Truy tố nguyên đại biểu Quốc hội Châu Thị Thu Nga cùng 8 đồng phạm và Standard Chartered dự báo tăng trưởng GDP 2017 của Việt Nam đạt 6,6% là hai trong số những sự kiện nổi bật tuần qua.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm chính thức Trung Quốc
Chiều 12/1, Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến thủ đô Bắc Kinh, bắt đầu chuyến thăm chính thức nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
Ngay sau lễ đón chính thức, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Hai nhà lãnh đạo đã đi sâu trao đổi về các định hướng lớn nhằm tăng cường tin cậy, củng cố hữu nghị, đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hợp tác thực chất trên các lĩnh vực, duy trì hòa bình, ổn định trên biển, đưa quan hệ Việt Nam-Trung Quốc tiếp tục phát triển lành mạnh, bền vững trong thời gian tới.
Về vấn đề trên biển, hai Tổng Bí thư cùng cho rằng đây là vấn đề tồn tại chủ yếu của quan hệ Việt-Trung; là vấn đề hết sức phức tạp và hệ trọng, tác động chi phối rất lớn đến sự tin cậy chính trị, tình cảm nhân dân và cục diện quan hệ hai nước, cũng như cục diện và tình hình khu vực, thế giới.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định lập trường nhất quán của Việt Nam kiên trì giải quyết tranh chấp Biển Đông bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, tôn trọng tiến trình ngoại giao và pháp lý; thực hiện đầy đủ và hiệu quả “Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC),” phấn đấu cùng ASEAN sớm hoàn tất “Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC).”
Hai nhà lãnh đạo nhấn mạnh cần tuân thủ nhận thức chung quan trọng mà lãnh đạo hai Đảng, hai nước đã đạt được và “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam-Trung Quốc”; sử dụng tốt cơ chế đàm phán để tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài mà hai bên đều có thể chấp nhận được; tích cực nghiên cứu giải pháp mang tính quá độ không ảnh hưởng đến lập trường và chủ trương của mỗi bên, bao gồm tích cực nghiên cứu và bàn bạc về vấn đề hợp tác cùng phát triển.
Hai bên nhất trí cần thúc đẩy tiến độ hợp tác trên biển để phát ra tín hiệu tích cực có lợi cho quan hệ hai nước; làm tốt các công việc tiếp theo sau khi hoàn thành khảo sát chung tại vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ, thúc đẩy vững chắc đàm phán phân định khu vực vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ và tích cực thúc đẩy hợp tác cùng phát triển tại vùng biển này; tiếp tục thúc đẩy công việc của Nhóm công tác bàn bạc về hợp tác cùng phát triển trên biển; triển khai hiệu quả các dự án hợp tác trong lĩnh vực ít nhạy cảm đã thỏa thuận.
Hai bên khẳng định tiếp tục thực hiện toàn diện và hiệu quả DOC, trên cơ sở hiệp thương thống nhất, sớm xây dựng COC; kiểm soát tốt bất đồng trên biển, không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp, giữ gìn hòa bình, ổn định ở Biển Đông.
Ngay sau khi kết thúc hội đàm, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình đã chứng kiến Lễ ký kết 15 văn kiện hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Hai bên cũng ra Thông cáo chung Việt Nam-Trung Quốc.
Xem thêm: Tổng Bí thư hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình
Ngay sau lễ đón chính thức, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Hai nhà lãnh đạo đã đi sâu trao đổi về các định hướng lớn nhằm tăng cường tin cậy, củng cố hữu nghị, đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hợp tác thực chất trên các lĩnh vực, duy trì hòa bình, ổn định trên biển, đưa quan hệ Việt Nam-Trung Quốc tiếp tục phát triển lành mạnh, bền vững trong thời gian tới.
Về vấn đề trên biển, hai Tổng Bí thư cùng cho rằng đây là vấn đề tồn tại chủ yếu của quan hệ Việt-Trung; là vấn đề hết sức phức tạp và hệ trọng, tác động chi phối rất lớn đến sự tin cậy chính trị, tình cảm nhân dân và cục diện quan hệ hai nước, cũng như cục diện và tình hình khu vực, thế giới.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định lập trường nhất quán của Việt Nam kiên trì giải quyết tranh chấp Biển Đông bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, tôn trọng tiến trình ngoại giao và pháp lý; thực hiện đầy đủ và hiệu quả “Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC),” phấn đấu cùng ASEAN sớm hoàn tất “Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC).”
Hai nhà lãnh đạo nhấn mạnh cần tuân thủ nhận thức chung quan trọng mà lãnh đạo hai Đảng, hai nước đã đạt được và “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam-Trung Quốc”; sử dụng tốt cơ chế đàm phán để tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài mà hai bên đều có thể chấp nhận được; tích cực nghiên cứu giải pháp mang tính quá độ không ảnh hưởng đến lập trường và chủ trương của mỗi bên, bao gồm tích cực nghiên cứu và bàn bạc về vấn đề hợp tác cùng phát triển.
Hai bên nhất trí cần thúc đẩy tiến độ hợp tác trên biển để phát ra tín hiệu tích cực có lợi cho quan hệ hai nước; làm tốt các công việc tiếp theo sau khi hoàn thành khảo sát chung tại vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ, thúc đẩy vững chắc đàm phán phân định khu vực vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ và tích cực thúc đẩy hợp tác cùng phát triển tại vùng biển này; tiếp tục thúc đẩy công việc của Nhóm công tác bàn bạc về hợp tác cùng phát triển trên biển; triển khai hiệu quả các dự án hợp tác trong lĩnh vực ít nhạy cảm đã thỏa thuận.
Hai bên khẳng định tiếp tục thực hiện toàn diện và hiệu quả DOC, trên cơ sở hiệp thương thống nhất, sớm xây dựng COC; kiểm soát tốt bất đồng trên biển, không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp, giữ gìn hòa bình, ổn định ở Biển Đông.
Ngay sau khi kết thúc hội đàm, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình đã chứng kiến Lễ ký kết 15 văn kiện hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Hai bên cũng ra Thông cáo chung Việt Nam-Trung Quốc.
Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chủ trì Tiệc trà chào mừng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN)
Xem thêm: Tổng Bí thư hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình
Treo thưởng 6 tỷ đồng cho các ý tưởng tổ chức giao thông, chống ùn tắc ở Hà Nội
Ngày 12/1, Sở Giao thông Hà Nội tổ chức lễ công bố cuộc thi ý tưởng phương án tổ chức giao thông và các giải pháp chống ùn tắc đến năm 2025, tầm nhìn 2030.
Giải thưởng gồm, giải nhất trị giá 200.000 USD; giải nhì 100.000 USD. Ngoài ra mỗi phương án tham dự thi đủ hồ sơ và chất lượng theo quy định của cuộc thi được hỗ trợ 25.000 USD.
Hình thức thi tuyển hạn chế, thông qua việc tuyển chọn năng lực của các đơn vị tư vấn thiết kế trong nước và quốc tế đã có nhiều kinh nghiệm và uy tín.
Đối tượng thi là các đơn vị tư vấn trong nước và quốc tế có đủ năng lực theo quy định của pháp luật Việt Nam và được Ban tổ chức mời tham gia thi tuyển (sau khi sơ tuyển sẽ lựa chọn 5 đơn vị tham gia làm bài thi).
Theo quy định của cuộc thi, nội dung các ý tưởng phải giải quyết được 12 vấn đề liên quan đến tổ chức giao thông, chống ùn tắc giao thông cho thành phố Hà Nội; trong đó có tổ chức giao thông liên vùng, ứng dụng giao thông thông minh và các giải pháp quản lý phương tiện cá nhân nhằm làm giảm ùn tắc giao thông.
Xem thêm: Hà Nội: Hơn 6 tỷ đồng tìm giải pháp chống ùn tắc giao thông
Giải thưởng gồm, giải nhất trị giá 200.000 USD; giải nhì 100.000 USD. Ngoài ra mỗi phương án tham dự thi đủ hồ sơ và chất lượng theo quy định của cuộc thi được hỗ trợ 25.000 USD.
Hình thức thi tuyển hạn chế, thông qua việc tuyển chọn năng lực của các đơn vị tư vấn thiết kế trong nước và quốc tế đã có nhiều kinh nghiệm và uy tín.
Đối tượng thi là các đơn vị tư vấn trong nước và quốc tế có đủ năng lực theo quy định của pháp luật Việt Nam và được Ban tổ chức mời tham gia thi tuyển (sau khi sơ tuyển sẽ lựa chọn 5 đơn vị tham gia làm bài thi).
Theo quy định của cuộc thi, nội dung các ý tưởng phải giải quyết được 12 vấn đề liên quan đến tổ chức giao thông, chống ùn tắc giao thông cho thành phố Hà Nội; trong đó có tổ chức giao thông liên vùng, ứng dụng giao thông thông minh và các giải pháp quản lý phương tiện cá nhân nhằm làm giảm ùn tắc giao thông.
Ùn tắc giao thông tại Ngã tư Hai Bà Trưng-Lê Thánh Tông. (Nguồn: TTXVN)
Xem thêm: Hà Nội: Hơn 6 tỷ đồng tìm giải pháp chống ùn tắc giao thông
Hai vụ tai nạn lao động nghiêm trọng khiến 10 người thương vong
Khoảng 11 giờ ngày 12/1, tại Công ty Foodtech JSC chi nhánh Phú Yên - một doanh nghiệp tư nhân chuyên chế biến thủy sản (ở Khu công nghiệp Hòa Hiệp, huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên), 5 công nhân đã tử vong nghi do ngạt khí.
Theo các nhân chứng, vào khoảng thời gian trên, có một công nhân xuống hầm ủ mắm để lấy mẫu xét nghiệm. Khoảng 10 phút sau không thấy công nhân này lên, một công nhân khác đã cắt cầu dao điện xuống kiểm tra và cũng gặp nạn.
Sau đó lần lượt 3 công nhân khác xuống cứu người cũng gặp nạn. Cả 5 công nhân đều tử vong.
Trước đó, tối 11/1, một vụ sập giàn giáo xảy ra tại công trình tổ hợp khách sạn và chung cư cao cấp ven biển Đà Nẵng khiến 6 người bị thương. sập giàn giáo.
Vào khoảng 21 giờ, một tốp công nhân vừa hoàn tất đổ bê tông sàn thuộc công trình thì giàn giáo chống đỡ bất ngờ nghiêng rồi đổ sập khiến công nhân rơi xuống phía dưới.
Các lực lượng chức năng đã nhanh chóng có mặt tại hiện trường tham gia cứu nạn, đưa các nạn nhân vào Bệnh viện Đà Nẵng cấp cứu.
Chiều 12/1, đại diện đơn vị tham gia dự án Alphanam Luxury Đà Nẵng cho biết đã tạm dừng thi công công trình từ sáng 12/1 để khắc phục hậu quả, phục vụ quá trình điều tra vụ việc.
Liên quan đến các nạn nhân trong vụ sập giàn giáo, phía chủ đầu tư cũng xác nhận có 1 người bị gãy chân vẫn đang được theo dõi và 5 người còn lại bị xây sát nhẹ đã được xuất viện.
Xem thêm: 5 công nhân tử vong khi xuống hầm ủ mắm lấy mẫu xét nghiệm
Theo các nhân chứng, vào khoảng thời gian trên, có một công nhân xuống hầm ủ mắm để lấy mẫu xét nghiệm. Khoảng 10 phút sau không thấy công nhân này lên, một công nhân khác đã cắt cầu dao điện xuống kiểm tra và cũng gặp nạn.
Sau đó lần lượt 3 công nhân khác xuống cứu người cũng gặp nạn. Cả 5 công nhân đều tử vong.
Trước đó, tối 11/1, một vụ sập giàn giáo xảy ra tại công trình tổ hợp khách sạn và chung cư cao cấp ven biển Đà Nẵng khiến 6 người bị thương. sập giàn giáo.
Vào khoảng 21 giờ, một tốp công nhân vừa hoàn tất đổ bê tông sàn thuộc công trình thì giàn giáo chống đỡ bất ngờ nghiêng rồi đổ sập khiến công nhân rơi xuống phía dưới.
Các lực lượng chức năng đã nhanh chóng có mặt tại hiện trường tham gia cứu nạn, đưa các nạn nhân vào Bệnh viện Đà Nẵng cấp cứu.
Chiều 12/1, đại diện đơn vị tham gia dự án Alphanam Luxury Đà Nẵng cho biết đã tạm dừng thi công công trình từ sáng 12/1 để khắc phục hậu quả, phục vụ quá trình điều tra vụ việc.
Liên quan đến các nạn nhân trong vụ sập giàn giáo, phía chủ đầu tư cũng xác nhận có 1 người bị gãy chân vẫn đang được theo dõi và 5 người còn lại bị xây sát nhẹ đã được xuất viện.
Hiện trường hầm ủ mắm nơi 5 công nhân tử vong. (Ảnh: Xuân Triệu/TTXVN)
Xem thêm: 5 công nhân tử vong khi xuống hầm ủ mắm lấy mẫu xét nghiệm
Chủ tịch nước Trần Đại Quang dự lễ thượng cờ trên đỉnh Fansipan
Chiều 13/1, nhân dịp về thăm và chúc Tết tại một số địa phương của tỉnh Lào Cai, Chủ tịch nước Trần Đại Quang cùng Đoàn công tác đã tham dự Lễ thượng cờ trên đỉnh Fansipan. Kể từ sau nghi thức này, lá Quốc kỳ Việt Nam sẽ luôn tung bay trên đỉnh Fansipan - nóc nhà Đông Dương.
Cùng với nghi thức thượng cờ, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã chính thức khai trương Cột cờ tại đỉnh Fansipan. Cột cờ có chiều cao 25m, được xây dựng ở độ cao 3,141m, vật liệu là đá xanh nguyên khối, bốn mặt chạm khắc phù điêu nổi các địa danh của đất nước như Hạ Long, Tây Bắc, Tây Nguyên…
Cột cờ tại đỉnh Fansipan nằm trong quần thể Khu du lịch Fansipan Legend do một tập đoàn lớn của Việt Nam đầu tư tại huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai.
Xem thêm: Chủ tịch nước Trần Đại Quang dự lễ thượng cờ trên đỉnh Fansipan
Cùng với nghi thức thượng cờ, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã chính thức khai trương Cột cờ tại đỉnh Fansipan. Cột cờ có chiều cao 25m, được xây dựng ở độ cao 3,141m, vật liệu là đá xanh nguyên khối, bốn mặt chạm khắc phù điêu nổi các địa danh của đất nước như Hạ Long, Tây Bắc, Tây Nguyên…
Cột cờ tại đỉnh Fansipan nằm trong quần thể Khu du lịch Fansipan Legend do một tập đoàn lớn của Việt Nam đầu tư tại huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang cùng các đại biểu chúc mừng Lễ thượng cờ thành công tốt đẹp tại cột mốc 3.143m. (Ảnh: Nhan Sáng/TTXVN)
Xem thêm: Chủ tịch nước Trần Đại Quang dự lễ thượng cờ trên đỉnh Fansipan
Xôn xao "áo mới" Văn Miếu, Bia Quốc học Huế "sau trùng tu
Văn Miếu-Quốc Tử Giám và Bia Quốc học Huế được "khoác áo mới" làm mất đi vẻ rêu phong xưa cũ của di tích không chỉ gây tranh cãi trong dư luận mà còn nhận được nhiều ý kiến trái chiều của các chuyên gia lịch sử.
Bia Quốc học (hay bia tưởng niệm các chiến sỹ trận vong) nằm tọa lạc bên bờ sông Hương, trước cổng Trường chuyên Quốc học Huế. Bia được xây dựng và đưa vào khánh thành từ năm 1920 dưới thời vua Khải Định để tưởng niệm binh sĩ người Việt và người Pháp tử trận trong chiến tranh thế giới thứ nhất.
Báo VietnamNet dẫn lời Tiến sỹ Trần Đình Hằng, Phân viện trưởng Phân viện Văn hóa nghệ thuật Việt Nam tại Huế nhận định, màu hiện tại của bia Quốc học rất chói mắt. Theo ông Hằng, bất kể trước đây bia Quốc học màu gì thì cũng không thể là màu vàng khè như hiện tại.
Ông cũng cho rằng vấn đề nghiêm trọng ở đây chưa phải là màu sắc lòe loẹt mà là việc người ta đã cạo sạch những hoa văn trang trí trên công trình. Giá trị lớn nhất của công trình là hoa văn trang trí có tính biểu tượng chung cho văn hóa truyền thống Việt, cụ thể là Huế, mà họa sỹ đã lấy tinh thần từ bình phong Huế, kiến trúc Huế để đưa vào.
Liên quan công tác trùng tu Văn Miếu, ông Lê Xuân Kiêu, Giám đốc Trung tâm hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu-Quốc Tử Giám cho biết đây là công tác vệ sinh chống xuống cấp các hạng mục trong di tích và đã được sự đồng ý của Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội.
Trong đợt này, nhiều hạng mục tại di tích được vệ sinh chống xuống cấp, trong đó, các cấu kiện gỗ được vệ sinh, sơn son thiếp bạc, phủ hoàn kim lại Bái đường, Hậu cung khu Văn Miếu, quét vôi trám hóa bề mặt một số hạng mục tiêu biểu (Đại Trung Môn, giếng Thiên Quang, nhà bia tiến sỹ, các cổng ngách) và tường ngăn di tích.
Giám đốc Trung tâm hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu-Quốc Tử Giám cũng khẳng định để thực hiện vệ sinh chống xuống cấp các hạng mục trong di tích, Trung tâm đã làm thận trọng.
Hiện trạng của Văn Miếu là tất cả đá, gỗ, tường gạch đều bị phủ rêu phong, nấm mốc, nếu không xử lý sẽ ảnh hưởng đến công trình. Nhân viên của Viện Bảo tồn di tích đang tẩy rửa toàn bộ, quét lớp sơn chứa hóa chất chống rêu mốc. Các chuyên gia bảo tồn sẽ phủ lại một lớp sơn màu trầm, Văn Miếu sẽ trở lại vẻ cổ kính như cũ.
Xem thêm: Vì sao Văn Miếu-Quốc Tử Giám bỗng dưng "khoác màu áo mới"
Bia Quốc học (hay bia tưởng niệm các chiến sỹ trận vong) nằm tọa lạc bên bờ sông Hương, trước cổng Trường chuyên Quốc học Huế. Bia được xây dựng và đưa vào khánh thành từ năm 1920 dưới thời vua Khải Định để tưởng niệm binh sĩ người Việt và người Pháp tử trận trong chiến tranh thế giới thứ nhất.
Báo VietnamNet dẫn lời Tiến sỹ Trần Đình Hằng, Phân viện trưởng Phân viện Văn hóa nghệ thuật Việt Nam tại Huế nhận định, màu hiện tại của bia Quốc học rất chói mắt. Theo ông Hằng, bất kể trước đây bia Quốc học màu gì thì cũng không thể là màu vàng khè như hiện tại.
Ông cũng cho rằng vấn đề nghiêm trọng ở đây chưa phải là màu sắc lòe loẹt mà là việc người ta đã cạo sạch những hoa văn trang trí trên công trình. Giá trị lớn nhất của công trình là hoa văn trang trí có tính biểu tượng chung cho văn hóa truyền thống Việt, cụ thể là Huế, mà họa sỹ đã lấy tinh thần từ bình phong Huế, kiến trúc Huế để đưa vào.
Liên quan công tác trùng tu Văn Miếu, ông Lê Xuân Kiêu, Giám đốc Trung tâm hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu-Quốc Tử Giám cho biết đây là công tác vệ sinh chống xuống cấp các hạng mục trong di tích và đã được sự đồng ý của Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội.
Trong đợt này, nhiều hạng mục tại di tích được vệ sinh chống xuống cấp, trong đó, các cấu kiện gỗ được vệ sinh, sơn son thiếp bạc, phủ hoàn kim lại Bái đường, Hậu cung khu Văn Miếu, quét vôi trám hóa bề mặt một số hạng mục tiêu biểu (Đại Trung Môn, giếng Thiên Quang, nhà bia tiến sỹ, các cổng ngách) và tường ngăn di tích.
Giám đốc Trung tâm hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu-Quốc Tử Giám cũng khẳng định để thực hiện vệ sinh chống xuống cấp các hạng mục trong di tích, Trung tâm đã làm thận trọng.
Hiện trạng của Văn Miếu là tất cả đá, gỗ, tường gạch đều bị phủ rêu phong, nấm mốc, nếu không xử lý sẽ ảnh hưởng đến công trình. Nhân viên của Viện Bảo tồn di tích đang tẩy rửa toàn bộ, quét lớp sơn chứa hóa chất chống rêu mốc. Các chuyên gia bảo tồn sẽ phủ lại một lớp sơn màu trầm, Văn Miếu sẽ trở lại vẻ cổ kính như cũ.
Du khách tham quan Văn Miếu-Quốc Tử Giám trước khi một số hạng mục trong di tích này được phủ màu trắng xám. (Ảnh: Quốc Khánh/TTXVN)
Xem thêm: Vì sao Văn Miếu-Quốc Tử Giám bỗng dưng "khoác màu áo mới"
Lần đầu tiên giới thiệu, trưng bày đầy đủ 18 bảo vật quốc gia
Triển lãm chuyên đề “Bảo vật quốc gia Việt Nam” đã chính thức khai mạc sáng 10/1 tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia (số 1 Tràng Tiền, Hà Nội).
Đây là lần đầu tiên Bảo tàng Lịch sử Quốc gia giới thiệu, trưng bày đầy đủ 18 bảo vật quốc gia được lưu giữ tại bảo tàng. Đó là những bảo vật thuộc văn hóa Đông Sơn, văn hóa Chămpa, thời kỳ quân chủ phong kiến và gắn với sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh ở thế kỷ 20.
Các bảo vật được trưng bày lần này có: Trống đồng Ngọc Lũ, trống Hoàng Hạ, thạp Đào Thịnh; tượng hai người đàn ông cõng nhau thổi khèn; cây đèn hình người quỳ; mộ thuyền Việt Khê; bia Võ Cạnh; chuông chùa Vân Bản; ấn “Môn hạ sảnh ấn”; bình vẽ thiên nga; bia điện Nam Giao; trống Cảnh Thịnh; ấn “Sắc mệnh chi bảo”; tác phẩm “Nhật ký trong tù”, sách Đường Kách mệnh; bản thảo “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”…
Thông qua 18 bảo vật quốc gia được trưng bày lần này cùng với những thông tin hấp dẫn sẽ giúp công chúng hiểu sâu sắc hơn giá trị lịch sử, văn hóa nghệ thuật độc đáo, tư duy thẩm mĩ, sự sáng tạo cũng như bàn tay tài hoa, khéo léo của người Việt Nam.
Xem thêm: Chiêm ngưỡng những bảo vật quốc gia “độc nhất vô nhị” của Việt Nam
Đây là lần đầu tiên Bảo tàng Lịch sử Quốc gia giới thiệu, trưng bày đầy đủ 18 bảo vật quốc gia được lưu giữ tại bảo tàng. Đó là những bảo vật thuộc văn hóa Đông Sơn, văn hóa Chămpa, thời kỳ quân chủ phong kiến và gắn với sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh ở thế kỷ 20.
Các bảo vật được trưng bày lần này có: Trống đồng Ngọc Lũ, trống Hoàng Hạ, thạp Đào Thịnh; tượng hai người đàn ông cõng nhau thổi khèn; cây đèn hình người quỳ; mộ thuyền Việt Khê; bia Võ Cạnh; chuông chùa Vân Bản; ấn “Môn hạ sảnh ấn”; bình vẽ thiên nga; bia điện Nam Giao; trống Cảnh Thịnh; ấn “Sắc mệnh chi bảo”; tác phẩm “Nhật ký trong tù”, sách Đường Kách mệnh; bản thảo “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”…
Thông qua 18 bảo vật quốc gia được trưng bày lần này cùng với những thông tin hấp dẫn sẽ giúp công chúng hiểu sâu sắc hơn giá trị lịch sử, văn hóa nghệ thuật độc đáo, tư duy thẩm mĩ, sự sáng tạo cũng như bàn tay tài hoa, khéo léo của người Việt Nam.
Ấn có núm hình rồng cuốn. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Xem thêm: Chiêm ngưỡng những bảo vật quốc gia “độc nhất vô nhị” của Việt Nam
Standard Chartered: Tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2017 sẽ đạt 6,6%
Ngân hàng Standard Chartered vừa đưa ra dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm 2017 sẽ đạt 6,6%, sau khi bị chậm lại trong năm 2016 do ảnh hưởng của hạn hán. Mức tăng trưởng mạnh mẽ của lĩnh vực sản xuất và xây dựng sẽ tiếp tục là động lực tăng trưởng chính trong năm 2017.
Ông Marios Maratheftis, trưởng nhóm chuyên gia kinh tế toàn cầu, Ngân hàng Standard Chartered chia sẻ: “Năm 2017 hứa hẹn là một năm đầy phấn khích nhưng cũng nhiều bất ổn. Tiềm năng hồi phục của nền kinh tế Mỹ đang làm gia tăng tinh thần lạc quan trên thị trường, tuy nhiên, chúng tôi cho rằng điều đó đã được thể hiện một cách thái quá, khi mà các điều kiện tài chính được thắt chặt hơn sẽ ảnh hưởng tới tăng trưởng trước khi việc kích thích tài khóa phát huy tác dụng. Các điều kiện chặt chẽ hơn cũng sẽ gia tăng những nguy cơ, dẫn đến việc định giá lại các rủi ro ở nhiều thị trường đang nổi.”
Tuy nhiên, Standard Chartered tiếp tục lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam và nhận định rằng kinh tế Việt Nam đang trở lại quỹ đạo sau khi bị ảnh hưởng bởi hạn hán.
Ông Nirukt Sapru, Tổng Giám đốc, Ngân hàng Standard Chartered Việt Nam cũng chia sẻ, hầu hết các chỉ số kinh tế vĩ mô của Việt Nam đều được cải thiện trong thời gian gần đây, tạo ra nhiều tiến triển tích cực trong việc duy trì ổn định kinh tế vĩ mô. Standard Chartered Việt Nam tin rằng Việt Nam sẽ tiếp tục là một điểm đến đầu tư hấp dẫn.
Chuyên gia Standard Chartered dự báo đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam có thể sẽ chậm lại một chút trong năm 2017 nhưng sẽ vẫn ở mức cao, khoảng 10 tỷ USD. Việc tham gia vào các Hiệp định thương mại khu vực đã mang đến cho Việt Nam nhiều lợi ích, trong đó có việc thu hút một lượng lớn đầu tư nước ngoài.
Theo nhận định của Standard Chartered, những tác động tiêu cực của việc Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) nếu không được thông qua với Việt Nam sẽ ở mức thấp nhất, khi đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam để đón đầu TPP đã rất mạnh mẽ trong thời gian qua./.
Xem thêm: Standard Chartered: Tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2017 sẽ đạt 6,6%
Ông Marios Maratheftis, trưởng nhóm chuyên gia kinh tế toàn cầu, Ngân hàng Standard Chartered chia sẻ: “Năm 2017 hứa hẹn là một năm đầy phấn khích nhưng cũng nhiều bất ổn. Tiềm năng hồi phục của nền kinh tế Mỹ đang làm gia tăng tinh thần lạc quan trên thị trường, tuy nhiên, chúng tôi cho rằng điều đó đã được thể hiện một cách thái quá, khi mà các điều kiện tài chính được thắt chặt hơn sẽ ảnh hưởng tới tăng trưởng trước khi việc kích thích tài khóa phát huy tác dụng. Các điều kiện chặt chẽ hơn cũng sẽ gia tăng những nguy cơ, dẫn đến việc định giá lại các rủi ro ở nhiều thị trường đang nổi.”
Tuy nhiên, Standard Chartered tiếp tục lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam và nhận định rằng kinh tế Việt Nam đang trở lại quỹ đạo sau khi bị ảnh hưởng bởi hạn hán.
Ông Nirukt Sapru, Tổng Giám đốc, Ngân hàng Standard Chartered Việt Nam cũng chia sẻ, hầu hết các chỉ số kinh tế vĩ mô của Việt Nam đều được cải thiện trong thời gian gần đây, tạo ra nhiều tiến triển tích cực trong việc duy trì ổn định kinh tế vĩ mô. Standard Chartered Việt Nam tin rằng Việt Nam sẽ tiếp tục là một điểm đến đầu tư hấp dẫn.
Chuyên gia Standard Chartered dự báo đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam có thể sẽ chậm lại một chút trong năm 2017 nhưng sẽ vẫn ở mức cao, khoảng 10 tỷ USD. Việc tham gia vào các Hiệp định thương mại khu vực đã mang đến cho Việt Nam nhiều lợi ích, trong đó có việc thu hút một lượng lớn đầu tư nước ngoài.
Theo nhận định của Standard Chartered, những tác động tiêu cực của việc Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) nếu không được thông qua với Việt Nam sẽ ở mức thấp nhất, khi đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam để đón đầu TPP đã rất mạnh mẽ trong thời gian qua./.
Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN)
Xem thêm: Standard Chartered: Tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2017 sẽ đạt 6,6%
Truy tố nguyên đại biểu Quốc hội Châu Thị Thu Nga cùng 8 đồng phạm
Ngày 14/1, thông tin từ Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao cho biết cơ quan này đã tống đạt cáo trạng truy tố chín bị can trong vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” xảy ra tại dự án B5 Cầu Diễn, thành phố Hà Nội.
Một trong những bị can bị truy tố là nguyên đại biểu Quốc hội Châu Thị Thu Nga.
Chín bị can cùng bị truy tố gồm Châu Thị Thu Nga, nguyên đại biểu Quốc hội khóa 13, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị, nguyên Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn đầu tư xây dựng nhà đất (Housing Group); Nguyễn Trường Sơn, Nguyễn Vũ Hùng, Phan Thanh Tuyên đều là nguyên Phó Tổng giám đốc; Nguyễn Thị Tình, nguyên Giám đốc Sàn giao dịch bất động sản Housing thuộc Housing Group; Lưu Thị Thúy, nguyên Giám đốc sàn Housing; Phạm Thị Thu Hạnh, nguyên Kế toán trưởng Housing Group; Đinh Phúc Tiếu, nguyên Phó Tổng Giám đốc, Kế toán trưởng của Housing Group và Đoàn Thanh Thủy, nguyên Kế toán trưởng Housing Group.
Theo cáo trạng, dự án B5 Cầu Diễn (thuộc thị trấn Cầu Diễn, huyện Từ Liêm, Hà Nội) nằm trong diện tích đất được nhà nước giao cho Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Xuất nhập khẩu và Đầu tư xây dựng phát triển Hà Nội (Công ty HAIC) để phục vụ sản xuất-kinh doanh. Dự án B5 Cầu Diễn là dự án xây dựng công trình tái định cư thuộc dự án phát triển giao thông đô thị thành phố Hà Nội.
Tuy nhiên, tháng 8/2008, bà Châu Thị Thu Nga và ông Nguyễn Văn Tuẫn, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty HAIC, đã ký hợp đồng hợp tác đầu tư thực hiện dự án xây dựng công trình khu chung cư và biệt thự nhà vườn tại khu đất B5 Cầu Diễn.
Theo hợp đồng, Công ty HAIC góp vốn 40% bằng giá trị sử dụng đất, tài sản trên đất và tiền mặt; Công ty Housing Group góp vốn 60% trên tổng mức đầu tư xây dựng công trình.
Tuy nhiên, khi dự án chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt và cấp phép xây dựng, chưa được phép huy động vốn của khách hàng có nhu cầu mua lại căn hộ tại dự án này thì bà Châu Thị Thu Nga đã chỉ đạo đưa nhiều thông tin sai sự thật lên website để câu dụ người mua. Ngoài ra, bà Nga còn thuê các đơn vị thi công một số cọc móng để khách hàng thấy công trình đang được xây dựng.
Với thủ đoạn nêu trên, trong thời gian từ ngày 9/1/2009 đến 30/7/2013, bà Châu Thị Thu Nga và các bị can được bà này ủy quyền đã ký 752 hợp đồng góp vốn, thu hơn 377 tỷ đồng của khách hàng và cam kết sẽ chuyển nhượng quyền sử dụng 752 căn hộ từ tầng 2 đến tầng 33 của các tòa nhà tại dự án B5 Cầu Diễn.
Do không thực hiện như cam kết, nhiều khách hàng đã tố cáo, đến tháng 10/2013, cơ quan chức năng đã phát hiện hàng loạt sai phạm.
Ngày 7/1/2015, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an thực hiện lệnh bắt tạm giam bà Châu Thị Thu Nga và khám xét nhà riêng của bà tại Hà Nội./.
Xem thêm: Truy tố nguyên đại biểu Quốc hội Châu Thị Thu Nga cùng 8 đồng phạm
Một trong những bị can bị truy tố là nguyên đại biểu Quốc hội Châu Thị Thu Nga.
Chín bị can cùng bị truy tố gồm Châu Thị Thu Nga, nguyên đại biểu Quốc hội khóa 13, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị, nguyên Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn đầu tư xây dựng nhà đất (Housing Group); Nguyễn Trường Sơn, Nguyễn Vũ Hùng, Phan Thanh Tuyên đều là nguyên Phó Tổng giám đốc; Nguyễn Thị Tình, nguyên Giám đốc Sàn giao dịch bất động sản Housing thuộc Housing Group; Lưu Thị Thúy, nguyên Giám đốc sàn Housing; Phạm Thị Thu Hạnh, nguyên Kế toán trưởng Housing Group; Đinh Phúc Tiếu, nguyên Phó Tổng Giám đốc, Kế toán trưởng của Housing Group và Đoàn Thanh Thủy, nguyên Kế toán trưởng Housing Group.
Theo cáo trạng, dự án B5 Cầu Diễn (thuộc thị trấn Cầu Diễn, huyện Từ Liêm, Hà Nội) nằm trong diện tích đất được nhà nước giao cho Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Xuất nhập khẩu và Đầu tư xây dựng phát triển Hà Nội (Công ty HAIC) để phục vụ sản xuất-kinh doanh. Dự án B5 Cầu Diễn là dự án xây dựng công trình tái định cư thuộc dự án phát triển giao thông đô thị thành phố Hà Nội.
Tuy nhiên, tháng 8/2008, bà Châu Thị Thu Nga và ông Nguyễn Văn Tuẫn, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty HAIC, đã ký hợp đồng hợp tác đầu tư thực hiện dự án xây dựng công trình khu chung cư và biệt thự nhà vườn tại khu đất B5 Cầu Diễn.
Theo hợp đồng, Công ty HAIC góp vốn 40% bằng giá trị sử dụng đất, tài sản trên đất và tiền mặt; Công ty Housing Group góp vốn 60% trên tổng mức đầu tư xây dựng công trình.
Tuy nhiên, khi dự án chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt và cấp phép xây dựng, chưa được phép huy động vốn của khách hàng có nhu cầu mua lại căn hộ tại dự án này thì bà Châu Thị Thu Nga đã chỉ đạo đưa nhiều thông tin sai sự thật lên website để câu dụ người mua. Ngoài ra, bà Nga còn thuê các đơn vị thi công một số cọc móng để khách hàng thấy công trình đang được xây dựng.
Với thủ đoạn nêu trên, trong thời gian từ ngày 9/1/2009 đến 30/7/2013, bà Châu Thị Thu Nga và các bị can được bà này ủy quyền đã ký 752 hợp đồng góp vốn, thu hơn 377 tỷ đồng của khách hàng và cam kết sẽ chuyển nhượng quyền sử dụng 752 căn hộ từ tầng 2 đến tầng 33 của các tòa nhà tại dự án B5 Cầu Diễn.
Do không thực hiện như cam kết, nhiều khách hàng đã tố cáo, đến tháng 10/2013, cơ quan chức năng đã phát hiện hàng loạt sai phạm.
Ngày 7/1/2015, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an thực hiện lệnh bắt tạm giam bà Châu Thị Thu Nga và khám xét nhà riêng của bà tại Hà Nội./.
Bà Châu Thị Thu Nga. (Nguồn: TTXVN)
Xem thêm: Truy tố nguyên đại biểu Quốc hội Châu Thị Thu Nga cùng 8 đồng phạm
Anh em nghệ sỹ xiếc Việt Nam được công nhận kỷ lục Guinness
Tổ chức Guinness World Records đã chính thức công nhận và ghi tên anh em Giang Quốc Nghiệp và Giang Quốc Cơ, phá vỡ và nắm giữ Kỷ lục Guinness Thế giới về thời gian giữ thăng bằng trên đầu đi lên cầu thang, tại nhà thờ Girona 90 bậc trong vòng 52 giây.
Hai anh em diễn viên xiếc người Việt Nam vừa phá kỷ lục thế giới cho thử thách trèo lên nhiều bậc thang nhất trong khi đang giữ thăng bằng một người trên đầu tại Girona, Tây Ban Nha.
Hai diễn viên Giang Quốc Nghiệp và Giang Quốc Cơ đã leo lên 90 bậc thang của Nhà thờ Thánh Mary trong tư thế một người giữ thăng bằng trên đầu của người kia.
Trong màn biểu diễn phi thường thể hiện sức mạnh và sự ổn định này, một người sẽ trèo lên các bậc thang, trong khi người còn lại trồng cây chuối trên đầu bạn diễn.
Nhà thờ Thánh Mary chính là nơi được lựa chọn làm bối cảnh cho bộ phim đình đám "Game of Thrones" (Trò chơi vương quyền), và những bậc thang này chính là khung cảnh phía ngoài của nhà thờ Baelor ở Bến Vua.
Chỉ mất 52 giây để trèo lên đến đỉnh, hai diễn viên đã biến thử thách vô cùng ấn tượng này trở nên dường như không tốn một chút công sức nào.
Họ đã phá kỷ lục 25 bậc thang mà hai diễn viên người Trung Quốc là Tang Tao và Su Zengxian thiết lập trong tập đặc biệt của chương trình Kỷ lục thế giới Guinness trên kênh CCTV hồi năm 2014.
Xem thêm: Anh em nghệ sỹ xiếc Việt Nam được công nhận kỷ lục Guinness
Hai anh em diễn viên xiếc người Việt Nam vừa phá kỷ lục thế giới cho thử thách trèo lên nhiều bậc thang nhất trong khi đang giữ thăng bằng một người trên đầu tại Girona, Tây Ban Nha.
Hai diễn viên Giang Quốc Nghiệp và Giang Quốc Cơ đã leo lên 90 bậc thang của Nhà thờ Thánh Mary trong tư thế một người giữ thăng bằng trên đầu của người kia.
Trong màn biểu diễn phi thường thể hiện sức mạnh và sự ổn định này, một người sẽ trèo lên các bậc thang, trong khi người còn lại trồng cây chuối trên đầu bạn diễn.
Nhà thờ Thánh Mary chính là nơi được lựa chọn làm bối cảnh cho bộ phim đình đám "Game of Thrones" (Trò chơi vương quyền), và những bậc thang này chính là khung cảnh phía ngoài của nhà thờ Baelor ở Bến Vua.
Chỉ mất 52 giây để trèo lên đến đỉnh, hai diễn viên đã biến thử thách vô cùng ấn tượng này trở nên dường như không tốn một chút công sức nào.
Họ đã phá kỷ lục 25 bậc thang mà hai diễn viên người Trung Quốc là Tang Tao và Su Zengxian thiết lập trong tập đặc biệt của chương trình Kỷ lục thế giới Guinness trên kênh CCTV hồi năm 2014.
Anh em Giang Quốc Nghiệp và Giang Quốc Cơ được ghi nhận kỷ lục. (Nguồn: guinnessworldrecords)
Xem thêm: Anh em nghệ sỹ xiếc Việt Nam được công nhận kỷ lục Guinness
Đại sứ Ted Osius và hơn 100 tình nguyện viên dọn rác ở Vịnh Hạ Long
Chiều 10/1, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Ted Osius và hơn 100 tình nguyện viên đến từ các doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ, cơ quan nhà nước và học sinh, sinh viên đã cùng tham gia chương trình thu gom rác trên biển với chủ đề “Liên minh hành động vì một Hạ Long xanh.”
Chương trình thu gom rác trên biển là hoạt động nằm trong khuôn khổ dự án Liên minh Hạ Long-Cát Bà do Tổ chức bảo tồn Thiên nhiên quốc tế phối hợp cùng Công ty trách nhiệm hữu hạn du thuyền Bhaya, Công ty Coca-Cola Việt Nam và Ủy ban Nhân dân thành phố Hạ Long đã tổ chức.
Hoạt động thu gom rác trên biển tại Vịnh Hạ Long và quần đảo Cát Bà nhằm nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác bảo vệ môi trường và di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long, cũng như duy trì chất lượng môi trường của một điểm đến du lịch hàng đầu của Việt Nam.
Ngoài ra, hoạt động vì "một Hạ Long xanh" cũng hướng tới tăng cường sự tham gia của doanh nghiệp trong công tác bảo vệ môi trường và thúc đẩy các sáng kiến xanh từ doanh nghiệp.
Kết quả của hoạt động thu gom rác trên Vịnh Hạ Long lần này cũng sẽ được lập báo cáo và đăng tải trên website của tổ chức thu gom rác trên biển quốc tế (ICC).
Với sự hỗ trợ của Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ, sáng kiến Liên minh Hạ Long-Cát Bà được khởi xướng năm 2014 nhằm xây dựng quan hệ đối tác giữa các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp và cộng đồng địa phương nhằm chung tay hành động bảo vệ môi trường Vịnh Hạ Long và quần đảo Cát Bà.
Xem thêm: Đại sứ Ted Osius và hơn 100 tình nguyện viên dọn rác ở Vịnh Hạ Long
Chương trình thu gom rác trên biển là hoạt động nằm trong khuôn khổ dự án Liên minh Hạ Long-Cát Bà do Tổ chức bảo tồn Thiên nhiên quốc tế phối hợp cùng Công ty trách nhiệm hữu hạn du thuyền Bhaya, Công ty Coca-Cola Việt Nam và Ủy ban Nhân dân thành phố Hạ Long đã tổ chức.
Hoạt động thu gom rác trên biển tại Vịnh Hạ Long và quần đảo Cát Bà nhằm nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác bảo vệ môi trường và di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long, cũng như duy trì chất lượng môi trường của một điểm đến du lịch hàng đầu của Việt Nam.
Ngoài ra, hoạt động vì "một Hạ Long xanh" cũng hướng tới tăng cường sự tham gia của doanh nghiệp trong công tác bảo vệ môi trường và thúc đẩy các sáng kiến xanh từ doanh nghiệp.
Kết quả của hoạt động thu gom rác trên Vịnh Hạ Long lần này cũng sẽ được lập báo cáo và đăng tải trên website của tổ chức thu gom rác trên biển quốc tế (ICC).
Với sự hỗ trợ của Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ, sáng kiến Liên minh Hạ Long-Cát Bà được khởi xướng năm 2014 nhằm xây dựng quan hệ đối tác giữa các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp và cộng đồng địa phương nhằm chung tay hành động bảo vệ môi trường Vịnh Hạ Long và quần đảo Cát Bà.
Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Ted Osius và hơn 100 tình nguyện viên thu gom rác trên Vịnh Hạ Long. (Ảnh: IUCN Việt Nam)
Xem thêm: Đại sứ Ted Osius và hơn 100 tình nguyện viên dọn rác ở Vịnh Hạ Long
(TTXVN/Vietnam+)