Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết, diện tích cà phê cả nước sẽ được quy hoạch ổn định khoảng 450.000-500.000ha, chủ yếu ở khu vực Tây Nguyên, Đông Nam bộ và Bắc Trung bộ để tập trung đầu tư thâm canh, tăng năng lực sản xuất và tạo thuận lợi trong quản lý chất lượng cà phê.
Các địa phương sẽ từng bước trồng thay thế giống cũ, hoàn thiện các cơ sở nhân giống cây cà phê, đặc biệt là hệ thống vườn đầu dòng các giống đã được chọn lọc có năng suất, chất lượng tốt để kịp thời cung cấp giống trồng thay thế, cải tạo. Hiện tại, diện tích cà phê già cỗi cần cải tạo, trồng mới của Việt Nam chiếm khoảng 25% diện tích.
Cục Trồng trọt yêu cầu các cơ sở sản xuất, kinh doanh cà phê xuất khẩu thực hiện nghiêm việc phân loại, giám định chất lượng và có chứng chỉ theo tiêu chuẩn nhà nước, trước mắt áp dụng theo tiêu chuẩn Tiêu chuẩn Việt Nam 4193:2005.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần từng bước áp dụng Bộ nguyên tắc chung cho cộng đồng cà phê (4C) phát triển cà phê bền vững, gắn với vệ sinh an toàn thực phẩm.
Cục Trồng trọt cũng đề nghị Ủy ban Nhân dân các tỉnh trồng cà phê rà soát, điều chỉnh phát triển cà phê theo quy hoạch; quản lý và ngăn chặn tình trạng phát triển cà phê tự phát, hướng dẫn nông dân thâm canh, thu hoạch cà phê theo đúng kỹ thuật. Tổng Công ty Cà phê Việt Nam đầu tư phát triển công nghiệp chế biến, tăng cường xúc tiến thương mại để quảng bá cho thương hiệu cà phê Việt Nam.
Hiện tại, Cục Trồng trọt đã xây dựng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho cà phê tại Việt Nam, đồng thời tiếp tục đề xuất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Kế hoạch áp dụng tiêu chuẩn cà phê nhân xuất khẩu; kết hợp với các tổ chức quốc tế đào tạo người sản xuất và các thanh tra viên chuyên nghiệp để nâng cao chất lượng cà phê.
Đến nay, Việt Nam đã có khoảng hơn 2.000ha cà phê được chứng nhận đạt tiêu chuẩn cà phê 4C phục vụ xuất khẩu./.
Các địa phương sẽ từng bước trồng thay thế giống cũ, hoàn thiện các cơ sở nhân giống cây cà phê, đặc biệt là hệ thống vườn đầu dòng các giống đã được chọn lọc có năng suất, chất lượng tốt để kịp thời cung cấp giống trồng thay thế, cải tạo. Hiện tại, diện tích cà phê già cỗi cần cải tạo, trồng mới của Việt Nam chiếm khoảng 25% diện tích.
Cục Trồng trọt yêu cầu các cơ sở sản xuất, kinh doanh cà phê xuất khẩu thực hiện nghiêm việc phân loại, giám định chất lượng và có chứng chỉ theo tiêu chuẩn nhà nước, trước mắt áp dụng theo tiêu chuẩn Tiêu chuẩn Việt Nam 4193:2005.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần từng bước áp dụng Bộ nguyên tắc chung cho cộng đồng cà phê (4C) phát triển cà phê bền vững, gắn với vệ sinh an toàn thực phẩm.
Cục Trồng trọt cũng đề nghị Ủy ban Nhân dân các tỉnh trồng cà phê rà soát, điều chỉnh phát triển cà phê theo quy hoạch; quản lý và ngăn chặn tình trạng phát triển cà phê tự phát, hướng dẫn nông dân thâm canh, thu hoạch cà phê theo đúng kỹ thuật. Tổng Công ty Cà phê Việt Nam đầu tư phát triển công nghiệp chế biến, tăng cường xúc tiến thương mại để quảng bá cho thương hiệu cà phê Việt Nam.
Hiện tại, Cục Trồng trọt đã xây dựng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho cà phê tại Việt Nam, đồng thời tiếp tục đề xuất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Kế hoạch áp dụng tiêu chuẩn cà phê nhân xuất khẩu; kết hợp với các tổ chức quốc tế đào tạo người sản xuất và các thanh tra viên chuyên nghiệp để nâng cao chất lượng cà phê.
Đến nay, Việt Nam đã có khoảng hơn 2.000ha cà phê được chứng nhận đạt tiêu chuẩn cà phê 4C phục vụ xuất khẩu./.
Hoàng Tùng (Vietnam+)