Tờ Người Australia ngày 24/6 đưa tin Công ty cố vấn và quản lý tài chính Merrill Lynch và hãng tư vấn Capgemini vừa công bố báo cáo cho thấy các triệu phú ở khu vực châu Á, dẫn đầu là các triệu phú ở Hongkong và Ấn Độ, đã "qua mặt" các đối tác châu Âu.
Theo báo cáo trên (được hoạch định căn cứ vào những cá nhân có giá trị tài sản tối thiểu là 1 triệu USD), tổng giá trị tài sản của 3 triệu người giàu nhất châu Á trong năm 2009 đã tăng lên 9.700 tỷ USD, vượt qua khối lượng tài sản 9.500 tỷ USD của tất cả những người giàu nhất châu Âu.
Australia là một trong những nước có số lượng triệu phú tăng nhanh nhất thế giới với 173.000 triệu phú (tăng 34%), qua đó lọt vào top 10 nước có nhiều người giàu nhất thế giới và đẩy Brazil xuống vị trí thứ 11.
Tổng giá trị tài sản của các triệu phú Australia là 519,4 tỷ USD, tăng mạnh so với 379,8 tỷ USD của năm 2008. Bình quân giá trị tài sản của mỗi triệu phú Australia là 2,99 triệu USD, tăng so với mức bình quân 2,94 triệu của năm 2008 nhưng vẫn thấp hơn so với mức trung bình 3,88 triệu USD của thế giới.
Giám đốc điều hành của Merrill Lynch, ông Chris Selby ca ngợi Australia vẫn tiếp tục đóng góp quan trọng vào sự thịnh vượng của khu vực và toàn cầu.
Số lượng các triệu phú của thế giới đã hồi phục ở mức 10 triệu người, qua đó bác bỏ những lo ngại về sự "ốm yếu" của nền tài chính toàn cầu.
Năm 2009, tổng giá trị tài sản của các triệu phú trên thế giới đã tăng 18% lên 39.000 tỷ USD. Phần lớn những triệu phú của thế giới tập trung tại các nước Mỹ, Nhật Bản và Đức.
Mỹ là nước có nhiều triệu phú nhất với 3,1 triệu người, chiếm tới 31% tổng giá trị tài sản toàn cầu.
Mặc dù nhiều triệu phú đã quay lại với thị trường cổ phiếu, nhưng họ đã yêu cầu có sự minh bạch hơn, đồng thời tìm kiếm sự cố vấn của các chuyên gia đến từ các hãng quản lý tài chính tên tuổi.
Phần lớn các triệu phú đã giảm cổ phần của họ trong các khoản tiền ký quỹ, ưa thích đầu tư vào cổ phiếu và thu nhập cố định trong bối cảnh thị trường chứng khoán phục hồi.
Dự đoán trong năm 2011, đa số các triệu phú sẽ tái cơ cấu đáng kể danh mục đầu tư của họ và chấp nhận mạo hiểm. Những người thành công đổ tiền vào cổ phiếu và các khoản đầu tư thay thế, trong khi những người bị thua lỗ sẽ tiếp tục trong lĩnh vực bất động sản và kinh doanh tiền mặt. Họ cũng tăng đầu tư vào sưu tập xe hơi, du thuyền và máy bay.
Theo đánh giá, những người giàu có trên toàn thế giới gần như đã bù đắp được những thua lỗ xảy ra vào năm 2008 và tổng giá trị tài sản đã nhanh chóng tiến gần đến mức của năm 2007, tức là trước thời điểm cuộc khủng hoảng nhà đất ở Mỹ làm bùng nổ cuộc suy thoái toàn cầu./.
Theo báo cáo trên (được hoạch định căn cứ vào những cá nhân có giá trị tài sản tối thiểu là 1 triệu USD), tổng giá trị tài sản của 3 triệu người giàu nhất châu Á trong năm 2009 đã tăng lên 9.700 tỷ USD, vượt qua khối lượng tài sản 9.500 tỷ USD của tất cả những người giàu nhất châu Âu.
Australia là một trong những nước có số lượng triệu phú tăng nhanh nhất thế giới với 173.000 triệu phú (tăng 34%), qua đó lọt vào top 10 nước có nhiều người giàu nhất thế giới và đẩy Brazil xuống vị trí thứ 11.
Tổng giá trị tài sản của các triệu phú Australia là 519,4 tỷ USD, tăng mạnh so với 379,8 tỷ USD của năm 2008. Bình quân giá trị tài sản của mỗi triệu phú Australia là 2,99 triệu USD, tăng so với mức bình quân 2,94 triệu của năm 2008 nhưng vẫn thấp hơn so với mức trung bình 3,88 triệu USD của thế giới.
Giám đốc điều hành của Merrill Lynch, ông Chris Selby ca ngợi Australia vẫn tiếp tục đóng góp quan trọng vào sự thịnh vượng của khu vực và toàn cầu.
Số lượng các triệu phú của thế giới đã hồi phục ở mức 10 triệu người, qua đó bác bỏ những lo ngại về sự "ốm yếu" của nền tài chính toàn cầu.
Năm 2009, tổng giá trị tài sản của các triệu phú trên thế giới đã tăng 18% lên 39.000 tỷ USD. Phần lớn những triệu phú của thế giới tập trung tại các nước Mỹ, Nhật Bản và Đức.
Mỹ là nước có nhiều triệu phú nhất với 3,1 triệu người, chiếm tới 31% tổng giá trị tài sản toàn cầu.
Mặc dù nhiều triệu phú đã quay lại với thị trường cổ phiếu, nhưng họ đã yêu cầu có sự minh bạch hơn, đồng thời tìm kiếm sự cố vấn của các chuyên gia đến từ các hãng quản lý tài chính tên tuổi.
Phần lớn các triệu phú đã giảm cổ phần của họ trong các khoản tiền ký quỹ, ưa thích đầu tư vào cổ phiếu và thu nhập cố định trong bối cảnh thị trường chứng khoán phục hồi.
Dự đoán trong năm 2011, đa số các triệu phú sẽ tái cơ cấu đáng kể danh mục đầu tư của họ và chấp nhận mạo hiểm. Những người thành công đổ tiền vào cổ phiếu và các khoản đầu tư thay thế, trong khi những người bị thua lỗ sẽ tiếp tục trong lĩnh vực bất động sản và kinh doanh tiền mặt. Họ cũng tăng đầu tư vào sưu tập xe hơi, du thuyền và máy bay.
Theo đánh giá, những người giàu có trên toàn thế giới gần như đã bù đắp được những thua lỗ xảy ra vào năm 2008 và tổng giá trị tài sản đã nhanh chóng tiến gần đến mức của năm 2007, tức là trước thời điểm cuộc khủng hoảng nhà đất ở Mỹ làm bùng nổ cuộc suy thoái toàn cầu./.
Đoàn Hùng/Sydney (Vietnam+)