Mang theo nghề khảm trai truyền thống của làng quê gốc thôn Ngọ, Chuyên Mỹ, Phú Xuyên, Hà Nội, nghệ nhân trẻ Nguyễn Đình Vinh, sinh năm 1976, quyết tâm lập nghiệp tại quê hương, với mong muốn làm sống lại nghề lâu nay đã bị lãng quên.
Hơn 22 năm vừa học, vừa làm, anh đã khảm được hàng trăm bức chân dung về Bác trong đó có nhiều bức được đánh giá cao.
Sinh ra và lớn lên tại Tiên Du, Bắc Ninh, học hết cấp 2, anh nghỉ học và quyết tâm trở thành nghệ nhân khảm trai giỏi theo nghiệp cha ông ở quê gốc Chuyên Mỹ, mảnh đất vốn nổi tiếng với nghề khảm trai truyền thống. Năm 1990, khi vừa tròn 14 tuổi anh bước vào nghề.
Từ đó đến nay, anh đã khảm hàng trăm bức chân dung lớn nhỏ về Bác. Nhớ lại lần đầu tiên khảm chân dung Bác, anh đã gặp rất nhiều khó khăn vì trong trí tưởng tượng của mình, anh chưa thể hình dung ra được hết những đường nét cho dù là nhỏ nhất trên khuôn mặt Bác. Anh đã phải làm đi làm lại nhiều lần tác phẩm mới thành công.
Khi khảm trai chân dung Bác, anh tâm đắc nhất là đôi mắt. Anh cho biết khi truyền thần xong đôi mắt coi như tác phẩm đã thành công. Đôi mắt Bác bao giờ cũng phải lột tả hết vẻ hiền hòa, vừa sâu thẳm nhưng lại vừa ấm áp.
Theo anh, để khảm được một bức chân dung Bác phải mất 1 tháng làm việc liên tục nhưng thời gian nhiều nhất là các nét vẽ tỉ mỉ như mí mắt, lông mày, chòm râu, nếp nhăn, riêng vẽ chòm râu hết một phần ba thời gian.
Yếu tố quan trọng nhất trong khi làm nghệ thuật truyền thần chân dung Bác là phải tìm hiểu kỹ từng thời kỳ lịch sử, giai đoạn, dấu ấn cuộc đời, bối cảnh nhân vật để thể hiện cho đúng, sinh động nhất tâm trạng lúc bấy giờ. Cái khó của nghệ nhân là không trực tiếp có mặt ở nơi đang diễn ra sự kiện nhưng vẫn phải diễn tả rõ nét nhất những biểu hiện của nhân vật.
Anh tâm sự nghề khảm trai của mình cần nhất sự miệt mài, kiên trì, nhẫn nại. Đối với khảm trai, làm giống chân dung người đã khó, nhưng khó hơn cả là làm cho tác phẩm có hồn. Bởi vậy yêu cầu lớn nhất với các nghệ nhân là cần phải có tâm trong nghề, không phải chạy theo số lượng mà cần phải tỉ mỉ từng chi tiết.
Anh cho biết, đến ngày Quốc khánh 2/9 này anh sẽ hoàn thành xong tác phẩm Bác Hồ đọc Tuyên ngôn độc lập. Tác phẩm đã được anh bắt đầu thể hiện cách đây 2 năm, có kích thước 1,93mx1,28m, với khoảng trên 330 mảnh ghép giống nhau. Đây sẽ là tác phẩm xác lập kỷ lục quốc gia về tác phẩm có kích thước lớn nhất, số lượng khối ghép lớn nhất trên một sản phẩm chân dung.
Với những cống hiến to lớn của mình, anh Nguyễn Đình Vinh đã đoạt giải Nhất cuộc thi “Tuổi trẻ sáng tạo” năm 1998 với tác phẩm “Chân dung Bác Hồ” trên nền đồng.
Năm 2008, anh được Hội tinh hoa làng nghề Việt Nam tặng bằng khen công nhận bức chân dung Bác Hồ cười là tác phẩm đẹp nhất và tinh hoa nhất. Anh cũng đã đạt danh hiệu doanh nhân tiêu biểu 1.000 năm Thăng Long./.
Hơn 22 năm vừa học, vừa làm, anh đã khảm được hàng trăm bức chân dung về Bác trong đó có nhiều bức được đánh giá cao.
Sinh ra và lớn lên tại Tiên Du, Bắc Ninh, học hết cấp 2, anh nghỉ học và quyết tâm trở thành nghệ nhân khảm trai giỏi theo nghiệp cha ông ở quê gốc Chuyên Mỹ, mảnh đất vốn nổi tiếng với nghề khảm trai truyền thống. Năm 1990, khi vừa tròn 14 tuổi anh bước vào nghề.
Từ đó đến nay, anh đã khảm hàng trăm bức chân dung lớn nhỏ về Bác. Nhớ lại lần đầu tiên khảm chân dung Bác, anh đã gặp rất nhiều khó khăn vì trong trí tưởng tượng của mình, anh chưa thể hình dung ra được hết những đường nét cho dù là nhỏ nhất trên khuôn mặt Bác. Anh đã phải làm đi làm lại nhiều lần tác phẩm mới thành công.
Khi khảm trai chân dung Bác, anh tâm đắc nhất là đôi mắt. Anh cho biết khi truyền thần xong đôi mắt coi như tác phẩm đã thành công. Đôi mắt Bác bao giờ cũng phải lột tả hết vẻ hiền hòa, vừa sâu thẳm nhưng lại vừa ấm áp.
Theo anh, để khảm được một bức chân dung Bác phải mất 1 tháng làm việc liên tục nhưng thời gian nhiều nhất là các nét vẽ tỉ mỉ như mí mắt, lông mày, chòm râu, nếp nhăn, riêng vẽ chòm râu hết một phần ba thời gian.
Yếu tố quan trọng nhất trong khi làm nghệ thuật truyền thần chân dung Bác là phải tìm hiểu kỹ từng thời kỳ lịch sử, giai đoạn, dấu ấn cuộc đời, bối cảnh nhân vật để thể hiện cho đúng, sinh động nhất tâm trạng lúc bấy giờ. Cái khó của nghệ nhân là không trực tiếp có mặt ở nơi đang diễn ra sự kiện nhưng vẫn phải diễn tả rõ nét nhất những biểu hiện của nhân vật.
Anh tâm sự nghề khảm trai của mình cần nhất sự miệt mài, kiên trì, nhẫn nại. Đối với khảm trai, làm giống chân dung người đã khó, nhưng khó hơn cả là làm cho tác phẩm có hồn. Bởi vậy yêu cầu lớn nhất với các nghệ nhân là cần phải có tâm trong nghề, không phải chạy theo số lượng mà cần phải tỉ mỉ từng chi tiết.
Anh cho biết, đến ngày Quốc khánh 2/9 này anh sẽ hoàn thành xong tác phẩm Bác Hồ đọc Tuyên ngôn độc lập. Tác phẩm đã được anh bắt đầu thể hiện cách đây 2 năm, có kích thước 1,93mx1,28m, với khoảng trên 330 mảnh ghép giống nhau. Đây sẽ là tác phẩm xác lập kỷ lục quốc gia về tác phẩm có kích thước lớn nhất, số lượng khối ghép lớn nhất trên một sản phẩm chân dung.
Với những cống hiến to lớn của mình, anh Nguyễn Đình Vinh đã đoạt giải Nhất cuộc thi “Tuổi trẻ sáng tạo” năm 1998 với tác phẩm “Chân dung Bác Hồ” trên nền đồng.
Năm 2008, anh được Hội tinh hoa làng nghề Việt Nam tặng bằng khen công nhận bức chân dung Bác Hồ cười là tác phẩm đẹp nhất và tinh hoa nhất. Anh cũng đã đạt danh hiệu doanh nhân tiêu biểu 1.000 năm Thăng Long./.
Thanh Thương (TTXVN)