Chiều 18/3, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam quyết định tăng từ 5-18% giá vé tàu khách Thống Nhất, để bù đắp một phần chi phí đầu vào vận tải tăng, đặc biệt là chi phí nhiên liệu chạy tàu tăng cao.
Theo đó, từ 0 giờ ngày 8/4, trên tuyến đường sắt Bắc Nam, giá vé các loại ghế ngồi cứng, giường nằm cứng không điều hòa không khí của tàu Thống Nhất sẽ tăng không quá 5%. Giá vé các loại ghế ngồi, giường nằm cứng, giường nằm mềm có điều hòa không khí tăng từ 10-18%.
Lí giải việc tăng giá vé lần này, ông Nguyễn Hữu Bằng, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam cho biết, do ngay từ đầu năm, giá cả đầu vào vận tải tăng đột biến như giá dầu diesel tăng 24%, các yếu tố khác như tiền điện, tỷ giá ngoại tệ, dịch vụ mua ngoài... cũng tăng cao, làm tăng giá thành vận tải đường sắt năm 2011 tăng lên 13% so với năm 2010; trong đó chỉ tính riêng ảnh hưởng của việc tăng giá dầu diesel đã làm tăng 7% giá thành vận tải đường sắt. Để cân bằng thu chi, giá cước vận tải năm nay phải tăng tối thiểu 13% so với năm 2010.
Do đó, ngoài việc thực hiện các biện pháp quản lý chặt chẽ chi phí, Tổng Công ty buộc phải điều chỉnh tăng giá cước vận tải để bù đắp chi phí đầu vào, đảm bảo ổn định và phát triển sản xuất.
Trước đó (ngày 6/3), đối với giá cước vận tải hàng hóa, Tổng công ty đã thu phụ thu nhiên liệu 7% (mức phụ thu này chỉ bù đắp riêng chi phí nhiên liệu tăng)./.
Theo đó, từ 0 giờ ngày 8/4, trên tuyến đường sắt Bắc Nam, giá vé các loại ghế ngồi cứng, giường nằm cứng không điều hòa không khí của tàu Thống Nhất sẽ tăng không quá 5%. Giá vé các loại ghế ngồi, giường nằm cứng, giường nằm mềm có điều hòa không khí tăng từ 10-18%.
Lí giải việc tăng giá vé lần này, ông Nguyễn Hữu Bằng, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam cho biết, do ngay từ đầu năm, giá cả đầu vào vận tải tăng đột biến như giá dầu diesel tăng 24%, các yếu tố khác như tiền điện, tỷ giá ngoại tệ, dịch vụ mua ngoài... cũng tăng cao, làm tăng giá thành vận tải đường sắt năm 2011 tăng lên 13% so với năm 2010; trong đó chỉ tính riêng ảnh hưởng của việc tăng giá dầu diesel đã làm tăng 7% giá thành vận tải đường sắt. Để cân bằng thu chi, giá cước vận tải năm nay phải tăng tối thiểu 13% so với năm 2010.
Do đó, ngoài việc thực hiện các biện pháp quản lý chặt chẽ chi phí, Tổng Công ty buộc phải điều chỉnh tăng giá cước vận tải để bù đắp chi phí đầu vào, đảm bảo ổn định và phát triển sản xuất.
Trước đó (ngày 6/3), đối với giá cước vận tải hàng hóa, Tổng công ty đã thu phụ thu nhiên liệu 7% (mức phụ thu này chỉ bù đắp riêng chi phí nhiên liệu tăng)./.
Uông Lam (TTXVN/Vietnam+)