Trong cuộc họp Nội các đầu tiên ngày 17/5, Tân chính phủ Pháp đã thực hiện một hành động mang tính "biểu tượng" khi quyết định cắt giảm 30% lương của Tổng thống, Thủ tướng và các Bộ trưởng.
Phát ngôn viên chính phủ Pháp Najat Vallaud-Belkacem cho biết, việc cắt giảm lương là ví dụ cho thấy chính phủ Pháp coi trọng giải quyết tình hình tài chính công của đất nước.
Cụ thể, mức lương của tân Tổng thống Francois Hollande và Thủ tướng Jean-Marc Ayrault sẽ giảm xuống 14.910 euro/tháng, trong khi mức lương tương ứng của các Bộ trưởng cũng giảm từ 14.200 euro xuống 9.940 euro/tháng.
Động thái giảm lương này cũng nhằm mục tiêu tạo lập sự khác biệt giữa ông Hollande và người tiền nhiệm Nicolas Sarkozy, khi mức lương của cựu chủ nhân điện Elysee đã tăng tới 170% lên 21.300 euro (27.000 USD)/tháng sau khi ông lên nắm quyền năm 2007.
Người đứng đầu trung đảng đối lập UMP, Jean-Francois Cope mô tả hành động cắt giảm lương là điều "không có ý nghĩa" khi lưu ý rằng chính phủ mới có tới 34 thành viên, nhiều hơn 14 người so với Nội các đầu tiên của Tổng thống Sarkozy hồi năm 2007.
Tuy nhiên, trên thực tế, Nội các cuối cùng Tổng thống Sarkozy sau này cũng được điều chỉnh và bổ sung lên tổng cộng 31 thành viên.
Trong cuộc họp Nội các đầu tiên, mối quan ngại hàng đầu của chính phủ Pháp là giải quyết cuộc khủng hoảng nợ công tại châu Âu và thúc đẩy những cam kết của ông Hollande nhằm chuyển hướng trọng tâm kinh tế của Liên minh châu Âu (EU) từ thắt lưng buộc bụng sang thúc đẩy tăng trưởng.
Tân Bộ trưởng Tài chính Pháp, Pierre Moscovici cũng nhắc lại cam kết rằng Paris sẽ không phê chuẩn hiệp ước thắt chặt ngân sách của EU nếu hiệp ước này không bao gồm các biện pháp và chiến lược thúc đẩy tăng trưởng.
So với chính phủ tiền nhiệm, chính phủ mới của Pháp có thêm một bộ mới là Bộ Quyền Phụ nữ và Phát ngôn của chính phủ do bà Najat Vallaud Belkacem làm bộ trưởng.
Cùng với việc bổ nhiệm 17 bộ trưởng nữ, sự xuất hiện của bộ trên trong chính phủ mới cho thấy ông Hollande đã giữ đúng cam kết đưa ra trong chiến dịch tranh cử là tăng cường vai trò của phụ nữ và bảo đảm bình đẳng giới trong đời sống chính trị-xã hội Pháp nếu ông đắc cử./.
Phát ngôn viên chính phủ Pháp Najat Vallaud-Belkacem cho biết, việc cắt giảm lương là ví dụ cho thấy chính phủ Pháp coi trọng giải quyết tình hình tài chính công của đất nước.
Cụ thể, mức lương của tân Tổng thống Francois Hollande và Thủ tướng Jean-Marc Ayrault sẽ giảm xuống 14.910 euro/tháng, trong khi mức lương tương ứng của các Bộ trưởng cũng giảm từ 14.200 euro xuống 9.940 euro/tháng.
Động thái giảm lương này cũng nhằm mục tiêu tạo lập sự khác biệt giữa ông Hollande và người tiền nhiệm Nicolas Sarkozy, khi mức lương của cựu chủ nhân điện Elysee đã tăng tới 170% lên 21.300 euro (27.000 USD)/tháng sau khi ông lên nắm quyền năm 2007.
Người đứng đầu trung đảng đối lập UMP, Jean-Francois Cope mô tả hành động cắt giảm lương là điều "không có ý nghĩa" khi lưu ý rằng chính phủ mới có tới 34 thành viên, nhiều hơn 14 người so với Nội các đầu tiên của Tổng thống Sarkozy hồi năm 2007.
Tuy nhiên, trên thực tế, Nội các cuối cùng Tổng thống Sarkozy sau này cũng được điều chỉnh và bổ sung lên tổng cộng 31 thành viên.
Trong cuộc họp Nội các đầu tiên, mối quan ngại hàng đầu của chính phủ Pháp là giải quyết cuộc khủng hoảng nợ công tại châu Âu và thúc đẩy những cam kết của ông Hollande nhằm chuyển hướng trọng tâm kinh tế của Liên minh châu Âu (EU) từ thắt lưng buộc bụng sang thúc đẩy tăng trưởng.
Tân Bộ trưởng Tài chính Pháp, Pierre Moscovici cũng nhắc lại cam kết rằng Paris sẽ không phê chuẩn hiệp ước thắt chặt ngân sách của EU nếu hiệp ước này không bao gồm các biện pháp và chiến lược thúc đẩy tăng trưởng.
So với chính phủ tiền nhiệm, chính phủ mới của Pháp có thêm một bộ mới là Bộ Quyền Phụ nữ và Phát ngôn của chính phủ do bà Najat Vallaud Belkacem làm bộ trưởng.
Cùng với việc bổ nhiệm 17 bộ trưởng nữ, sự xuất hiện của bộ trên trong chính phủ mới cho thấy ông Hollande đã giữ đúng cam kết đưa ra trong chiến dịch tranh cử là tăng cường vai trò của phụ nữ và bảo đảm bình đẳng giới trong đời sống chính trị-xã hội Pháp nếu ông đắc cử./.
Việt Khoa (TTXVN)