Kết quả khảo sát do Hãng tư vấn Markit Economics thực hiện cho thấy chỉ số quản lý sức mua (PMI) của Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) trong tháng Mười đã giảm xuống còn 51,5 điểm, so với mức 52,2 điểm trong tháng Chín, do lĩnh vực dịch vụ tăng trưởng chậm lại.
Ông Chris Williamson, chuyên gia kinh tế thuộc Markit, nhận định: “Các số liệu khảo sát được tiến hành trong bốn tháng liên tiếp đến nay cho thấy tốc độ tăng trưởng hàng quý của Eurozone trong đầu quý 4 là 0,2%, mức độ phục hồi liên tục, song có phần chậm chạp.”
Đáng lưu ý là thị trường việc làm của Eurozone vẫn còn yếu, giảm tháng thứ 22 liên tiếp, với tỷ lệ thất nghiệp không cải thiện so với tháng Chín.
Eurozone đã thoát khỏi suy thoái kinh tế trong quý 2 năm nay, khi đạt tăng trưởng 0,3%. Tuy nhiên, hồi đầu tháng này, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), Mario Draghi nói sự phục hồi trong khối vẫn còn “yếu, mong manh và không đồng đều.”
Ông cho hay việc tiếp tục hậu thuẫn cho ngành ngân hàng là không thể từ bỏ, và rằng ECB đã “sẵn sàng xem xét tất cả các công cụ có sẵn” để duy trì sự ổn định tài chính và đảm bảo việc phục hồi trong Eurozone được duy trì.
Có dự đoán rằng ECB có thể triển khai một đợt cho vay vốn dài hạn mới với lãi suất cho các ngân hàng để kéo chi phí vay mượn xuống thấp.
Tây Ban Nha, một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nhất bởi cuộc khủng hoảng tín dụng và suy thoái kinh tế, có dấu hiệu dần phục hồi. Nền kinh tế lớn thứ tư Eurozone này đã thoát khỏi suy thoái trong quý 3.
Các số liệu chính thức cho thấy tỷ lệ thất nghiệp của nước này, một trong những quốc gia có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất ở châu Âu, đã giảm nhẹ trong quý 3, chỉ còn ở mức 26% so với 26,3% trong quý trước đó.
Trong khi đó, Đức, cường quốc kinh tế hàng đầu của Eurozone trong những năm gần đây, lại có mức tăng trưởng chậm nhất trong ba tháng qua./.
Ông Chris Williamson, chuyên gia kinh tế thuộc Markit, nhận định: “Các số liệu khảo sát được tiến hành trong bốn tháng liên tiếp đến nay cho thấy tốc độ tăng trưởng hàng quý của Eurozone trong đầu quý 4 là 0,2%, mức độ phục hồi liên tục, song có phần chậm chạp.”
Đáng lưu ý là thị trường việc làm của Eurozone vẫn còn yếu, giảm tháng thứ 22 liên tiếp, với tỷ lệ thất nghiệp không cải thiện so với tháng Chín.
Eurozone đã thoát khỏi suy thoái kinh tế trong quý 2 năm nay, khi đạt tăng trưởng 0,3%. Tuy nhiên, hồi đầu tháng này, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), Mario Draghi nói sự phục hồi trong khối vẫn còn “yếu, mong manh và không đồng đều.”
Ông cho hay việc tiếp tục hậu thuẫn cho ngành ngân hàng là không thể từ bỏ, và rằng ECB đã “sẵn sàng xem xét tất cả các công cụ có sẵn” để duy trì sự ổn định tài chính và đảm bảo việc phục hồi trong Eurozone được duy trì.
Có dự đoán rằng ECB có thể triển khai một đợt cho vay vốn dài hạn mới với lãi suất cho các ngân hàng để kéo chi phí vay mượn xuống thấp.
Tây Ban Nha, một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nhất bởi cuộc khủng hoảng tín dụng và suy thoái kinh tế, có dấu hiệu dần phục hồi. Nền kinh tế lớn thứ tư Eurozone này đã thoát khỏi suy thoái trong quý 3.
Các số liệu chính thức cho thấy tỷ lệ thất nghiệp của nước này, một trong những quốc gia có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất ở châu Âu, đã giảm nhẹ trong quý 3, chỉ còn ở mức 26% so với 26,3% trong quý trước đó.
Trong khi đó, Đức, cường quốc kinh tế hàng đầu của Eurozone trong những năm gần đây, lại có mức tăng trưởng chậm nhất trong ba tháng qua./.
PV (TTXVN)