Trong không khí náo nức của thủ đô Hà Nội những ngày đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội, nhà báo Sergey Aphonin, từng nhiều năm công tác tại Hà Nội và coi Việt Nam là Tổ quốc thứ hai của ông, đã có bài viết đăng trên báo Tassovets ra kỳ I tháng 10/2010 của Hãng thông tấn Nga ITAR-TASS bày tỏ tấm lòng của một người Nga với Hà Nội.
Trong bài viết nhan đề "Hà Nội trong trái tim tôi," nhà báo Aphonin đã kể lại những kỷ niệm ông với Hà Nội.
"Lần đầu tối đến với thành phố ven bờ Sông Hồng vào mùa Xuân 1961 để thực tập tại Trường Đại học tổng hợp Hà Nội trước khi viết luận văn tốt nghiệp Đại học. Tôi đến trường bằng xe đạp. Mọi người nhìn tôi lóng ngóng đi giữa đám đông và tôi không quên được nụ cười cùng ánh mắt hiếu kỳ của các cô gái khi họ nhìn tôi còng lưng trên xe đạp," ông viết.
"Đến nay tôi vẫn không quên được cả mùi vị và nét đặc trưng "có một không hai" của phở Hà Nội mà chúng tôi thỉnh thoảng cùng bạn bè đáp vào một góc phố hoặc vỉa hè để thưởng thức. Những khi nắng nóng như đổ lửa, chúng tôi ra Bờ Hồ hoặc đến hồ Trúc Bạch làm vài vại bia hơi.
Ngay từ những ngày đầu tiên đặt chân tới đây, tôi đã đem lòng mến yêu Hà Nội, một thành phố đậm nét phương Đông với bề dày lịch sử và những phong tục, tập quán lâu đời. Tôi thích dạo 36 phố phường, vào nhà bảo tàng, hiệu sách, nhà hát và thích đứng ngắm Tháp Rùa, cầu Thê Húc. Mỗi ngày là một sự khám phá đối với tôi. Tôi tin người Hà Nội trân trọng và nâng niu những gì có ở thủ đô của mình."
Sau khi điểm lại lịch sử Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long và trang sử oai hùng chống giặc ngoại xâm, giữ nước và xây dựng đất nước của nhân dân ta cũng như của Thăng Long-Hà Nội, nhà báo Aphonin viết tiếp: "Tôi từng sống tại Hà Nội trong những ngày thủ đô Việt Nam chịu bom rơi và tên lửa bắn. Những cảnh đau thương đó làm cho tôi nhớ lại cuộc chiến đấu vĩ đại của nhân dân Liên Xô chống bọn phát xít xâm lược. Năm 1943, bố tôi đã hy sinh trong một trận đánh bảo vệ Stalingrad (nay là Volgograd). Mẹ tôi cũng bị thương nặng vì mảnh bom. Vì vậy, giống với hàng nghìn người dân XôViết, Việt Nam đã trở thành ngôi nhà thân thương thứ hai của tôi.
Sau khi hòa bình lập lại và đất nước thống nhất, Việt Nam đang vững bước đi trên con đường dân chủ và phồn vinh, trở thành tiền đồn vững chắc của hòa bình và tiến bộ ở Đông Nam Á. Vào thời kỳ này, tôi đã nhiều lần được trở lại Việt Nam trong thành phần các đoàn đại biểu khác nhau. Gần đây nhất, tháng 5/2010, tôi đã tham dự Hội nghị quốc tế kỷ niệm lần thứ 120 ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh tổ chức tại Hà Nội. Điều tuyệt vời là di sản tư tưởng của Người đang ngày càng được phổ biến rộng rãi trên thế giới."
Nhà báo Aphonin kết thúc bài viết của mình bằng nhận xét "thủ đô Hà Nội cổ kính, mến khách, cần cù lao động, lạc quan và yêu đời với 1.000 năm tuổi và có một nền văn hóa đặc sắc luôn in đậm trong trái tim tôi. Hà Nội - thành phố anh hùng, tên gọi đó tự nó đã nói lên tất cả"./.
Trong bài viết nhan đề "Hà Nội trong trái tim tôi," nhà báo Aphonin đã kể lại những kỷ niệm ông với Hà Nội.
"Lần đầu tối đến với thành phố ven bờ Sông Hồng vào mùa Xuân 1961 để thực tập tại Trường Đại học tổng hợp Hà Nội trước khi viết luận văn tốt nghiệp Đại học. Tôi đến trường bằng xe đạp. Mọi người nhìn tôi lóng ngóng đi giữa đám đông và tôi không quên được nụ cười cùng ánh mắt hiếu kỳ của các cô gái khi họ nhìn tôi còng lưng trên xe đạp," ông viết.
"Đến nay tôi vẫn không quên được cả mùi vị và nét đặc trưng "có một không hai" của phở Hà Nội mà chúng tôi thỉnh thoảng cùng bạn bè đáp vào một góc phố hoặc vỉa hè để thưởng thức. Những khi nắng nóng như đổ lửa, chúng tôi ra Bờ Hồ hoặc đến hồ Trúc Bạch làm vài vại bia hơi.
Ngay từ những ngày đầu tiên đặt chân tới đây, tôi đã đem lòng mến yêu Hà Nội, một thành phố đậm nét phương Đông với bề dày lịch sử và những phong tục, tập quán lâu đời. Tôi thích dạo 36 phố phường, vào nhà bảo tàng, hiệu sách, nhà hát và thích đứng ngắm Tháp Rùa, cầu Thê Húc. Mỗi ngày là một sự khám phá đối với tôi. Tôi tin người Hà Nội trân trọng và nâng niu những gì có ở thủ đô của mình."
Sau khi điểm lại lịch sử Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long và trang sử oai hùng chống giặc ngoại xâm, giữ nước và xây dựng đất nước của nhân dân ta cũng như của Thăng Long-Hà Nội, nhà báo Aphonin viết tiếp: "Tôi từng sống tại Hà Nội trong những ngày thủ đô Việt Nam chịu bom rơi và tên lửa bắn. Những cảnh đau thương đó làm cho tôi nhớ lại cuộc chiến đấu vĩ đại của nhân dân Liên Xô chống bọn phát xít xâm lược. Năm 1943, bố tôi đã hy sinh trong một trận đánh bảo vệ Stalingrad (nay là Volgograd). Mẹ tôi cũng bị thương nặng vì mảnh bom. Vì vậy, giống với hàng nghìn người dân XôViết, Việt Nam đã trở thành ngôi nhà thân thương thứ hai của tôi.
Sau khi hòa bình lập lại và đất nước thống nhất, Việt Nam đang vững bước đi trên con đường dân chủ và phồn vinh, trở thành tiền đồn vững chắc của hòa bình và tiến bộ ở Đông Nam Á. Vào thời kỳ này, tôi đã nhiều lần được trở lại Việt Nam trong thành phần các đoàn đại biểu khác nhau. Gần đây nhất, tháng 5/2010, tôi đã tham dự Hội nghị quốc tế kỷ niệm lần thứ 120 ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh tổ chức tại Hà Nội. Điều tuyệt vời là di sản tư tưởng của Người đang ngày càng được phổ biến rộng rãi trên thế giới."
Nhà báo Aphonin kết thúc bài viết của mình bằng nhận xét "thủ đô Hà Nội cổ kính, mến khách, cần cù lao động, lạc quan và yêu đời với 1.000 năm tuổi và có một nền văn hóa đặc sắc luôn in đậm trong trái tim tôi. Hà Nội - thành phố anh hùng, tên gọi đó tự nó đã nói lên tất cả"./.
(TTXVN/Vietnam+)