Chiều 11/7, tại Hà Nội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam-Hoa Kỳ tổ chức Tọa đàm giữa đoàn Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Robert D. Hormats với một số đại diện tiêu biểu của doanh nghiệp Việt Nam nhằm góp phần thúc đẩy quan hệ kinh tế thương mại giữa hai nước.
Phát biểu tại diễn đàn, Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc nhấn mạnh, để mở rộng quan hệ thương mại đầu tư Việt Nam-Hoa Kỳ, Chính phủ Việt Nam coi Hiệp định hợp tác kinh tế Xuyên Thái Bình Dương (TPP) là một động lực quan trọng trong việc thúc đẩy đầu tư thương mại giữa hai nước.
Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ phụ trách về phát triển kinh tế, năng lượng và môi trường, ông Robert D. Hormats đánh giá, VCCI là một tổ chức rất quan trọng của Việt Nam với trên 100.000 doanh nghiệp tham gia, với tầm giá trị sản phẩm chiếm tới 70% trong GDP của Việt Nam.
Không những vậy, cộng đồng doanh nghiệp này chiếm phần lớn trong số sản phẩm sáng tạo và thành phần doanh nghiệp năng động của Việt Nam. Việt Nam là đối tác quan trọng của Hoa Kỳ trong quá trình đàm phán hiệp định TTP.
Thứ trưởng tin rằng, kết quả của quá trình đàm phán này sẽ mở ra những cơ hội cho cả hai nước như: tăng cường phát triển thương mại, mở rộng thị trường, cải thiện môi trường đầu tư của hai nước.
Ông Lộc nhấn mạnh, chúng tôi quan ngại việc Hoa Kỳ hạn chế nhập khẩu hàng dệt may, giày dép, thủy sản của Việt Nam. Việc hạn chế nhập khẩu các mặt hàng trên sang Hoa Kỳ không công bằng đối với các doanh nghiệp Việt Nam và sẽ còn ảnh hưởng đến công ăn việc làm của nhiều người dân Việt Nam.
Cũng tại diễn đàn, nhiều doanh nghiệp đề nghị Chính phủ 2 nước cần quan tâm đẩy mạnh các chương trình xúc tiến thương mại đầu tư, tăng cường hợp tác về đào tạo, khoa học công nghệ để nâng cao trình độ quản trị, nâng cao khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp hai nước; đặc biệt là nâng cao khả năng ứng dụng công nghệ thông tin, Internet trong hoạt động của doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Hoa Kỳ cần tiến hành xây dựng các trung tâm nghiên cứu, cơ sở đào tạo tại Việt Nam; đặc biệt, thiết lập được quan hệ đối tác chiến lược của các doanh nghiệp hai nước; mối quan hệ đối tác chiến lược này không chỉ thiết lập ở các doanh nghiệp lớn mà ở cả doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Tuy nhiên, Thứ trưởng Robert D. Hormats cho rằng, để đạt được những mục tiêu trong quá trình đàm phán, đòi hỏi một số nhà hoạch định chính sách Việt Nam cần tiến hành một số thay đổi chính sách để phù hợp theo những yêu cầu trong Hiệp định TPP.
Theo một số kết quả nghiên cứu, trong số tất cả các đối tác tham gia quá trình đàm phán hiệp định "Việt Nam là nước được hưởng lợi nhiều nhất khi các bên hoàn tất việc đàm phán hiệp định này"./.
Phát biểu tại diễn đàn, Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc nhấn mạnh, để mở rộng quan hệ thương mại đầu tư Việt Nam-Hoa Kỳ, Chính phủ Việt Nam coi Hiệp định hợp tác kinh tế Xuyên Thái Bình Dương (TPP) là một động lực quan trọng trong việc thúc đẩy đầu tư thương mại giữa hai nước.
Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ phụ trách về phát triển kinh tế, năng lượng và môi trường, ông Robert D. Hormats đánh giá, VCCI là một tổ chức rất quan trọng của Việt Nam với trên 100.000 doanh nghiệp tham gia, với tầm giá trị sản phẩm chiếm tới 70% trong GDP của Việt Nam.
Không những vậy, cộng đồng doanh nghiệp này chiếm phần lớn trong số sản phẩm sáng tạo và thành phần doanh nghiệp năng động của Việt Nam. Việt Nam là đối tác quan trọng của Hoa Kỳ trong quá trình đàm phán hiệp định TTP.
Thứ trưởng tin rằng, kết quả của quá trình đàm phán này sẽ mở ra những cơ hội cho cả hai nước như: tăng cường phát triển thương mại, mở rộng thị trường, cải thiện môi trường đầu tư của hai nước.
Ông Lộc nhấn mạnh, chúng tôi quan ngại việc Hoa Kỳ hạn chế nhập khẩu hàng dệt may, giày dép, thủy sản của Việt Nam. Việc hạn chế nhập khẩu các mặt hàng trên sang Hoa Kỳ không công bằng đối với các doanh nghiệp Việt Nam và sẽ còn ảnh hưởng đến công ăn việc làm của nhiều người dân Việt Nam.
Cũng tại diễn đàn, nhiều doanh nghiệp đề nghị Chính phủ 2 nước cần quan tâm đẩy mạnh các chương trình xúc tiến thương mại đầu tư, tăng cường hợp tác về đào tạo, khoa học công nghệ để nâng cao trình độ quản trị, nâng cao khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp hai nước; đặc biệt là nâng cao khả năng ứng dụng công nghệ thông tin, Internet trong hoạt động của doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Hoa Kỳ cần tiến hành xây dựng các trung tâm nghiên cứu, cơ sở đào tạo tại Việt Nam; đặc biệt, thiết lập được quan hệ đối tác chiến lược của các doanh nghiệp hai nước; mối quan hệ đối tác chiến lược này không chỉ thiết lập ở các doanh nghiệp lớn mà ở cả doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Tuy nhiên, Thứ trưởng Robert D. Hormats cho rằng, để đạt được những mục tiêu trong quá trình đàm phán, đòi hỏi một số nhà hoạch định chính sách Việt Nam cần tiến hành một số thay đổi chính sách để phù hợp theo những yêu cầu trong Hiệp định TPP.
Theo một số kết quả nghiên cứu, trong số tất cả các đối tác tham gia quá trình đàm phán hiệp định "Việt Nam là nước được hưởng lợi nhiều nhất khi các bên hoàn tất việc đàm phán hiệp định này"./.
Thúy Hiền (TTXVN)