yên (tỉnh Hưng Yên) trong giờ hành chính và việc Giám đốc Trung tâm hỗ trợ xuất khẩu, Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương), cùng một số viên chức và người lao động của Trung tâm đi lễ đầu năm trong giờ làm việc.
Ngay sau khi nhận thông tin phản ánh của báo chí, Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh đã thành lập Hội đồng kỷ luật do Thứ trưởng Trần Quốc Khánh làm Chủ tịch để xem xét, quyết định hình thức kỷ luật đối với công chức Bùi Quang Hưng, Giám đốc Trung tâm hỗ trợ xuất khẩu đã tham gia đi lễ trong giờ làm việc.
Phó Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam Phạm Lương Sơn cũng đã lên tiếng sẽ xử lý nghiêm vụ cán bộ Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội đi lễ trong giờ làm việc.
Cũng phải nói, đây không phải là chuyện hiếm sau mỗi kỳ nghỉ Tết Nguyên đán. Năm nào, báo chí cũng có thông tin cơ quan này, đơn vị nọ sử dụng xe công đi lễ hội, hay công sở vắng bóng cán bộ, công chức, viên chức trong giờ hành chính… Nhưng thông tin rồi cũng như “đá ném ao bèo” và chẳng mấy ai bị “vạch” mặt, chỉ tên đến mức “rùm beng” như những ngày qua.
Sự việc có lẽ đã trở nên đáng báo động, đến mức, ngay ngày đầu tiên trở lại làm việc sau kỳ nghỉ Tết dài 1 tuần, mùng 2/2 (tức mùng 6 Tết), người đứng đầu Chính phủ đã phải ban hành một công điện đôn đốc thực hiện nhiệm vụ.
Công điện nêu rõ cán bộ, công chức, viên chức thực hiện nghiêm kỷ luật, kỷ cương theo Chỉ thị số 26/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ; khẩn trương tập trung giải quyết, xử lý công việc ngay sau những ngày nghỉ Tết, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, đầu tư của doanh nghiệp và nhu cầu giao dịch của nhân dân.
Tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính, không sử dụng xe công đi lễ hội trừ trường hợp thực thi nhiệm vụ, không tổ chức liên hoan ảnh hưởng đến thời gian và hiệu quả làm việc.
Tinh thần Công điện đã thể hiện quyết tâm của Chính phủ quán triệt chủ đề hành động năm 2017 của Chính phủ là “Tăng cường kỷ cương, đề cao trách nhiệm, thi đua sáng tạo, phát triển nhanh và bền vững”, xây dựng một Chính phủ liêm chính, kiến tạo, hành động, nói đi đôi với làm.
Xem thêm: Bỏ việc đi lễ: Bài học sâu sắc cho những "công bộc của dân"
Ngay sau khi nhận thông tin phản ánh của báo chí, Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh đã thành lập Hội đồng kỷ luật do Thứ trưởng Trần Quốc Khánh làm Chủ tịch để xem xét, quyết định hình thức kỷ luật đối với công chức Bùi Quang Hưng, Giám đốc Trung tâm hỗ trợ xuất khẩu đã tham gia đi lễ trong giờ làm việc.
Phó Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam Phạm Lương Sơn cũng đã lên tiếng sẽ xử lý nghiêm vụ cán bộ Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội đi lễ trong giờ làm việc.
Cũng phải nói, đây không phải là chuyện hiếm sau mỗi kỳ nghỉ Tết Nguyên đán. Năm nào, báo chí cũng có thông tin cơ quan này, đơn vị nọ sử dụng xe công đi lễ hội, hay công sở vắng bóng cán bộ, công chức, viên chức trong giờ hành chính… Nhưng thông tin rồi cũng như “đá ném ao bèo” và chẳng mấy ai bị “vạch” mặt, chỉ tên đến mức “rùm beng” như những ngày qua.
Sự việc có lẽ đã trở nên đáng báo động, đến mức, ngay ngày đầu tiên trở lại làm việc sau kỳ nghỉ Tết dài 1 tuần, mùng 2/2 (tức mùng 6 Tết), người đứng đầu Chính phủ đã phải ban hành một công điện đôn đốc thực hiện nhiệm vụ.
Công điện nêu rõ cán bộ, công chức, viên chức thực hiện nghiêm kỷ luật, kỷ cương theo Chỉ thị số 26/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ; khẩn trương tập trung giải quyết, xử lý công việc ngay sau những ngày nghỉ Tết, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, đầu tư của doanh nghiệp và nhu cầu giao dịch của nhân dân.
Tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính, không sử dụng xe công đi lễ hội trừ trường hợp thực thi nhiệm vụ, không tổ chức liên hoan ảnh hưởng đến thời gian và hiệu quả làm việc.
Tinh thần Công điện đã thể hiện quyết tâm của Chính phủ quán triệt chủ đề hành động năm 2017 của Chính phủ là “Tăng cường kỷ cương, đề cao trách nhiệm, thi đua sáng tạo, phát triển nhanh và bền vững”, xây dựng một Chính phủ liêm chính, kiến tạo, hành động, nói đi đôi với làm.
Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN)
Xem thêm: Bỏ việc đi lễ: Bài học sâu sắc cho những "công bộc của dân"
Cộng đồng mạng "dậy sóng" với vụ bạo hành trẻ em ở mầm non Sen Vàng
Theo thống kê của VietnamPlus - SocialBeat, vụ bạo hành trẻ em tại Cơ sở Mầm non Tư thục Sen Vàng (phường Minh Khai, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) là một trong những sự việc thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận và truyền thông trong tuần.
Cụ thể, trong thời gian từ ngày 5-8/2, có 975 lượt đăng tải thông tin liên quan đến chủ đề này trên các báo điện tử, trang tin tức, diễn đàn và mạng xã hội Facebook... Những bài viết này thu hút 2.813 bình luận và 13.486 lượt tương tác.
Trước đó, ngày 5/2, trên mạng xã hội lan truyền clip cô giáo mầm non có hành vi đánh và mắng trẻ, gây bức xúc cho mọi người.
Đoạn clip dài khoảng hai phút, ghi lại các hành vi đánh, mắng trẻ của cô giáo mầm non ở các thời điểm khác nhau: cảnh một cô giáo cầm dép đập vào đầu, mặt bé trai, khiến bé khóc; tiếp sau là cảnh một cô dùng vật cứng đập vào đầu một bé khác và cảnh một cô dùng đầu gối thúc vào bụng một bé đang khóc, kèm lời quát tháo.
Nội dung đoạn clip được xác định là ghi lại sự việc tại Cơ sở Mầm non Tư thục Sen Vàng, có trụ sở tại nhà 12A (dãy liền kề chung cư Skylight, Hòa Bình 6, Minh Khai, Hai Bà Trưng).
Danh tính hai cô giáo trong clip được làm rõ là Đặng Thị Bình (sinh năm 1994), trú tại thị trấn Phú Thứ (huyện Kinh Môn, Hải Dương) và Nguyễn Thị Hồng Ngát (sinh năm 1995), trú tại xã Yên Phong (huyện Ý Yên, Nam Định).
Tại cơ quan công an, hai giáo viên mầm non đã thừa nhận những hành vi bạo hành các cháu học sinh mẫu giáo Cơ sở Mầm non Sen Vàng.
Xem thêm: Cộng đồng mạng "dậy sóng" với vụ bạo hành trẻ em ở mầm non Sen Vàng
Cụ thể, trong thời gian từ ngày 5-8/2, có 975 lượt đăng tải thông tin liên quan đến chủ đề này trên các báo điện tử, trang tin tức, diễn đàn và mạng xã hội Facebook... Những bài viết này thu hút 2.813 bình luận và 13.486 lượt tương tác.
Trước đó, ngày 5/2, trên mạng xã hội lan truyền clip cô giáo mầm non có hành vi đánh và mắng trẻ, gây bức xúc cho mọi người.
Đoạn clip dài khoảng hai phút, ghi lại các hành vi đánh, mắng trẻ của cô giáo mầm non ở các thời điểm khác nhau: cảnh một cô giáo cầm dép đập vào đầu, mặt bé trai, khiến bé khóc; tiếp sau là cảnh một cô dùng vật cứng đập vào đầu một bé khác và cảnh một cô dùng đầu gối thúc vào bụng một bé đang khóc, kèm lời quát tháo.
Nội dung đoạn clip được xác định là ghi lại sự việc tại Cơ sở Mầm non Tư thục Sen Vàng, có trụ sở tại nhà 12A (dãy liền kề chung cư Skylight, Hòa Bình 6, Minh Khai, Hai Bà Trưng).
Danh tính hai cô giáo trong clip được làm rõ là Đặng Thị Bình (sinh năm 1994), trú tại thị trấn Phú Thứ (huyện Kinh Môn, Hải Dương) và Nguyễn Thị Hồng Ngát (sinh năm 1995), trú tại xã Yên Phong (huyện Ý Yên, Nam Định).
Tại cơ quan công an, hai giáo viên mầm non đã thừa nhận những hành vi bạo hành các cháu học sinh mẫu giáo Cơ sở Mầm non Sen Vàng.
Hai giáo viên tại Cơ sở Mầm non Sen Vàng có thể phải chịu trách nhiệm hình sự vì hành vi bạo hành trẻ em. (Ảnh cắt từ clip)
Xem thêm: Cộng đồng mạng "dậy sóng" với vụ bạo hành trẻ em ở mầm non Sen Vàng
Lần đầu tiên thực hiện phẫu thuật ghép thận chéo tại Việt Nam
Ngày 7/2, Bệnh viện Chợ Rẫy Thành phố Hồ Chí Minh công bố, đã thực hiện thành công ca ghép thận chéo đầu tiên tại Việt Nam cho 2 bệnh nhân: Lê Thị Ánh Hồng (31 tuổi ở Kiên Giang bị suy thận giai đoạn cuối) và Vũ Thị Huế (32 tuổi ở Đắk Nông đang phải chạy thận nhân tạo).
Đây là phương pháp nhằm giúp thực hiện ghép thận đối với những trường hợp không cùng nhóm máu hoặc người nhận có kháng thể chống lại kháng nguyên của người cho.
Trong đó, người thứ nhất được bố dượng cho thận, người thứ hai được mẹ ruột cho thận. Do hai cặp cùng có nhóm máu B nên bác sĩ tư vấn để hai cặp ghép có thể đổi người cho thận để ghép chéo và đã được hai gia đình đồng ý. Sau khi đổi chéo, kháng thể của hai người nhận không còn chống lại kháng nguyên của người cho nữa và ở cặp thứ hai còn hòa hợp miễn dịch đến 50%. Hiện sức khỏe của các người bệnh đã ổn định.
Về kỹ thuật, ghép thận đổi chéo không quá khó, tuy nhiên ở Việt Nam từ trước đến nay chưa thực hiện được bởi nguyên nhân khó tìm được các cặp đôi tương thích như trường hợp này.
Qua thành công của ca phẫu thuật, các bác sỹ kỳ vọng sẽ mở rộng thực hiện ghép chéo giữa các cặp cần ghép thận trong thời gian tới để mang lại cuộc sống bình thường cho những người bệnh suy thận mạn giai đoạn cuối.
Xem thêm: Lần đầu tiên thực hiện phẫu thuật ghép thận chéo tại Việt Nam
Đây là phương pháp nhằm giúp thực hiện ghép thận đối với những trường hợp không cùng nhóm máu hoặc người nhận có kháng thể chống lại kháng nguyên của người cho.
Trong đó, người thứ nhất được bố dượng cho thận, người thứ hai được mẹ ruột cho thận. Do hai cặp cùng có nhóm máu B nên bác sĩ tư vấn để hai cặp ghép có thể đổi người cho thận để ghép chéo và đã được hai gia đình đồng ý. Sau khi đổi chéo, kháng thể của hai người nhận không còn chống lại kháng nguyên của người cho nữa và ở cặp thứ hai còn hòa hợp miễn dịch đến 50%. Hiện sức khỏe của các người bệnh đã ổn định.
Về kỹ thuật, ghép thận đổi chéo không quá khó, tuy nhiên ở Việt Nam từ trước đến nay chưa thực hiện được bởi nguyên nhân khó tìm được các cặp đôi tương thích như trường hợp này.
Qua thành công của ca phẫu thuật, các bác sỹ kỳ vọng sẽ mở rộng thực hiện ghép chéo giữa các cặp cần ghép thận trong thời gian tới để mang lại cuộc sống bình thường cho những người bệnh suy thận mạn giai đoạn cuối.
Niềm vui và hạnh phúc của bác sĩ và hai bệnh nhân ghép thận đổi chéo. (Ảnh: Phương Vy/TTXVN)
Xem thêm: Lần đầu tiên thực hiện phẫu thuật ghép thận chéo tại Việt Nam
Ngày thơ Việt Nam: Sức hút ở Con đường thi nhân và tiết mục hầu đồng
Với chủ đề “Đồng hành và sáng tạo cùng đất nước,” Ngày thơ Việt Nam lần thứ 15 - Xuân Đinh Dậu 2017 đã chính thức diễn ra sáng 11/2 tại Văn Miếu-Quốc Tử Giám (Hà Nội).
Ông Nguyễn Quang Thiều - Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam cho biết lần đầu tiên, “Con đường thi nhân” được mở tại Ngày thơ Việt Nam, nối từ cổng vào sân thơ Thái Học. Tại đây, chân dung và những câu thơ tiêu biểu nhất của các nhà thơ thuộc nhiều thế hệ khác nhau được giới thiệu trang trọng tới công chúng.
Bên cạnh đó, Ngày thơ Việt Nam lần thứ 15 còn có nhiều hoạt động bên lề khác như viết thư pháp, trưng bày và giới thiệu ấn phẩm của các hội văn học nghệ thuật địa phương, triển lãm “60 năm Hội Nhà văn Việt Nam”…
Đặc biệt, tiết mục trình diễn Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu - di sản văn hóa phi vật thể thứ 11 của Việt Nam được Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) vinh danh đã thu hút sự chú ý đặc biệt của công chúng.
Cùng ngày, tại các địa phương khác trong cả nước, Ngày thơ Việt Nam lần thứ 15 cũng được tổ chức tại các khu di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, cơ sở giáo dục… với các hoạt động thi thơ, trình diễn thơ, đố thơ, tặng thơ..../.
Xem thêm: Ngày thơ Việt Nam: Sức hút ở Con đường thi nhân và tiết mục hầu đồng
Ông Nguyễn Quang Thiều - Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam cho biết lần đầu tiên, “Con đường thi nhân” được mở tại Ngày thơ Việt Nam, nối từ cổng vào sân thơ Thái Học. Tại đây, chân dung và những câu thơ tiêu biểu nhất của các nhà thơ thuộc nhiều thế hệ khác nhau được giới thiệu trang trọng tới công chúng.
Bên cạnh đó, Ngày thơ Việt Nam lần thứ 15 còn có nhiều hoạt động bên lề khác như viết thư pháp, trưng bày và giới thiệu ấn phẩm của các hội văn học nghệ thuật địa phương, triển lãm “60 năm Hội Nhà văn Việt Nam”…
Đặc biệt, tiết mục trình diễn Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu - di sản văn hóa phi vật thể thứ 11 của Việt Nam được Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) vinh danh đã thu hút sự chú ý đặc biệt của công chúng.
Cùng ngày, tại các địa phương khác trong cả nước, Ngày thơ Việt Nam lần thứ 15 cũng được tổ chức tại các khu di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, cơ sở giáo dục… với các hoạt động thi thơ, trình diễn thơ, đố thơ, tặng thơ..../.
"Con đường thi nhân" tại Ngày thơ Việt Nam. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Xem thêm: Ngày thơ Việt Nam: Sức hút ở Con đường thi nhân và tiết mục hầu đồng
Khai mạc Năm Du lịch "sắc màu Tây Bắc trong vườn Xuân đất nước"
Tối 11/2, Năm Du lịch quốc gia 2017 Lào Cai-Tây Bắc với chủ đề "Sắc màu Tây Bắc trong vườn Xuân đất nước" đã chính thức khai mạc tại thành phố Lào Cai (tỉnh Lào Cai).
Với chủ đề “Sắc màu Tây Bắc," Năm Du lịch quốc gia 2017 Lào Cai-Tây Bắc là cơ hội để các tỉnh, thành phố và các địa phương giới thiệu, quảng bá các sự kiện của địa phương, thu hút sự quan tâm của đông đảo du khách trong nước và quốc tế.
Việc tập trung tổ chức thành công các hoạt động trong Năm Du lịch quốc gia 2017 là mục đích cao nhất và có ý nghĩa mở đầu cho toàn bộ chuỗi sự kiện, là cầu nối hợp tác phát triển du lịch với các vùng, miền trong cả nước.
Phát biểu tại lễ khai mạc, ông Nguyễn Văn Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Kinh tế Trung ương, Trưởng Ban chỉ đạo Tây Bắc nêu rõ: "Chúng ta tổ chức khai mạc Năm Du lịch quốc gia 2017, khởi đầu cho các hoạt động thực hiện mục tiêu xây dựng du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. Bằng hành động thiết thực của các cấp chính quyền, cộng đồng doanh nghiệp và người dân, tôi tin tưởng du lịch vùng Tây Bắc nói riêng và du lịch Việt Nam nói chung sẽ có bước phát triển bứt phá trong năm 2017."
Xem thêm: Khai mạc Năm Du lịch "sắc màu Tây Bắc trong vườn Xuân đất nước"
Với chủ đề “Sắc màu Tây Bắc," Năm Du lịch quốc gia 2017 Lào Cai-Tây Bắc là cơ hội để các tỉnh, thành phố và các địa phương giới thiệu, quảng bá các sự kiện của địa phương, thu hút sự quan tâm của đông đảo du khách trong nước và quốc tế.
Việc tập trung tổ chức thành công các hoạt động trong Năm Du lịch quốc gia 2017 là mục đích cao nhất và có ý nghĩa mở đầu cho toàn bộ chuỗi sự kiện, là cầu nối hợp tác phát triển du lịch với các vùng, miền trong cả nước.
Phát biểu tại lễ khai mạc, ông Nguyễn Văn Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Kinh tế Trung ương, Trưởng Ban chỉ đạo Tây Bắc nêu rõ: "Chúng ta tổ chức khai mạc Năm Du lịch quốc gia 2017, khởi đầu cho các hoạt động thực hiện mục tiêu xây dựng du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. Bằng hành động thiết thực của các cấp chính quyền, cộng đồng doanh nghiệp và người dân, tôi tin tưởng du lịch vùng Tây Bắc nói riêng và du lịch Việt Nam nói chung sẽ có bước phát triển bứt phá trong năm 2017."
Đi cáp treo lên Fansipan sẽ thu hút đông đảo khách du lịch trong nước và quốc tế. (Ảnh: Nhật Anh/TTXVN)
Xem thêm: Khai mạc Năm Du lịch "sắc màu Tây Bắc trong vườn Xuân đất nước"
38 tỉnh, thành phố cần bảo đảm nguồn nước đến hết mùa cạn năm 2017
Để chủ động phòng ngừa, hạn chế tình trạng thiếu nước cấp cho hạ du vào mùa khô, Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa có văn bản đề nghị 38 tỉnh, thành phố khẩn trương chỉ đạo thực hiện việc vận hành các hồ bảo đảm nguồn nước cho hạ du các lưu vực sông từ nay đến hết mùa cạn năm 2017.
Các tỉnh, thành phố cần đảm bảo nguồn nước bao gồm: Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, Phú Thọ, Yên Bái, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Bắc Ninh, Hà Nam, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Đà Nẵng, Quảng Ngãi.
Đặc biệt là các tỉnh khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Nộ như: Bình Định, Gia Lai, Phú Yên, Kon Tum, Đắk Nông, Đắk Lắk; Bình Dương, Bình Phước, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, Lâm Đồng, Tây Ninh và Thành phố Hồ Chí Minh.
Theo đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố nêu trên chỉ đạo các Sở, ban, ngành, địa phương có liên quan và các đơn vị quản lý, vận hành công trình rà soát cụ thể yêu cầu sử dụng nước dưới hạ du các hồ, bố trí thời gian lấy nước phù hợp với lịch vận hành của các hồ chứa.
Ngoài ra, các tỉnh, thành phố cần theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, dòng chảy trên sông, dòng chảy đến hồ để kịp thời điều chỉnh lưu lượng xả phù hợp, bảo đảm sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn nước của các hồ chứa; tăng cường kiểm tra, giám sát việc lấy nước của các công trình khai thác, sử dụng nước trên sông../.
Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN)
Xem thêm: 38 tỉnh, thành phố cần bảo đảm nguồn nước đến hết mùa cạn năm 2017
(TTXVN/Vietnam+)