Nhiều bức tượng pharaoh và một số vị vua niên đại từ thế kỷ thứ 8-6 trước Công nguyên đã được phát lộ tại Dangail, cách thủ đô Khartoum của Sudan khoảng 350km về phía Bắc và cách sông Nile 300km về phía Nam - nơi trước đây là lãnh thổ của đế chế Kushite.
Trong số các hiện vật trên có tượng của Pharaoh Taharqa (trị vì từ năm 690-664 trước Công nguyên), tượng của hai vị vua Senkamanisken (643-623 trước Công nguyên) và Aspelta (593-568 trước Công nguyên), cùng một phần mũ miện của một vị vua thứ tư mà các nhà khảo cổ chưa xác định được danh tính.
Các bức tượng được làm từ đá granite, có kích thước bằng người thật. Mỗi bức nặng khoảng 1,5 tấn và đều bị nứt một cách có chủ ý ở cổ, đầu gối và mắt cá chân - có thể là do mối bất hòa trong nội bộ vương triều hoặc bất bình trong dân chúng. Tên của các vị vua được viết theo chữ tượng hình ở phía sau mỗi bức tượng.
Đế chế Kushite tồn tại từ thế kỷ thứ 9 trước Công nguyên đến thế kỷ thứ tư sau Công nguyên, kiểm soát các tuyến giao thương, nguồn nước sông Nile, các mỏ vàng và nông nghiệp.
Pharaoh Taharqa, người được ghi nhận trong Kinh thánh là đã cứu rỗi Jerusalem khỏi tộc người Assyrians, từng trị vì khu vực phía Bắc Sudan, sau đó cho mở rộng bờ cõi qua Ai Cập đến biên giới với Palestine ngày nay.
Đường biên giới phía Nam của Vương quốc Kushite đến nay vẫn chưa được biết tới.
Địa điểm phát lộ các bức tượng trên là nơi xa nhất về phía Nam có dấu hiệu sự tồn tại của nền văn minh Kushite mà ngành khảo cổ thế giới ghi nhận được từ trước tới nay./.
Trong số các hiện vật trên có tượng của Pharaoh Taharqa (trị vì từ năm 690-664 trước Công nguyên), tượng của hai vị vua Senkamanisken (643-623 trước Công nguyên) và Aspelta (593-568 trước Công nguyên), cùng một phần mũ miện của một vị vua thứ tư mà các nhà khảo cổ chưa xác định được danh tính.
Các bức tượng được làm từ đá granite, có kích thước bằng người thật. Mỗi bức nặng khoảng 1,5 tấn và đều bị nứt một cách có chủ ý ở cổ, đầu gối và mắt cá chân - có thể là do mối bất hòa trong nội bộ vương triều hoặc bất bình trong dân chúng. Tên của các vị vua được viết theo chữ tượng hình ở phía sau mỗi bức tượng.
Đế chế Kushite tồn tại từ thế kỷ thứ 9 trước Công nguyên đến thế kỷ thứ tư sau Công nguyên, kiểm soát các tuyến giao thương, nguồn nước sông Nile, các mỏ vàng và nông nghiệp.
Pharaoh Taharqa, người được ghi nhận trong Kinh thánh là đã cứu rỗi Jerusalem khỏi tộc người Assyrians, từng trị vì khu vực phía Bắc Sudan, sau đó cho mở rộng bờ cõi qua Ai Cập đến biên giới với Palestine ngày nay.
Đường biên giới phía Nam của Vương quốc Kushite đến nay vẫn chưa được biết tới.
Địa điểm phát lộ các bức tượng trên là nơi xa nhất về phía Nam có dấu hiệu sự tồn tại của nền văn minh Kushite mà ngành khảo cổ thế giới ghi nhận được từ trước tới nay./.
Thanh Phương (Vietnam+)