“Tăng cường công tác an toàn trong các hoạt động dầu khí biển” là chủ đề của cuộc hội thảo do Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) tổ chức ngày 30/9, tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Phát biểu tại hội thảo, ông Đỗ Văn Hậu, Phó Tổng giám đốc thường trực PVN nhấn mạnh tai nạn mang tên Deepwater Horizon ngày 20/4/2010 phá hủy giàn khoan khi đang thăm dò tại Vịnh Mexico thuộc Mỹ làm 11 người tử nạn và gây ra một vụ tràn dầu lớn chưa từng có trong lịch sử thăm dò dầu khí. Đây là hồi chuông cảnh tỉnh để cả cơ quan quản lý Nhà nước, ngành công nghiệp dầu khí nhìn nhận lại thực trạng về công tác đảm bảo an toàn trong mọi hoạt động liên quan đến tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí.
Tại hội thảo, các đại biểu đã trao đổi, thảo luận từ các khía cạnh về kỹ thuật, quản lý, các yếu tố con người đến các yêu cầu của các văn bản pháp quy, các quy chuẩn và tiêu chuẩn áp dụng trong thăm dò và khai thác dầu khí, khả năng phối hợp trong tổ chức ứng phó với các tình huống khẩn cấp, trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến các nội dung về quản lý dự án, xây dựng văn hóa an toàn cũng như chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn của tất cả các tổ chức dầu khí đang hoạt động tại Việt Nam.
Các tham luận tại hội thảo đã đề cập đến các vấn đề như tổng quan về công tác đảm bảo an toàn trong các hoạt động dầu khí biển ở Việt Nam; Sự cố dầu, khí phun: Thách thức lớn của hoạt động khoan ngoài khơi; Quản lý an toàn trong các hoạt động khai thác dầu khí ngoài khơi; công tác kiểm soát và quản lý giếng khoan.
Các chuyên gia trong nước và nước ngoài cũng trình bày và trao đổi, thảo luận về các chuyên đề như Tổng quan bài học kinh nghiệm rút ra sau vụ nổ và tràn dầu ở Vịnh Mexico; Sự cố BP và những ảnh hưởng đến thị trường bảo hiểm quốc tế và chính sách quản lý rủi ro-bảo hiểm của các công ty dầu khí...
Sau hơn 30 năm hoạt động dầu khí biển, PVN và các nhà thầu dầu khí quốc tế đã nỗ lực hết sức nhằm đảm bảo an toàn cho con người, bảo vệ môi trường và cho đến nay đã không để xảy ra tai nạn nghiêm trọng nào.
Dầu khí Việt Nam đã trở thành một điển hình tốt và tạo lập được mô hình quản lý An toàn sức khỏe môi trường thống nhất xuyên suốt mọi hoạt động. Tuy nhiên, với tai nạn vừa xảy ra ở Vịnh Mexico, an toàn trong hoạt động dầu khí biển đã trở thành mối quan tâm đặc biệt của xã hội, Nhà nước và là trọng tâm trong công tác điều hành, giám sát cũng như trong sản xuất kinh doanh của công nghiệp dầu khí Việt Nam./.
Phát biểu tại hội thảo, ông Đỗ Văn Hậu, Phó Tổng giám đốc thường trực PVN nhấn mạnh tai nạn mang tên Deepwater Horizon ngày 20/4/2010 phá hủy giàn khoan khi đang thăm dò tại Vịnh Mexico thuộc Mỹ làm 11 người tử nạn và gây ra một vụ tràn dầu lớn chưa từng có trong lịch sử thăm dò dầu khí. Đây là hồi chuông cảnh tỉnh để cả cơ quan quản lý Nhà nước, ngành công nghiệp dầu khí nhìn nhận lại thực trạng về công tác đảm bảo an toàn trong mọi hoạt động liên quan đến tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí.
Tại hội thảo, các đại biểu đã trao đổi, thảo luận từ các khía cạnh về kỹ thuật, quản lý, các yếu tố con người đến các yêu cầu của các văn bản pháp quy, các quy chuẩn và tiêu chuẩn áp dụng trong thăm dò và khai thác dầu khí, khả năng phối hợp trong tổ chức ứng phó với các tình huống khẩn cấp, trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến các nội dung về quản lý dự án, xây dựng văn hóa an toàn cũng như chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn của tất cả các tổ chức dầu khí đang hoạt động tại Việt Nam.
Các tham luận tại hội thảo đã đề cập đến các vấn đề như tổng quan về công tác đảm bảo an toàn trong các hoạt động dầu khí biển ở Việt Nam; Sự cố dầu, khí phun: Thách thức lớn của hoạt động khoan ngoài khơi; Quản lý an toàn trong các hoạt động khai thác dầu khí ngoài khơi; công tác kiểm soát và quản lý giếng khoan.
Các chuyên gia trong nước và nước ngoài cũng trình bày và trao đổi, thảo luận về các chuyên đề như Tổng quan bài học kinh nghiệm rút ra sau vụ nổ và tràn dầu ở Vịnh Mexico; Sự cố BP và những ảnh hưởng đến thị trường bảo hiểm quốc tế và chính sách quản lý rủi ro-bảo hiểm của các công ty dầu khí...
Sau hơn 30 năm hoạt động dầu khí biển, PVN và các nhà thầu dầu khí quốc tế đã nỗ lực hết sức nhằm đảm bảo an toàn cho con người, bảo vệ môi trường và cho đến nay đã không để xảy ra tai nạn nghiêm trọng nào.
Dầu khí Việt Nam đã trở thành một điển hình tốt và tạo lập được mô hình quản lý An toàn sức khỏe môi trường thống nhất xuyên suốt mọi hoạt động. Tuy nhiên, với tai nạn vừa xảy ra ở Vịnh Mexico, an toàn trong hoạt động dầu khí biển đã trở thành mối quan tâm đặc biệt của xã hội, Nhà nước và là trọng tâm trong công tác điều hành, giám sát cũng như trong sản xuất kinh doanh của công nghiệp dầu khí Việt Nam./.
Hà Huy Hiệp (TTXVN/Vietnam+)