Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn kiêm Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp Hà Công Tuấn, để phát huy hiệu quả hoạt động bảo vệ rừng, cần tăng biên chế và hỗ trợ cho lực lượng kiểm lâm địa bàn.
Tại Hội nghị sơ kết công tác kiểm lâm địa bàn và giao ban công tác quản lý bảo vệ rừng năm 2012, do Tổng cục Lâm nghiệp tổ chức ngày 22-23/11, tại Hà Nội, ông Tuấn cho biết để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ kiểm lâm địa bàn, cần phải lựa chọn ngay từ đào tạo, tuyển dụng đến việc củng cố các cơ sở đào tạo nghiệp vụ chuyên ngành, nâng cao trình độ nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ kiểm lâm và đồng thời đấy mạnh đấu tranh để làm trong sạch đội ngũ.
Theo lộ trình, từ nay đến năm 2015 sẽ tăng khoảng 3.000 kiểm lâm, trong đó ưu tiên cho lực lượng kiểm lâm địa bàn.
Lực lượng kiểm lâm địa bàn cũng cần phải được đầu tư về cơ sở vật chất, hạ tầng, nơi sinh hoạt tại địa bàn được phân công phụ trách. Cùng với đó cần phải quán triệt sâu sắc cho lực lượng kiểm lâm địa bàn từ khi phân công nhiệm vụ, nhất là ở các khu vực các xã vùng sâu, vùng xa.
Đồng thời tạo điều kiện cho các kiểm lâm địa bàn tham gia các buổi sinh hoạt chính trị ở địa phương, nhằm nâng cao bản lĩnh chính trị, tinh thần trách nhiệm với công việc được giao.
Sau 5 năm triển khai Quyết định số 83 của Bộ nông nghiệp và Phát triển Nông thôn lực lượng kiểm lâm địa bàn đã phát huy và hoàn thành tốt nhiệm vụ tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp xã xây dựng phương án bảo vệ và phát triển rừng.
Theo kết quả theo dõi diễn biến rừng đến hết năm 2011, cả nước có hơn 13.500.000 ha rừng, nằm trên địa bàn của hơn 6.000 xã. Như vậy, với con số của lực lượng kiểm lâm địa bàn toàn quốc gần 4.500 người, tính trung bình mỗi kiểm lâm địa bàn phụ trách hơn 3.000 ha rừng.
Tuy phải hoạt động trong một địa bàn rộng lớn với địa hình phức tạp, nhưng trong 5 năm qua, lực lượng kiểm lâm địa bàn trong cả nước đã thu được những kết quả tích cực.
Theo đánh giá của ông Nguyễn Hữu Dũng, Cục trưởng Cục kiểm lâm, trong thời gian vừa qua lực lượng kiểm lâm địa bàn đã góp phần đáng kể trong công tác quản lý bảo vệ rừng, đặc biệt là trong việc tham mưu cho chính quyền cấp xã thực hiện trách nhiệm quản lý Nhà nước với rừng và đất lâm nghiệp. Điều đó góp phần tăng độ che phủ rừng toàn quốc cũng như xu hướng giảm các vụ vi phạm trong thời gian 5 năm vừa qua.
Hoạt động của kiểm lâm địa bàn cũng đã góp phần làm giảm gần 26% tổng số vụ vi phạm pháp luật trong lĩnh vực lâm nghiệp trên phạm vi cả nước.
Song do biên chế lực lượng kiểm lâm chưa đáp ứng yêu cầu về số lượng, nên việc bố trí và tăng cường kiểm lâm địa bàn gặp nhiều khó khăn. Tỷ lệ bố trí kiểm lâm địa bàn còn thấp, nhiều địa phương chỉ bố trí công chức kiểm lâm kiêm nhiệm cả công tác phụ trách địa bàn, hoặc bố trí một công chức kiểm lâm phụ trách nhiều xã. Do đó, nhiều kiểm lâm chưa thực sự hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao./.
Tại Hội nghị sơ kết công tác kiểm lâm địa bàn và giao ban công tác quản lý bảo vệ rừng năm 2012, do Tổng cục Lâm nghiệp tổ chức ngày 22-23/11, tại Hà Nội, ông Tuấn cho biết để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ kiểm lâm địa bàn, cần phải lựa chọn ngay từ đào tạo, tuyển dụng đến việc củng cố các cơ sở đào tạo nghiệp vụ chuyên ngành, nâng cao trình độ nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ kiểm lâm và đồng thời đấy mạnh đấu tranh để làm trong sạch đội ngũ.
Theo lộ trình, từ nay đến năm 2015 sẽ tăng khoảng 3.000 kiểm lâm, trong đó ưu tiên cho lực lượng kiểm lâm địa bàn.
Lực lượng kiểm lâm địa bàn cũng cần phải được đầu tư về cơ sở vật chất, hạ tầng, nơi sinh hoạt tại địa bàn được phân công phụ trách. Cùng với đó cần phải quán triệt sâu sắc cho lực lượng kiểm lâm địa bàn từ khi phân công nhiệm vụ, nhất là ở các khu vực các xã vùng sâu, vùng xa.
Đồng thời tạo điều kiện cho các kiểm lâm địa bàn tham gia các buổi sinh hoạt chính trị ở địa phương, nhằm nâng cao bản lĩnh chính trị, tinh thần trách nhiệm với công việc được giao.
Sau 5 năm triển khai Quyết định số 83 của Bộ nông nghiệp và Phát triển Nông thôn lực lượng kiểm lâm địa bàn đã phát huy và hoàn thành tốt nhiệm vụ tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp xã xây dựng phương án bảo vệ và phát triển rừng.
Theo kết quả theo dõi diễn biến rừng đến hết năm 2011, cả nước có hơn 13.500.000 ha rừng, nằm trên địa bàn của hơn 6.000 xã. Như vậy, với con số của lực lượng kiểm lâm địa bàn toàn quốc gần 4.500 người, tính trung bình mỗi kiểm lâm địa bàn phụ trách hơn 3.000 ha rừng.
Tuy phải hoạt động trong một địa bàn rộng lớn với địa hình phức tạp, nhưng trong 5 năm qua, lực lượng kiểm lâm địa bàn trong cả nước đã thu được những kết quả tích cực.
Theo đánh giá của ông Nguyễn Hữu Dũng, Cục trưởng Cục kiểm lâm, trong thời gian vừa qua lực lượng kiểm lâm địa bàn đã góp phần đáng kể trong công tác quản lý bảo vệ rừng, đặc biệt là trong việc tham mưu cho chính quyền cấp xã thực hiện trách nhiệm quản lý Nhà nước với rừng và đất lâm nghiệp. Điều đó góp phần tăng độ che phủ rừng toàn quốc cũng như xu hướng giảm các vụ vi phạm trong thời gian 5 năm vừa qua.
Hoạt động của kiểm lâm địa bàn cũng đã góp phần làm giảm gần 26% tổng số vụ vi phạm pháp luật trong lĩnh vực lâm nghiệp trên phạm vi cả nước.
Song do biên chế lực lượng kiểm lâm chưa đáp ứng yêu cầu về số lượng, nên việc bố trí và tăng cường kiểm lâm địa bàn gặp nhiều khó khăn. Tỷ lệ bố trí kiểm lâm địa bàn còn thấp, nhiều địa phương chỉ bố trí công chức kiểm lâm kiêm nhiệm cả công tác phụ trách địa bàn, hoặc bố trí một công chức kiểm lâm phụ trách nhiều xã. Do đó, nhiều kiểm lâm chưa thực sự hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao./.
Thanh Tuấn (TTXVN)