Triểnlãm do Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long-Hà Nội phối hợp cùng ViệnViễn đông Bác cổ thực hiện.
Với hơn 80 panô hình ảnh, tài liệu,bản vẽ các công trình kiến trúc, bản đồ Hà Nội, lối sống thị dân mới, triển lãm phản ánh những thay đổi về diện mạo đô thị Hà Nội với lốikiến trúc, địa giới hành chính, kinh tế, văn hóa-xã hội trong giaiđoạn này. Sự thay đổi theo hướng văn minh hiện đại nhưng vẫn giữ đượcbản sắc truyền thống của người dân Hà Nội.
Triển lãm bố cụclàm năm phần chính, phần Hà Nội từ thế kỷ XIX đến năm 1873 thể hiện mộtHà Nội, thủ phủ cùng tỉnh cùng tên.
Phần Hà Nội giai đoạn 1873-1897thể hiện là thành phố của Việt Nam và những quy hoạch đầu tiên kiểuchâu Âu.
Phần Hà Nội giai đoạn 1897-1906 giới thiệu thời kỳ củanhững nhà xây dựng, vật chất văn hóa quyền lực công trong không gian đôthị.
Phần Hà Nội giai đoạn 1906-1940 giới thiệu sự phát triển củathành phố đáp ứng sự đòi hỏi của thuộc địa và cuối cùng là phần Hà Nội giai đoạn1940-1945.
Người xem được chiêm ngưỡng các bức ảnh tư liệu có giá trị cao như Phủ Toànquyền Đông Dương năm 1906, nay là Phủ Chủ tịch, Tòa thị chính Hà Nội năm1897, nay là trụ sở Ủy ban Nhân dân thành phố, Sở Bưu điện Hà Nội năm 1924, Trườngtrung học Paul Bert năm 1897, nay là Trường Trung học cơ sở Trưng Vương, Chợ Lớn,nay là chợ Đồng Xuân; các phương tiện giao thông, Hồ Hoàn Kiếm, VănMiếu-Quốc Tử Giám…
Giáo sư Phan Huy Lê, Chủ tịch Hội Khoa họcLịch sử Việt Nam khẳng định: “Đây là những tư liệu gốc có giá trị đốivới những ai hiểu về Hà Nội, yêu Hà Nội. Triển lãm là sự giao lưu vănhóa của Việt Nam và Pháp; là sản phẩm của quan hệ hợp tác giữa Trungtâm Bảo tồn di sản Thăng Long-Hà Nội và Viện Viễn đông Bác cổ”./.