Đợt tăng lương sớm hơn lộ trình vừa được Chính phủ ban hành nhằm bắt kịp với tình hình biến động giá cả, giảm thiểu khó khăn cho người lao động; đồng thời, xóa bỏ khoảng cách về lương giữa các loại hình doanh nghiệp.
Lâu nay, lương tối thiểu trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) luôn cao hơn so với doanh nghiệp khác. Xung quanh vấn đề đang được dư luận quan tâm này, phóng viên Thông tấn xã Việt Nam đã có cuộc trao đổi với bà Tống Thị Minh, Vụ trưởng Vụ Lao động-Tiền lương, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội.
- Thông thường, việc điều chỉnh lương tối thiểu sẽ được thực hiện vào ngày 1/1 hàng năm. Tuy nhiên, với Nghị định 70 vừa được Thủ tướng Chính phủ ký ban hành sẽ áp dụng việc tăng lương tối thiểu đối với các loại hình doanh nghiệp vào ngày 1/10 tới. Vậy đâu là cơ sở và lý do của việc tăng lương tối thiểu lần này?
Bà Tống Thị Minh: Theo quy định tại điều 56 của Bộ Luật Lao động, khi chỉ số giá sinh hoạt tăng cao làm cho tiền lương thực tế của người lao động bị giảm sút, Chính phủ sẽ có chính sách điều chỉnh lương tối thiểu để đảm bảo tiền lương thực tế cho người lao động.
Theo lộ trình của đề án điều chỉnh lương giai đoạn 2008-2012, chúng ta thực hiện điều chỉnh lương tối thiểu vào ngày 1/1 hàng năm. Tuy nhiên, trước tình hình biến động giá cả của những tháng cuối năm 2011, tại kỳ họp Chính phủ thường kỳ tháng 6/2011, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã trình Chính phủ phương án điều chỉnh mức lương tối thiểu. Theo phương án này chúng ta sẽ điều chỉnh mức lương tối thiểu sớm hơn một quý so với lộ trình và thay vì điều chỉnh từ tháng 1/1/2012 thì chúng ta điều chỉnh vào ngày 1/10/2011.
- Việc điều chỉnh mức lương tối thiểu trước lộ trình có gây khó khăn gì đối với các doanh nghiệp?
Bà Tống Thị Minh: Năm 2011, chúng ta đã thực hiện điều chỉnh mức lương tối thiểu vào ngày 1/1 và 1/7 và Chính phủ đã thực hiện điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng đối với 5 tỉnh khu vực phía Nam. Nếu thực hiện điều chỉnh mức lương tối thiểu vào 1/10 cũng sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp, nhất là đối với doanh nghiệp gia công trong khi đơn đặt hàng đã được ký kết từ trước. Tuy nhiên, đứng trước tình hình giá cả tăng cao chúng ta cần phải thực hiện điều chỉnh mức lương tối thiểu.
Tại Nghị quyết phiên họp tháng Sáu, Chính phủ cũng đặt ra vấn đề tuyên truyền để vận động các doanh nghiệp và cộng đồng xã hội ủng hộ chủ trương này. Nên khi Nghị định ban hành, chúng tôi hy vọng các doanh nghiệp và xã hội cùng chia sẻ khó khăn đối với người lao động trong bối cảnh lạm phát tăng cao.
- Nghị định 70 sẽ thống nhất mức lương tối thiểu giữa các loại hình doanh nghiệp, cụ thể là giữa doanh nghiệp trong nước và ngoài nước. Lý do vì sao như vậy, thưa bà?
Bà Tống Thị Minh: Khi xây dựng đề án cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và trợ cấp ưu đãi đối với người có công giai đoạn 2007-2012, chúng tôi đã xác định hàng năm phải điều chỉnh mức lương tối thiểu để đến 2012 thống nhất cùng sân chơi giữa các loại hình doanh nghiệp trong việc thực hiện điều chỉnh mức lương tối thiểu.
Giai đoạn từ 2008-2011, chúng ta đã 4 lần điều chỉnh mức lương tối thiểu cho nên năm nay cùng với đề án điều chỉnh sớm mức lương tối thiểu từ 1/1, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã trình Chính phủ thực hiện đúng lộ trình của đề án. Chúng ta thực hiện thống nhất điều chỉnh mức lương tối thiểu giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
- Việc điều chỉnh mức lương tối thiểu có ý nghĩa như thế nào, đối tượng lao động nào sẽ thực sự được hưởng lợi khi trên thực tế rất nhiều doanh nghiệp đã trả lương cho người lao động trên mức lương tối thiểu?
Bà Bà Tống Thị Minh: Phải khẳng định rằng mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất hay còn gọi là mức sàn do Chính phủ quy định để người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận mức lương của mình, nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu quy định.
Với ý nghĩa như vậy, có nghĩa là lương tối thiểu là công cụ của Nhà nước để bảo vệ lao động yếu thế khi tham gia vào thị trường lao động.
Khi điều chỉnh mức lương tối thiểu, điều này có nghĩa là chỉ có những lao động yếu thế, những người lao động có mức lương bấy lâu nay như mức lương sàn của mức lương tối thiểu sẽ phải điều chỉnh theo. Nhưng chúng tôi cũng đặt một vấn đề đây không phải là hưởng lợi bởi mức lương tối thiểu hoặc những người hưởng mức lương tối thiểu chỉ có ý nghĩa là bù đắp sự trượt giá sinh hoạt mà thôi.
- Trên thực tế, lương mà doanh nghiệp trả cho người lao động tại các thành phố lớn đã vượt xa con số 2 triệu đồng/tháng. Điều này sẽ tác động như thế nào tới doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động trong bối cảnh các doanh nghiệp đang phải chịu khó khăn do tác động của lạm phát tăng cao?
Bà Tống Thị Minh: Sau khi có nghị quyết của Chính phủ tại phiên họp tháng 6/2011, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã triển khai lấy ý kiến tại nhiều hội nghị đến các nhà đầu tư, doanh nghiệp, người sử dụng lao động, người lao động ở 3 vùng và các Hiệp hội các nhà đầu tư nước ngoài.Trên cơ sở những ý kiến đóng góp từ hai phía, Chính phủ đã thống nhất thực hiện điều chỉnh mức lương tối thiểu theo Nghị định 70.
Theo tính toán của chúng tôi, các doanh nghiệp có số lao động lớn đặc biệt doanh nghiệp thực hiện gia công cùng các doanh nghiệp vừa và nhỏ vùng 4, chi phí tăng lương của doanh nghiệp chiếm 1,8-2%. Đối với doanh nghiệp khác, điều chỉnh này không tác động đến doanh nghiệp. Điều đó cũng có nghĩa là mức lương tối thiểu mà Chính phủ ban hành cũng đã tính toán đến khả năng chi trả của doanh nghiệp trong bối cảnh yếu tố đầu vào đang tăng.
- Có lo ngại rằng việc điều chỉnh lương tối thiểu này còn khiến doanh nghiệp thu hẹp quy mô lao động. Bà đánh giá thế nào về vấn đề này?
Bà Tống Thị Minh: Chúng tôi đã lường tới bởi mức lương tối thiểu cũng có một số doanh nghiệp bấy lâu nay vẫn bám vào mức lương tối thiểu theo quy định của Nhà nước để thỏa thuận trong hợp đồng lao động. Mặc dù mức thực nhận cao hơn nhưng chỉ ghi mức lương trong hợp đồng bằng mức tối thiểu để giảm đóng bảo hiểm cho người lao động. Với mức tính toán này, những chi phí của doanh nghiệp sử dụng mức lương sàn thấp để đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động cũng tăng nhưng không đáng kể.
- Xin cảm ơn bà!
Lâu nay, lương tối thiểu trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) luôn cao hơn so với doanh nghiệp khác. Xung quanh vấn đề đang được dư luận quan tâm này, phóng viên Thông tấn xã Việt Nam đã có cuộc trao đổi với bà Tống Thị Minh, Vụ trưởng Vụ Lao động-Tiền lương, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội.
- Thông thường, việc điều chỉnh lương tối thiểu sẽ được thực hiện vào ngày 1/1 hàng năm. Tuy nhiên, với Nghị định 70 vừa được Thủ tướng Chính phủ ký ban hành sẽ áp dụng việc tăng lương tối thiểu đối với các loại hình doanh nghiệp vào ngày 1/10 tới. Vậy đâu là cơ sở và lý do của việc tăng lương tối thiểu lần này?
Bà Tống Thị Minh: Theo quy định tại điều 56 của Bộ Luật Lao động, khi chỉ số giá sinh hoạt tăng cao làm cho tiền lương thực tế của người lao động bị giảm sút, Chính phủ sẽ có chính sách điều chỉnh lương tối thiểu để đảm bảo tiền lương thực tế cho người lao động.
Theo lộ trình của đề án điều chỉnh lương giai đoạn 2008-2012, chúng ta thực hiện điều chỉnh lương tối thiểu vào ngày 1/1 hàng năm. Tuy nhiên, trước tình hình biến động giá cả của những tháng cuối năm 2011, tại kỳ họp Chính phủ thường kỳ tháng 6/2011, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã trình Chính phủ phương án điều chỉnh mức lương tối thiểu. Theo phương án này chúng ta sẽ điều chỉnh mức lương tối thiểu sớm hơn một quý so với lộ trình và thay vì điều chỉnh từ tháng 1/1/2012 thì chúng ta điều chỉnh vào ngày 1/10/2011.
- Việc điều chỉnh mức lương tối thiểu trước lộ trình có gây khó khăn gì đối với các doanh nghiệp?
Bà Tống Thị Minh: Năm 2011, chúng ta đã thực hiện điều chỉnh mức lương tối thiểu vào ngày 1/1 và 1/7 và Chính phủ đã thực hiện điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng đối với 5 tỉnh khu vực phía Nam. Nếu thực hiện điều chỉnh mức lương tối thiểu vào 1/10 cũng sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp, nhất là đối với doanh nghiệp gia công trong khi đơn đặt hàng đã được ký kết từ trước. Tuy nhiên, đứng trước tình hình giá cả tăng cao chúng ta cần phải thực hiện điều chỉnh mức lương tối thiểu.
Tại Nghị quyết phiên họp tháng Sáu, Chính phủ cũng đặt ra vấn đề tuyên truyền để vận động các doanh nghiệp và cộng đồng xã hội ủng hộ chủ trương này. Nên khi Nghị định ban hành, chúng tôi hy vọng các doanh nghiệp và xã hội cùng chia sẻ khó khăn đối với người lao động trong bối cảnh lạm phát tăng cao.
- Nghị định 70 sẽ thống nhất mức lương tối thiểu giữa các loại hình doanh nghiệp, cụ thể là giữa doanh nghiệp trong nước và ngoài nước. Lý do vì sao như vậy, thưa bà?
Bà Tống Thị Minh: Khi xây dựng đề án cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và trợ cấp ưu đãi đối với người có công giai đoạn 2007-2012, chúng tôi đã xác định hàng năm phải điều chỉnh mức lương tối thiểu để đến 2012 thống nhất cùng sân chơi giữa các loại hình doanh nghiệp trong việc thực hiện điều chỉnh mức lương tối thiểu.
Giai đoạn từ 2008-2011, chúng ta đã 4 lần điều chỉnh mức lương tối thiểu cho nên năm nay cùng với đề án điều chỉnh sớm mức lương tối thiểu từ 1/1, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã trình Chính phủ thực hiện đúng lộ trình của đề án. Chúng ta thực hiện thống nhất điều chỉnh mức lương tối thiểu giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
- Việc điều chỉnh mức lương tối thiểu có ý nghĩa như thế nào, đối tượng lao động nào sẽ thực sự được hưởng lợi khi trên thực tế rất nhiều doanh nghiệp đã trả lương cho người lao động trên mức lương tối thiểu?
Bà Bà Tống Thị Minh: Phải khẳng định rằng mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất hay còn gọi là mức sàn do Chính phủ quy định để người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận mức lương của mình, nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu quy định.
Với ý nghĩa như vậy, có nghĩa là lương tối thiểu là công cụ của Nhà nước để bảo vệ lao động yếu thế khi tham gia vào thị trường lao động.
Khi điều chỉnh mức lương tối thiểu, điều này có nghĩa là chỉ có những lao động yếu thế, những người lao động có mức lương bấy lâu nay như mức lương sàn của mức lương tối thiểu sẽ phải điều chỉnh theo. Nhưng chúng tôi cũng đặt một vấn đề đây không phải là hưởng lợi bởi mức lương tối thiểu hoặc những người hưởng mức lương tối thiểu chỉ có ý nghĩa là bù đắp sự trượt giá sinh hoạt mà thôi.
- Trên thực tế, lương mà doanh nghiệp trả cho người lao động tại các thành phố lớn đã vượt xa con số 2 triệu đồng/tháng. Điều này sẽ tác động như thế nào tới doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động trong bối cảnh các doanh nghiệp đang phải chịu khó khăn do tác động của lạm phát tăng cao?
Bà Tống Thị Minh: Sau khi có nghị quyết của Chính phủ tại phiên họp tháng 6/2011, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã triển khai lấy ý kiến tại nhiều hội nghị đến các nhà đầu tư, doanh nghiệp, người sử dụng lao động, người lao động ở 3 vùng và các Hiệp hội các nhà đầu tư nước ngoài.Trên cơ sở những ý kiến đóng góp từ hai phía, Chính phủ đã thống nhất thực hiện điều chỉnh mức lương tối thiểu theo Nghị định 70.
Theo tính toán của chúng tôi, các doanh nghiệp có số lao động lớn đặc biệt doanh nghiệp thực hiện gia công cùng các doanh nghiệp vừa và nhỏ vùng 4, chi phí tăng lương của doanh nghiệp chiếm 1,8-2%. Đối với doanh nghiệp khác, điều chỉnh này không tác động đến doanh nghiệp. Điều đó cũng có nghĩa là mức lương tối thiểu mà Chính phủ ban hành cũng đã tính toán đến khả năng chi trả của doanh nghiệp trong bối cảnh yếu tố đầu vào đang tăng.
- Có lo ngại rằng việc điều chỉnh lương tối thiểu này còn khiến doanh nghiệp thu hẹp quy mô lao động. Bà đánh giá thế nào về vấn đề này?
Bà Tống Thị Minh: Chúng tôi đã lường tới bởi mức lương tối thiểu cũng có một số doanh nghiệp bấy lâu nay vẫn bám vào mức lương tối thiểu theo quy định của Nhà nước để thỏa thuận trong hợp đồng lao động. Mặc dù mức thực nhận cao hơn nhưng chỉ ghi mức lương trong hợp đồng bằng mức tối thiểu để giảm đóng bảo hiểm cho người lao động. Với mức tính toán này, những chi phí của doanh nghiệp sử dụng mức lương sàn thấp để đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động cũng tăng nhưng không đáng kể.
- Xin cảm ơn bà!
Đỗ Thảo Nguyên (TTXVN/Vietnam+)