Ngày 9/6, Trung tâm xúc tiến Thương mại Thành phố Hồ Chí Minh (ITPC) tổ chức hội thảo “Tiếp cận hệ thống phân phối thị trường Lào” với sự tham gia của hơn 70 doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố.
Hội thảo hướng đến mở rộng mối quan hệ hợp tác giao thương giữa Việt Nam và Lào trong bối cảnh nền kinh tế đang biến động và có nhiều đổi thay về chính sách thương mại. Qua đó, các doanh nghiệp Việt Nam được cung cấp các thông tin thiết thực về thị trường Lào như những quy định khi thiết lập hệ thống phân phối; chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư, kinh doanh; nhu cầu của thị trường; rủi ro của hàng hóa xuất khẩu…
Tham gia hội thảo lần này có doanh nghiệp và công ty chủ yếu sản xuất và kinh doanh ở các ngành hàng gia dụng, lương thực-thực phẩm, hàng điện tử, vật liệu xây dựng và nhóm các mặt hàng nông-lâm-thủy hải sản.
Bên cạnh đó, còn có sự tham dự của các diễn giả đến từ những doanh nghiệp chuyên xuất khẩu hàng hóa và đã xây dựng thành công hệ thống phân phối tại thị trường Lào như Điện lạnh Lâm Sơn, Agility Việt Nam, Bảo vệ thực vật An Giang… nhằm giải đáp các câu hỏi và chia sẻ kinh nghiệm thực tế góp phần hỗ trợ doanh nghiệp khai thác hiệu quả thị trường Lào.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam đánh giá Lào là thị trường xuất khẩu tiềm năng của hàng hóa tiêu dùng với lợi thế có nhiều người Việt sinh sống và khoảng hơn 30% chủ các siêu thị là Việt kiều.<
Việt Nam xuất khẩu sang Lào các mặt hàng xăng dầu, sắt thép, hàng tiêu dùng… và năm 2010 đã xuất khẩu 198,4 triệu USD hàng hóa sang Lào, tăng 17,2%, kim ngạch ngoại thương đạt gần 500 triệu USD và đang có tốc độ gia tăng mạnh.
Tuy nhiên, kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Lào còn khiêm tốn, nên cần thúc đẩy mạnh họat động thương mại hơn nữa để phấn đấu đạt kim ngạch hai chiều 2 tỷ USD vào năm 2015./.
Hội thảo hướng đến mở rộng mối quan hệ hợp tác giao thương giữa Việt Nam và Lào trong bối cảnh nền kinh tế đang biến động và có nhiều đổi thay về chính sách thương mại. Qua đó, các doanh nghiệp Việt Nam được cung cấp các thông tin thiết thực về thị trường Lào như những quy định khi thiết lập hệ thống phân phối; chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư, kinh doanh; nhu cầu của thị trường; rủi ro của hàng hóa xuất khẩu…
Tham gia hội thảo lần này có doanh nghiệp và công ty chủ yếu sản xuất và kinh doanh ở các ngành hàng gia dụng, lương thực-thực phẩm, hàng điện tử, vật liệu xây dựng và nhóm các mặt hàng nông-lâm-thủy hải sản.
Bên cạnh đó, còn có sự tham dự của các diễn giả đến từ những doanh nghiệp chuyên xuất khẩu hàng hóa và đã xây dựng thành công hệ thống phân phối tại thị trường Lào như Điện lạnh Lâm Sơn, Agility Việt Nam, Bảo vệ thực vật An Giang… nhằm giải đáp các câu hỏi và chia sẻ kinh nghiệm thực tế góp phần hỗ trợ doanh nghiệp khai thác hiệu quả thị trường Lào.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam đánh giá Lào là thị trường xuất khẩu tiềm năng của hàng hóa tiêu dùng với lợi thế có nhiều người Việt sinh sống và khoảng hơn 30% chủ các siêu thị là Việt kiều.<
Việt Nam xuất khẩu sang Lào các mặt hàng xăng dầu, sắt thép, hàng tiêu dùng… và năm 2010 đã xuất khẩu 198,4 triệu USD hàng hóa sang Lào, tăng 17,2%, kim ngạch ngoại thương đạt gần 500 triệu USD và đang có tốc độ gia tăng mạnh.
Tuy nhiên, kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Lào còn khiêm tốn, nên cần thúc đẩy mạnh họat động thương mại hơn nữa để phấn đấu đạt kim ngạch hai chiều 2 tỷ USD vào năm 2015./.
Mỹ Phương (TTXVN/Vietnam+)