Phát biểu tại hội nghị, Chủ tịch ECOSOC Lazourous Kapambwe nhấn mạnh nhucầu này càng trở nên cấp thiết trong bối cảnh các thể chế yếu kém ở các nước dễbiến động chính trị và bị tác động của xung đột đã kiềm chế những nỗ lực giảmđói nghèo và chuyển giao các dịch vụ thiết yếu.
Trong khi đó, những nỗ lực xây dựng các quốc gia hòa bình và thịnh vượngcần được đặt ưu tiên cao trong chương trình nghị sự phát triển quốc gia và quốctế cũng như của các cơ quan quốc tế đa phương, có ảnh hưởng lớn trên thế giới.
Chủ tịch Kapambwe nêu rõ hội nghị cấp cao hàng năm là diễn đàn tốt để đốithoại về quan hệ tương tác và hợp tác giữa Liên hợp quốc với các thể chế tàichính quốc tế WB và IMF cũng như các tổ chức xã hội dân sự quốc tế và các tổchức khu vực nhằm xây dựng những mối quan hệ đối tác để phát triển, đáp ứng cácthách thức mới và những vấn đề toàn cầu mới nổi lên, hỗ trợ các nước nghèo tìmkiếm con đường phát triển vững chắc.
Theo ông Joachim von Amsberg, Phó Chủ tịch WB, chương trình nghị sự củathể chế này về xung đột, an ninh và phát triển năm 2011 cung cấp kế hoạch hànhđộng cũng như động lực để thúc đẩy quan hệ giữa WB và Liên hợp quốc. Mô hìnhkinh doanh hiện nay của WB đang bị thách thức khi các nỗ lực tăng cường an ninh,tư pháp và hỗ trợ kinh tế cần được thúc đẩy đồng thời trong thời gian dài hạn.
Ông Siddharth Tiwari, Bí thư Uỷ ban Tài chính và tiền tệ quốc tế của IMF,cho rằng những thay đổi đang được thúc đẩy ở IMF để phản ánh tốt hơn nền kinh tếthế giới, đồng thời tăng cường tính pháp lý và hiệu quả của thể chế, đặc biệt cólợi cho các nền kinh tế thị trường mới nổi và những nền kinh tế thu nhập thấp.
IMF đang mở rộng trợ giúp kỹ thuật cho thế giới đang phát triển, thúc đẩytái cân bằng và tăng cường sự ổn định và hiệu lực của hệ thống tiền tệ toàncầu./.